Bạn có biết Vai trò của hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu đối với nguy cơ tái phát ung thư? Ưu nhược điểm của biện pháp hóa trị trong giai đoạn sớm này là gì? Cùng CHEK Genomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hóa trị từ lâu đã không phải là phương pháp xa lạ với người bệnh ung thư. Hóa trị có thể coi là phương pháp tân tiến và hiện đại nhất hiện nay để có thể ngăn chặn khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư cũng như khả năng phát triển của nó.
Ung thư vú giai đoạn đầu cũng cần đến quá trình này bởi hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu có ý nghĩa quan trọng để chữa khỏi ung thư vú giai đoạn đầu. Nhờ có nó mà ung thư vú giai đoạn sớm có khả năng chữa khỏi lên tới 98%
Hóa trị trong ung thư là gì?
Hóa trị là phương pháp điều trị để ức chế, loại bỏ tế bào ung thư phổ biến. Phương pháp này bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc để làm giảm, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát. Bên cạnh đó, để điều trị hiệu quả ung thư cho bệnh nhân, các chuyên gia cũng sử dụng những phương pháp khác. Ví dụ như bệnh nhân có thể dùng thuốc theo 2 cách: uống trực tiếp hoặc truyền tĩnh mạch.
Hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu có thể hiểu đơn giản là phương pháp dùng hóa trị để điều trị:
- Ung thư vú giai đoạn sớm: xóa bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật hoặc giảm thiểu nguy cơ tái phát ung thư.
- Ung thư vú di căn: tiêu diệt tế bào ung thư ở nhiều nơi khác nhau.
Để các bác sĩ có thể đưa ra được kế hoạch và phương pháp điều trị ung thư vú nó còn phụ thuộc vào: loại ung thư, loại thuốc được dùng, mục tiêu điều trị và khả năng đáp ứng của khối u. Các chị em khi đã tham gia phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú giai đoạn đầu thường lo lắng rằng ung thư sẽ tái phát. Hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu có thể làm giảm khả năng tái phát. Nhưng điều trị này không phải lúc nào cũng là một lựa chọn phù hợp vì những nhược điểm đôi khi lại lớn hơn những ưu điểm.
Vai trò của hóa trị đối với nguy cơ tái phát ung thư vú
Cách xác định nguy cơ tái phát ung thư vú
Dù ung thư vú giai đoạn sớm có khả năng chữa khỏi lên tới 98% nhưng các chứng minh của khoa học đã cho thấy rằng ung thư vú hoàn toàn có thể tái phát. Chị em vì thế dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn thường hay lo lắng về vấn đề này.
Tuy vậy, tùy vào cơ địa của mỗi người mà nguy cơ tái phát ung thư vú cũng khác nhau. Vì thế phương pháp hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu lúc này cũng lại có những tác dụng khác nhau với người bệnh.
Vậy làm thế nào để các bác sĩ có thể xác định được nguy cơ tái phát của ung thư vú mà sử dụng liệu lượng hóa trị phù hợp? Điều ấy dựa trên những tiêu chí cơ bản như sau
- Sự tham gia của các hạch bạch huyết: tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết hay chưa và số lượng của nó là bao nhiêu ?
- Hormone có nhạy cảm hay không: Khối u có các thụ thể đối với hormon như estrogen và progesterone (ung thư vú dương tính với thụ thể hormone) không?
- Độ khác biệt: Tế bào khối u đã xuất hiện khác với tế bào vú bình thường như thế nào?, các phim chụp đã cho thấy kết quả của khối u lành tính hay không?
- Kích thước của khối ung thư vú: chiều dài của khối ung thư vú, nó đã lớn như thế nào?
- Tốc độ phát triển của khối u: Các tế bào khối u phát triển nhanh như thế nào (chỉ số Ki67) Các yếu tố tăng trưởng: Khối u có nhiều thụ thể đối với các yếu tố tăng trưởng nhất định (HER2 / neu) không?
- Độ tuổi: người mắc bệnh ở độ tuổi thanh niên – trung niên, phụ nữ liệu đã đến độ tuổi mãn kinh hay chưa?
Khi có câu trả lời dành cho tất cả tiêu chí này ta có thể xác định chính xác nguy cơ tái phát của ung thư vú. Điều này cũng là một gợi ý để các bác sĩ, chuyên gia đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, sử dụng phương pháp hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu hiệu quả nhất.
Hiện nay, người ta chia nguy cơ tái phát ung thư vú thành ba loại là nguy cơ tái phát thấp, nguy cơ tái phát vừa và nguy cơ tái phát cao.
Vai trò của hóa trị với nguy cơ tái phát ung thư vú thấp
Để định nghĩa nguy cơ tái phát thấp thì nó dựa vào những con số mà đã được chứng minh một cách khoa học. Một số chuyên gia gọi đó là “nguy cơ tái phát thấp” nếu ung thư tái phát ở ít hơn 5 trong số 100 phụ nữ có nguy cơ đó trong vòng 10 năm. Những người khác coi ngưỡng là 10 trên 100 phụ nữ.
Và chị em phụ nữ nếu có nguy cơ tái phát thấp thường được khuyên không nên sử dụng hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu. Bởi mặc dù hóa trị làm giảm một chút nguy cơ ung thư tái phát của họ, nhưng các bác sĩ cho rằng các tác dụng phụ của nó lại có thể nhiều hơn những ưu điểm mà hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu mang lại với những chị em có nguy cơ tái phát ung thư thấp.
Vai trò của hóa trị với nguy cơ tái phát ung thư vú cao
Với những chị em có nguy cơ tái phát cao sẽ được các bác sĩ khuyên sử dụng phương pháp hóa trị này. Phương pháp điều trị này sẽ làm giảm đáng kể khả năng ung thư quay trở lại của họ. Các chuyên gia y tế nhận định những ưu điểm của hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu sẽ nhiều hơn những bất lợi mà nó có thể đem lại.
Nhiều bác sĩ khuyến nghị hóa trị nếu có nhiều hơn 15 trong số 100 phụ nữ có nguy cơ tái phát bị ung thư vú lần nữa trong thời gian 10 năm. Con số ấy có thể đạt tới ngưỡng là 20 trên 100 phụ nữ.
Vai trò của hóa trị với nguy cơ tái phát ung thư vú vừa
Nguy cơ tái phát vừa nghĩa là khi một số phụ nữ không có nguy cơ tái phát cao hoặc thấp rõ ràng. Nguy cơ mắc lại bệnh ung thư vú của họ không được xác định một cách rõ ràng. Đây được coi là nguy cơ tái phát ung thư vừa.
Chị em phụ nữ có nguy cơ tái phát trung bình thường đặc biệt khó quyết định có nên hóa trị hay không. Bởi có hai lý do chính:
- Ưu và nhược điểm của hóa trị gần như có thể ngang bằng nhau: chị em phải trả lời được câu hỏi rằng bạn không muốn đón nhận những tác dụng phụ của hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu mang lại. Hay bạn đặt việc chữa khỏi bệnh lên hàng đầu ?
- Tuy vậy, ngay cả khi không hóa trị, ung thư sẽ chỉ tái phát ở một số ít phụ nữ. Vì thế có thể sẽ xảy ra trường hợp chị em người phụ nữ sẽ phải trải qua cuộc điều trị đau khổ này mà không có mục đích gì cả.
Như vậy có thể thấy hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu sẽ được yêu cầu sử dụng ở từng đối tượng, không phải ai cũng được khuyến khích sử dụng phương pháp này bởi nó có cả ưu điểm và những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tương lai của người bệnh
Ưu nhược điểm của hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu
Như đã nhắc đến ở trên, hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
Hóa trị có khả năng giảm nguy cơ tái phát (khả năng bị ung thư vú trở lại) trung bình khoảng 1/3. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với một người sẽ phụ thuộc vào mức độ nguy cơ tái phát của người ấy, đây là những điều đã được giải thích rõ ràng ở trên với 3 mức độ khác nhau của nguy cơ tái phát.
Nhược điểm
Hóa trị có thể khó giải quyết về mặt tâm lý nhưng cũng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Nó cũng có thể có nhiều tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ của hóa trị sẽ phụ thuộc vào loại thuốc chính xác được sử dụng và bao nhiêu chu kỳ điều trị của hóa trị. Nhìn chung, tác dụng phụ của hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu có thể được chia thành ba loại:
- Tác dụng phụ thường gặp nhưng không nguy hiểm đến tính mạng: tác dụng phụ điển hình của hóa trị nói chung như buồn nôn, rụng tóc và kiệt sức. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà thời gian kéo dài của các tác dụng này cũng sẽ khác nhau.
- Các tác dụng phụ có thể đe dọa tính mạng: Đã có con số thống kê rằng khoảng 10 trong số 100 phụ nữ phải đến bệnh viện hoặc phòng cấp cứu trong vòng một năm do hóa trị liệu của họ. Điều này thường là do hóa trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ đến mức cơ thể của họ thậm chí không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng thường là vô hại. Nếu các triệu chứng điển hình đặc biệt nghiêm trọng, chúng cũng có thể đe dọa đến tính mạng (ví dụ, buồn nôn hoặc nôn rất nhiều).
- Tác dụng phụ sau khi hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu kết thúc: hầu như không có bất kỳ nghiên cứu nào về mức độ phổ biến của những loại tác dụng phụ này. Các biến chứng nghiêm trọng sau hóa trị hiếm gặp, nhưng có thể đặc biệt nghiêm trọng.
- Tổn thương dây thần kinh, hội chứng tay chân, rối loạn chức năng não, nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi có thể coi là những ví dụ tiêu biểu nhất.
- Bên cạnh đó, chị em có thể mắc rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến các vấn đề sinh sản: điều này diễn ra phổ biến ở hóa trị ung thư vú, đặc biệt với phụ nữ trẻ tuổi. Tình trạng mãn kinh sớm và vô sinh có thể xảy ra trong một khoảng thời gian, hoặc vĩnh viễn. Mang thai trong quá trình này con sẽ bị dị tật nên các bác sĩ sẽ không cho phép bệnh nhân mang thai. Sau này khi kết thúc liệu trình, người mẹ có thể thực hiện thiên chức cao cả của mình.
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến của chị em phụ nữ, với tỉ lệ 43 người mắc ung thư vú trên 100.000 dân. Hiện nay số ca mắc vẫn đang tăng lên hàng năm, độ tuổi mắc bệnh cũng ngày càng trẻ hóa.
Vì thế người ta đang ngày càng quan tâm đến các phương pháp hóa trị. Hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự phát triển, tái phát của các tế bào ung thư. Song, nó vẫn tồn tại những khuyết điểm khiến chị em phải cân nhắc khi sử dụng phương pháp này.
Để đánh giá nguy cơ tái phát, bệnh nhân cần làm xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thu được để đưa ra phương án phù hợp nhất. CHEK Genomics là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm gen và tư vấn di truyền, ngoài xét nghiệm cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant 360, tầm soát ung thư di truyền, sàng lọc người mang gen lặn, sàng lọc sơ sinh,…Liên hệ ngay để được tư vấn.