Ung thư vú bộ ba âm tính là gì? Dấu hiệu và Phương pháp điều trị

Ung thư vú nào cũng nguy hiểm, nhưng ung thư vú bộ ba âm tính còn nguy hiểm và đáng lo ngại hơn các loại khác. Phát hiện bệnh càng sớm thì tỉ lệ chữa thành công càng cao, nhất là ở những giai đoạn sớm.

Ung thư vú bộ ba âm tính có dấu hiệu gì?

ung thư vú bộ ba âm tính

Với bất cứ loại ung thư nào ta cũng không nên mang tâm lý chủ quan, lơ là về những dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt với ung thư vú bộ ba âm tính (Triple-Negative Breast Cancer – TNBC), được chỉ ra là nguy hiểm và đáng lo ngại hơn so với những loại ung thư khác. Phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, thời cơ vàng chữa bệnh chính là ở giai đoạn đầu.

Ung thư vú bộ ba âm tính cũng có những dấu hiệu như đại đa số các loại ung thư vú khác:

  • Khối u xuất hiện ở vú nhưng không gây đau
  • Gây ngứa, phát ban kéo dài quanh núm vú
  • Núm vú chảy máu hoặc tiết dịch bất thường
  • Vùng da trên vú: sưng, dày lên bất thường hoặc sần vỏ cam, nhăn nheo
  • Núm vú bị lõm hoặc tụt vào trong

Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu này, người bệnh cần lập tức thăm khám ở các cơ sở y tế để có được những chẩn đoán về bệnh sớm nhất.

Đặc điểm

đặc điểm của ung thư vú bộ ba âm tính

Mỗi loại ung thư vú lại có những đặc điểm khác nhau, ung thư vú bộ ba âm tính cũng vậy.

  • Các nghiên cứu về ức chế EGFR (thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô) đã được đề xuất mang lại nhiều kết quả hỗn hợp. Các tác nhân mới thú vị hơn như các chất ức chế poly (ADP-ribose) polymerase (PARP) đã được đánh giá là có vẻ hoạt động tốt hơn cho phân nhóm liên quan đến các chất mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2.
  • Phụ nữ trẻ có nguy cơ mắc cao hơn, nó có thể do khả năng biểu hiện gen BRCA1 ở người trẻ thường cao hơn các độ tuổi khác.
  • So với phụ nữ Châu Á thì phụ nữ gốc Phi hoặc đến từ các nước như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có tỉ lệ mắc ung thư vú bộ ba âm tính cao hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính gen di truyền BRCA1 là tác nhân gây nên bệnh.
  • Phân nhóm ung thư này chiếm tỷ lệ phần trăm các ca tử vong không cân xứng so với các dạng ung thư vú còn lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ung thư tái phát có xu hướng xảy ra trong vòng 5 năm đầu tiên sau khi người bệnh được chẩn đoán mắc TNBC.
  • Bên cạnh đó để có thể ngăn ngừa những tế bào ung thư tái phát thì các nhà khoa học đã đề ra phương pháp hóa trị bổ trợ (liệu pháp dành cho bệnh nhân sau khi đã phẫu thuật). Tuy chỉ được dùng sau phẫu thuật nhưng nó lại rất quan trọng, đặc biệt đối với bệnh nhân thuộc phân nhóm TNBC giống như những bệnh nhân mắc ung thư vú bộ ba âm tính. Các lựa chọn sử dụng liệu pháp nội tiết (hormonal) hay liệu pháp hướng Her2 như Herceptin không có tác dụng.
  • Nhưng có một thông tin khá buồn chính là ung thư vú bộ ba âm tính có tỷ lệ tái phát cao hơn các loại ung thư vú khác như ung thư vú dương tính hormone hay ung thư vú ER dương tính. Tỷ lệ ca tử vong do ung thư vú bộ ba âm tính cũng không cân xứng như những loại ung thư vú khác. Các nghiên cứu đã cho thấy 5 năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có khả năng tái phát.
  • Trong giai đoạn đầu của ung thư vú bộ ba âm tính, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng phương pháp phẫu thuật. Đây có thể coi là giải pháp ưu việt nhất, phù hợp với đại đa số bệnh nhân. Những cuộc phẫu thuật này sẽ còn được sử dụng kết hợp cùng liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị. Tùy mức độ nặng nhẹ, khả năng phản ứng thuốc mà các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện những liệu pháp phù hợp.  
  • Cũng như những loại ung thư khác, ung thư vú bộ ba âm tính cũng có khả năng di căn và lây lan tương tự. Tuy nhiên, thời gian tái phát và tử vong do loại ung thư này lại ngắn hơn những loại ung thư kia. Đây là lý do khiến ung thư vú bộ ba âm tính được coi là một trong những loại ung thư vú tăng triển (aggressive breast cancer). Minh chứng khoa học đã chỉ ra, loại bệnh này có thể di căn sang não nhanh và cao hơn đại đa số những loại ung thư vú còn lại.
  • Các phương pháp để xác định chính xác những dấu hiệu của ung thư vú bộ ba âm tính vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Với phân nhóm TNBC, cách xác định có thể bao gồm một số loại khối u mô học. Việc xếp loại các khối u thuộc phân nhóm TNBC sẽ dựa trên xét nghiệm âm tính với ER, PR và Her2 không có nghĩa là các khối u này đều giống nhau. Bên cạnh đó những xét nghiệm với thụ thể hormone và Her2 vẫn rất cần thiết. Nếu như thực hiện các xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm thiếu uy tín, không đạt đủ trình độ khoa học, y tế sẽ dẫn đến những kết quả sai lệch đáng tiếc. Lấy ví dụ, nếu xét nghiệm sai bất ngờ số ca mắc phải TNBC sẽ cao bất thường so với thực tế. Ung thư vú có biểu hiện gen tương tự như các tế bào nền (basal-like) cũng cho kết quả âm tính cấp độ ba nhưng có các chỉ số cụ thể như CK 5/6 và trạng thái EGFR rất khác biệt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu điều trị cho ung thư vú bộ ba âm tính có xu hướng khám phá cách điều trị cho toàn bộ nhóm TNBC.
  • Các loại thuốc dùng để điều trị hóa trị hiện tại cho bệnh âm tính cấp độ ba có thể là: anthracycline (như adrciamycin, epirubicin), taxanes (như paclitaxel, docetaxel), ixabepilone, hợp chất platinum (cisplatin và carboplatin) và eribulin (Halavan). Bệnh nhân mắc ung thư vú bộ ba âm tính có khả năng phản ứng tốt với hóa trị nhưng một số phản ứng diễn ra trong thời gian ngắn hơn các phân nhóm ung thư vú khác.

Đây đều là những thông tin, sự thật mà bệnh nhân nào cũng cần biết để có thể sớm thích nghi với bệnh, hiểu rõ cơ thể mình và điều trị tốt nhất với các y bác sĩ.

Các phương pháp điều trị ung thư vú bộ ba âm tính

Do bệnh còn mới nên hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu ra liệu pháp chữa trị ung thư vú bộ ba âm tính hiệu quả nhất. Trong đó, các phương pháp sử dụng phổ biến nhất chính là:

  • Phẫu thuật: cắt bỏ khối u hoặc toàn bộ vú
  • Hóa trị: sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
  • Xạ trị: sử dụng các tia phóng xạ để loại bỏ các tế bào ung thư, là tập hợp các tia photon, gamma, photon, beta,…

Có một số phương pháp điều trị mới đã được tìm ra như liệu pháp miễn dịch. Các kết quả từ Phase III thử nghiệm, KEYNOTE-522 cho thấy pembrolizumab (keytruda) cùng với hóa trị có tỉ lệ đáp ứng tốt hơn đối với ung thư vú bộ ba âm tính giai đoạn sớm. Hiệu quả đáp ứng ổn định 14% trong điều trị là con số ấn tượng với bệnh nhân mắc ung thư.

Ung thư vú bộ ba âm tính có di truyền không?

di truyền gen

Đây chính là câu hỏi chung của nhiều người đặc biệt là những gia đình có người thân mắc ung thư vú bộ ba âm tính. Cả nữ giới và nam giới đều có bộ gen BRCA1 và BRCA2 – gen giúp ngăn ngừa việc phát triển tế bào ung thư. Nếu gen này bị đột biến, nguy cơ mắc ung thư vú đặc biệt là ung thư vú bộ ba âm tính sẽ cao hơn.

Xem thêm: Dịch vụ Xét Nghiệm Gen Ung Thư Vú BRCA1 và BRCA2 tại Chek Genomics

Một đột biến BRCA1 được biết làm tăng nguy cơ của các ung thư vú bộ ba âm tính. Vì thế, nên có những xét nghiệm di truyền trong trường hợp gia đình có bệnh nhân mắc ung thư. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về ung thư di truyền thì bạn nên tìm hiểu về 2 loại gen BRCA1 và BRCA2.

Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về ung thư vú bộ ba âm tính. Từ đó, bạn có thể xây dựng được cho mình chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục phù hợp để loại trừ mầm bệnh ra khỏi cơ thể.

Theo dõi Chek hàng ngày để cập nhật thông tin sức khỏe bổ ích bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *