Ung thư cổ tử cung là gì? Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách xét nghiệm

Ung thư cổ tử cung được cho là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay, là một trong 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO)[1] tại Việt Nam, hằng năm ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có đến 20 trường hợp mắc bệnh bệnh và 11 trường hợp tử vong tại Việt Nam.

ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào bất thường xuất hiện và phát triển ở cổ tử cung. Dần dần theo thời gian, nó sẽ tạo thành khối u và mở rộng nhanh chóng. Khối u này sẽ mở rộng phạm vi, ban đầu là ở cổ tử cung, sau đó di căn sang các bộ phận khác.

Triệu chứng

triệu chứng ung thư cổ tử cung

Các triệu chứng ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Âm đạo máu chảy bất thường.
  • Dịch âm đạo có màu hoặc mùi khác thường.
  • Quan hệ tình dục gây đau.
  • Đau ở lưng dưới, bụng dưới hoặc xương chậu  
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, rong kinh.

Những triệu chứng này khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau gây ra. Những triệu chứng này không đại biểu là bạn mắc bệnh. Nhưng việc thăm khám và tầm soát là điều nên làm. Vì việc phát hiện sớm bạn mắc bệnh sẽ giúp việc điều trị có nhiều khả năng thành công hơn.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Một vài dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh:

  • Mệt mỏi liên tục
  • Đau chân
  • Đi tiểu liên tục
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Khó chịu khi đi tiểu (khi ung thư đã lan đến trực tràng, bàng quang
  • Thiếu máu

Thăm khám ngay cơ sở bệnh viện gần nhất, tầm soát bệnh thường xuyên để có thể gia tăng tỷ lệ sống sót.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, trong đó, các nguyên nhân chính phải kể đến như:

  • Gần như tất cả các trường hợp mắc bệnh đều do nhiễm một số loại vi rút u nhú ở người (Human Pallioma Virus-HPV).
  • Ngoài ra, phụ nữ càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh này sẽ càng cao.
  • Bệnh nhân có tiền sử mang thai lúc quá trẻ hoặc sinh con nhiều lần.
  • Người bệnh thừa cân, béo phì hoặc dùng các sản phẩm liên quan đến việc tránh thai quá sớm trong thời gian dài.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Bệnh được phân biệt theo giai đoạn từ 1 đến 4. Bài viết sử dụng hệ thống phân giai đoạn của FIGO (Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế) 

  • Giai đoạn 1: Ung thư chỉ ở cổ tử cung. Nó không lây lan sang các mô xung quanh, các cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn 2: Ung thư đã lây lan theo một con đường nhỏ bên ngoài cổ tử cung, lan vào đầu âm đạo và mô
  • Giai đoạn 3: Ung thư có thể đã lan vào phần dưới của âm đạo, thành chậu hoặc các hạch bạch huyết. Nó cũng có thể khiến thận bị sưng (thận ứ nước).  Nhưng nó không lan đến các cơ quan xa hơn.
  • Giai đoạn 4 (di căn): Ung thư đã lan đến bàng quang và trực tràng. Sau đó lan đến các cơ quan xa hơn như phổi, gan hoặc xương.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng cách nào

Các phương pháp sàng lọc bệnh gồm: xét nghiệm HPV DNA, phết tế bào âm đạo – cổ tử cung (Pap’s smear), quan sát cổ tử cung bằng mắt thường. Các nhóm có nguy cơ mắc ở phần sàng lọc sẽ được soi cổ tử cung – sinh thiết để chẩn đoán.

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này, thường bệnh nhân cần phải xét nghiệm thêm để xác định giai đoạn lâm sàng bao gồm kích thước khối u và mức độ lây lan của nó. Những xét nghiệm này có thể bao gồm: xét nghiệm máu; chụp CT, chụp PET hoặc chụp X-quang ngực, khám bên trong âm đạo và cổ tử cung,…

Lúc này cần làm Xét nghiệm sinh thiết lỏng để phát hiện sớm ung thư

Hỏi-Đáp

Bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Thật khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi mắc bệnh này thì sẽ sống được bao lâu vì điều này còn dựa vào nhiều yếu tố như độ tuổi, phát hiện bệnh ở giai đoạn nào, phác đồ điều trị,…

Tuy nhiên việc phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn 1 hoặc 2 cùng phác đồ điều trị tốt và tình trạng sức khỏe ổn định sẽ gia tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. 

18 tuổi có bị ung thư cổ tử cung không?
Lứa tuổi mắc phải bệnh này nhiều nhất là từ 20 – 45 tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ lứa tuổi nào cũng có thể mắc các bệnh phụ khoa. Đặc biệt là trong những năm gần đây, lứa tuổi mắc ung thư dần dần “trẻ hóa” nên việc mắc bệnh này vào 18 tuổi là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ung thư cổ tử cung có chết không?
Theo thống kê của GLOBOCAN (2020), bệnh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 340.000 phụ nữ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, số ca mắc mới là khoảng 4.000 ca và gần 2.200 người bệnh tử vong. Từ những con số về tỷ lệ tử vong ở trên đây, ta có thể thấy việc tử vong do bệnh này là hoàn toàn có thể xảy ra.
Siêu âm có phát hiện ung thư cổ tử cung không?

Có phát hiện ra bệnh bằng siêu âm hay không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ. Siêu âm cổ tử cung hiện nay hoàn toàn có thể phát hiện ra bệnh.  Ngoài ra, phương pháp siêu âm cổ tử cung cũng chỉ ra độ sâu, kích thước hay các tế bào bất thường ở bên trong tử cung.

Bên cạnh đó, nhờ vào kết quả chẩn đoán từ siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá được những nguyên nhân gây ra một số triệu chứng rong kinh hay vô sinh, sảy thai,…

Siêu âm ổ bụng có phát hiện ung thư cổ tử cung không?

Siêu âm ổ bụng hoàn toàn có thể giúp phát hiện và chẩn đoán người bệnh có mắc bệnh này hay không.

Siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không?

Siêu âm đầu dò là một kỹ thuật hiện đại, tân tiến và có khả năng tầm soát, phát hiện ung thư này. Kết quả siêu âm đầu dò bao gồm hình dạng tử cung bất thường, các mô sẹo bên trọng, niêm mạc tử cung có vấn đề, tình trạng đóng/mở của vòi dẫn trứng cho thấy người bệnh đã mắc bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *