Gen EGFR nằm trên NST số 7 có chức năng cung cấp hướng dẫn để tạo ra một protein thụ thể được gọi là yếu tố tăng trưởng biểu bì. Yếu tố tăng trưởng biểu bì kéo dài qua màng tế bào để cho một đầu của protein vẫn nằm trong tế bào, đầu còn lại sẽ nằm ở bề mặt bên ngoài của tế bào.
Vị trí này giúp cho thụ thể có thể gắn với các protein khác ở bên ngoài tế bào, được gọi chung là ligand. Từ đó giúp cho việc nhận các tín hiệu giúp cho tế bào có thể phản ứng được với môi trường bên ngoài. Các ligand và thụ thể sẽ kết hợp với nhau chặt chẽ.
Khái niệm và chức năng của gen EGFR
Gen EGFR là gì?
Gen EGFR là loại gen nằm trên nhiễm sắc thể số 7. Gen gồm 30 exome, có chức năng là quy định tổng hợp protein EGFR. Protein Epidermal Growth Factor Receptor viết tắt là protein EGFR. Ngoài ra còn có các tên gọi khác ErbB1, HER1. Loại protein này là một protein thụ thể xuyên màng có chức năng tiếp nhận các thông tin từ các yếu tố tăng trưởng để kích thích sự tăng trưởng của tế bào, phân chia và biệt hóa tế bào.
Protein EGFR gồm có 3 vùng:
- Vùng phía ngoài tế bào giúp tiếp nhận các kích thích xuất hiện từ yếu tố tăng trưởng.
- Vùng xuyên màng và vùng nội màng có chứa vùng tyrosine kinase để tiếp nhận các kích thích giúp quý trình phosphoryl hóa được thức hiện. Đồng thời giúp kích thích một loạt các phản ứng giúp tế bào tăng sinh và phát triển. Quá trình được diễn ra bởi sự kiểm soát chặt chẽ trong các tế bào không biến đổi.
Chức năng của gen EGFR
Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì liên kết với ít nhất là 7 ligand khác nhau trong tế bào. Sự liên kết của ligand với thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì sẽ cho phép thụ thể này được gắn vào một protein thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì dimerize. Từ đó sẽ làm kích hoạt phức hợp thụ thể. Kết quả của quá trình này là các con đường truyền tín hiệu trong tế bào sẽ được kích hoạt nhằm thúc đẩy sự phát triển và phân chia tế bào.
Có hai dạng phân chia tế bào là nguyên phân và giảm phân. Việc phân chia tế bào có nghĩa là nói đến quá trình nguyên phân. Quá trình này sẽ tạo ra một tế bào mới trong cơ thể. Giảm phân là quá trình phân chia tế bào tại thời điểm các tế bào được tạo ra như tế bào trứng và tế bào tinh trùng mới.
Đột biến gen EGFR là gì?
Đột biến gen EGFR còn có tên gọi đầy đủ là Epidermal growth factor receptor. Khi có quá nhiều thụ thể gây ra bởi đột biến như trong ung thư các tế bào sẽ phát triển và phân chia không kiểm soát. Loại gen này là một loại đột biến thường gặp ở những bệnh nhân ung thư phổi và ung thư đường mật.
Đột biến gen EGFR còn có các tên gọi khác như protein ức chế tăng trưởng tế bào 40, protein gây tăng sinh tế bào 61, thụ thể erb – b2 tyrosine kinase 1, ERBB, ERBB 1, HER 1, mENA, NISBH 2, PIG61, proto – oncogene c-ERBb – 1, thụ thể tyrosine – protein kinase erbB – 1.
Theo thống kê được ghi lại thì có đến 50% người Châu Á bị mắc bệnh ung thư phổi do xuất hiện đột biến gen EGFR. Ngoài nguyên nhân mắc bệnh do chủng tộc thì đột biến gen EGFR còn xuất hiện tại người ung thư phổi là nữ với tỷ lệ cao. Những người không hút thuốc lá và có mô học là ung thư biểu mô tuyến cũng có tỷ lệ không nhỏ.
Đột biến gen EGFR gây bệnh gì?
Đột biến gen EGFR là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ung thư phổi và bệnh ung thư đường mật ở người. Dưới đây mối liên hệ giữa đột biến gen EGFR và hai loại ung thư trên:
Ung thư phổi
Có ít nhất 8 loại đột biến gen EGFR liên quan đến ung thư phổi ở người. Ung thư phổi là căn bệnh mà trong đó xuất hiện các tế bào phổi phát triển bất thường và nhân lên không kiểm soát. Sự phát triển không kiểm soát sẽ tạo thành một khối u trong phổi.
Người bệnh bị ung thư phổi sẽ gặp phải các dấu hiệu hoặc triệu chứng trong giai đoạn đầu do bệnh gây ra. Gần như tất cả các đột biến gen EGFR đều là đột biến soma. Loại đột biến này không di truyền mà nó chỉ xuất hiện trong các tế bào ung thư trong cơ thể.
Gen TP53 cung cấp hướng dẫn để tạo ra một protein được gọi là protein 53. Protein 53 nằm trong nhân tế bào được liên kết trực tiếp với ADN. Khi xuất hiện hư hỏng ADN, protein p53 sẽ giúp xác định liệu ADN đã hư hỏng có thể được sửa chữa không hay tế bào sẽ tự hủy. Khi protein bị thay đổi không thể điều chỉnh được sự tăng sinh tế bào hiệu quả hoặc ADN bị tổn thương tích tụ trong tế bào sẽ khiến cho ADN bị lỗi và tiếp tục phân chia mất kiểm soát làm hình thành các khối u.
Đột biến soma trên gen EGFR thường xảy ra phổ biến nhất trong một loại ung thư phổi, được gọi là ung thư biểu mô tuyến. Những đột biến chủ yếu được phát hiện ở những người mắc bệnh không có tiền sử hút thuốc trước đó. Đột biến gen EGFR soma xuất hiện với tỷ lệ cao ở người châu Á, với tỷ lệ bệnh nhân người châu Á mắc bệnh lên đến 30 – 40%. Người da trắng chỉ chiếm từ 10 – 15% trong tỉ lệ nêu trên.
Hầu như các đột biến gen EGFR đều có liên quan đến bệnh ung thư phổi. Các đột biến có thể bao gồm xóa vật liệu di truyền trong vùng exon 19 hoặc thay đổi các nucleotide trong vùng exon 21. Khi gen EGFR đột biến sẽ tạo ra một protein thụ thể hoạt động liên tục cả khi nó không được liên kết với ligand.
Kết quả của đột biến là các các tế bào sẽ liên tục nhận được các tín hiệu phân chia dẫn đến các khối u được hình thành. Khi đột biến xảy ra trong các tế bào phổi thì các tế bào ung thư phổi sẽ phát triển. Các yếu tố do di truyền, môi trường hay do lối sống đều là một trong những nguyên nhân góp phần vào nguy cơ gây bệnh ung thư của con người.
Ung thư đường mật
Ung thư đường mật xảy ra khi có sự tích tụ đột biến gen EGFR kiểm soát phân chia tế bào. Khi các tế bào phát triển và phân chia mất kiểm soát sẽ hình thành khối u trong đường mật. Những thay đổi do di truyền của người bệnh sẽ theo họ đến suốt đời và làm phát sinh khối u trong tế bào ống mật.
Đột biến soma là đột biến không di truyền. Loại đột biến này xuất hiện ở nhiều gen khác nhau và được tìm thấy trong ung thư biểu mô đường mật. Một số gen sẽ có vai trò trong việc gây ức chế khối u. Vì vậy mà đột biến gen hoặc loại bỏ các gen ức chế khối u là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư. Khi xác định được đột biến soma trong ung thư đường mật sẽ cung cấp được thêm các thông tin về tốc độ phát triển và lây lan ung thư. Từ đó có thể đưa ra được các phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Ngoài ra sự xuất hiện của gen sinh ung thư cũng liên quan đến ung thư đường mật. Khi gặp các kích hoạt bất thường chúng cũng có khả năng khiến cho các tế bào bình thường trở thành các tế bào ung thư trong đường mật.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, một số gen bị biến thể có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư đường mật. Các đột biến này được phân loại là đột biến dòng mầm. Các đột biến này về cơ bản đều có trong tất cả các tế bào của cơ thể. Nhưng chưa có thay đổi di truyền nào được tìm thấy chúng là yếu tố gây ra bệnh.
Lời kết
Kiểm tra sự xuất hiện của đột biến gen EGFR trong DNA của các tế bào ung thư giúp cho bác sĩ chẩn đoán được chính xác bệnh nhân ung thư tế bào không nhỏ có đáp ứng được liệu pháp điều trị hay không. Phát hiện các đột biến gen cụ thể dẫn đến sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ung thư.
Bài viết trên đã nêu được chi tiết những thông tin về đột biến gen EGFR. Hy vọng bạn có thể hiểu rõ và nắm được những dấu hiệu và triệu chứng của đột biến để có thể phát hiện và điều trị mang lại kết quả tốt nhất.
Nguồn tham khảo
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/gene/1956
- https://omim.org/entry/131550
- https://medlineplus.gov/genetics/gene/egfr/