Tháng 10 hồng được thế giới lựa chọn là tháng để nâng cao nhận thức của chị em phụ nữ, gây quỹ nghiên cứu, phòng ngừa, hỗ trợ và điều trị ung thư vú. Đồng thời đây cũng là tháng để lan tỏa tình yêu thương, truyền cảm hứng quan tâm bản thân tới phái đẹp trên toàn địa cầu.
Các hoạt động, chiến dịch sức khỏe được các tổ chức thiện nguyện về Ung thư vú lớn tổ chức thường niên mỗi năm vào dịp tháng 10. Vậy cụ thể tháng 10 hồng là gì? Ung thư vú là căn bệnh như thế nào mà chiếm được nhiều sự quan tâm đến vậy? Hãy cùng CHEK Genomics tìm câu trả lời ngay trong những chia sẻ dưới đây nhé!
Tháng 10 hồng là gì?
Phụ nữ đôi khi bỏ quên việc quan tâm bản thân mình bởi muôn nỗi lo toan, sự vất vả trong cuộc sống. Hàng năm, vào tháng 10 hồng, chị em lại được truyền cảm hứng yêu bản thân mạnh mẽ nhờ vào những thông điệp phòng chống ung thư vú cùng nhiều tọa đàm, hoạt động thiết thực và nổi bật.
Mục đích chính là nhằm nâng cao kiến thức về ung thư vú cho chị em và cho người nhà các bệnh nhân ung thư vú. Đồng thời, nhắc nhở phái nữ dù bận rộn đến đâu cũng không nên quên đi sức khỏe bản thân.
Phụ nữ ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ở mọi độ tuổi sau dậy thì đều có nguy cơ bị mắc ung thư vú. Theo thống kê của WHO, đã có hơn 7,8 triệu phụ nữ mắc ung thư vú và gần 700.000 ca tử vong vì ung thư vú. Đây có thể coi là căn bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới và có tỷ lệ ngày càng tăng cao.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bệnh nhân ung thư vú là vì không được chẩn đoán kịp thời và thiếu hiểu biết về những dấu hiệu, tác động xấu của bệnh. Đó là lý do tại sao tháng 10 hồng cần thiết được ra đời và duy trì trong suốt thời gian vừa qua.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc ung thư vú?
Trước hết, ung thư vú không phải do vi rút, vi khuẩn hay các tình trạng liên quan đến nhiễm trùng gây ra. Đây cũng không phải bệnh truyền nhiễm hay có khả năng lây truyền.
Mọi phụ nữ ở mọi khu vực, chỉ cần qua độ tuổi dậy thì đều có nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, phụ nữ ngoài 40 tuổi và những phụ nữ có người thân từng có tiền sử mắc bệnh là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bên cạnh đó, những chị em từng mắc ung thư buồng trứng, vòi trứng hay đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người bình thường. Người béo phì hay những phụ nữ dậy thì sớm phải chịu tác động lâu dài của hormone estrogen[1] và progesterone cũng có tỷ lệ mắc ung thư vú lớn hơn.
Hơn một nửa người mắc ung thư vú lại phát hiện ở những chị em không hề có yếu tố nguy cơ ung thư vú. Yếu tố di truyền lại càng không thể tránh được nhưng hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, có một số phương pháp khác chị em phụ nữ có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh là:
- Thường xuyên vận động, tập thể dục.
- Tránh sử dụng rượu, bia và tiếp xúc nhiều với khói thuốc.
- Chú ý kiểm soát cân nặng, tránh để rơi vào tình trạng béo phì.
- Hạn chế việc sử dụng hormone trong một thời gian quá dài.
Tuy nhiên, giới tính nữ chính là nguy cơ lớn nhất gây ra ung thư vú. Do vậy, mọi yếu tố tác động từ bên ngoài sẽ chỉ làm giảm tối đa được khoảng 30% nguy cơ mắc bệnh. Chỉ có khoảng 0,5%-1% nam giới mắc ung thư vú. Khi nam giới mắc bệnh, các phương pháp điều trị được thực hiện tương tự như đối với nữ giới.
Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú
Ung thư vú rất dễ để nhận biết khi chị em thực sự quan tâm đến cơ thể của mình. Tháng 10 hồng được thực hiện chính là nhằm nhắc nhở phái đẹp chú ý hơn tới sức khỏe, để ý tới sự thay đổi trong cơ thể. Đồng thời, nắm được những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú để ngăn ngừa và chữa trị bệnh kịp thời.
Càng phát hiện bệnh sớm và có những can thiệp điều trị phù hợp, khả năng loại bỏ tế bào ung thư vú khỏi cơ thể càng cao. Một số dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú chị em nắm được là:
- Khối u xuất hiện bất thường, dày lên ở vú. Khối u này có thể tự phát hiện bằng tay. Kể cả khi chúng không gây đau đớn, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể, tránh tình trạng thấy có khối u nhưng 1- 2 tháng sau mới đi khám.
- Vẻ bề ngoài của vú thay đổi, có thể là về hình dạng và cả kích thước.
- Hình dạng núm vú, vùng da xung quanh núm vú, quầng vú thay đổi. Núm vú tiết ra dịch bất thường.
- Xuất hiện các vết mụn hay mẩn đỏ, vết rỗ cùng nhiều thay đổi khác trên da.
Xem thêm: Biểu hiện Ung thư vú giai đoạn đầu là gì? Cách điều trị như thế nào?
Chỉ cần có một trong số những dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ và các chuyên gia tư vấn thật sớm để đảm bảo cơ hội điều trị ung thư tận gốc được cao hơn.
Phát hiện sớm bằng tầm soát ung thư vú
Ung thư vú được chữa trị mang lại tốt nhất khi bệnh được phát hiện sớm, bắt bệnh đúng ngay từ những giai đoạn đầu. Ung thư vú tiến triển sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, thậm chí có thể là tử vong.
Chị em nên thường xuyên chú ý tới vòng 1 của mình để đảm bảo phát hiện ra những bất thường về hình dạng và sắc tố da sớm nhất có thể. Một trong những biện pháp phát hiện sớm ung thư vú được đánh giá là hiệu quả và tốt nhất là thực hiện tầm soát định kỳ.
Chụp nhũ ảnh là một hình thức được dùng để phát hiện những bất thường về vú phổ biến nhất hiện nay. Lưu ý rằng biện pháp này không có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú nhưng hiệu quả tầm soát ung thư giai đoạn đầu lại cực tốt. Phụ nữ nên thực hiện chụp nhũ ảnh định kỳ khi bắt đầu bước vào tuổi 40.
Đối với những gia đình đã từng có người mắc ung thư vú, thời gian tốt nhất để chụp nhũ ảnh là 10 năm trước khi người nhà bạn được chẩn đoán. Ví dụ người thân bạn mắc ung thư và năm 40 tuổi, bạn nên thực hiện tầm soát định kỳ từ những năm 30 tuổi.
Các phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến
Các phương pháp điều trị ung thư vú được thực hiện từ sớm có thể nâng khả năng sống sót và làm giảm các triệu chứng của bệnh lên tới hơn 90%. Ung thư vú hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau, đa số các bệnh nhân ung thư đều được tiến hành chữa bệnh bằng việc kết hợp một vài phương pháp lại với nhau như:
- Hóa trị để tiêu diệt hoặc thu nhỏ các tế bào ung thư bằng một số loại thuốc đặc biệt. Các loại thuốc này thường được đưa vào cơ thể bằng hình thức tiêm vào tĩnh mạch hoặc bằng đường uống. Đôi khi các bác sĩ thực hiện kết hợp cả 2 phương pháp với nhau.
- Phẫu thuật cắt bỏ các mô ung thư.
- Xạ trị: tiêu diệt tế bào ung thư bằng việc sử dụng các loại tia năng lượng cao như tia X.
- Ngăn chặn việc hấp thụ các nội tiết tố của các tế bào ung thư trong cơ thể nhằm hạn chế sự phát triển của chúng. Đây còn được gọi là phương pháp nội tiết tố.
- Thực hiện các liệu pháp sinh học: có chức năng hoạt động cùng hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại các tế bào ung thư, hạn chế tối đa những tác dụng phụ do các phương pháp điều trị ung thư vú khác mang lại.
Tùy thuộc vào từng mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn các phương pháp điều trị khác nhau. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng cơ thể. Yếu tố quan trọng nhất là sự kiên trì và tinh thần chữa bệnh lạc quan. Bắt đầu từ tháng 10 hồng năm nay, hãy cùng chung tay nâng cao nhận thức về ung thư vú, góp phần đẩy lùi căn bệnh này bạn nhé!
Nếu có bất cứ sự nghi ngờ gì về tình trạng bản thân, bạn cũng có thể liên hệ đơn vị xét nghiệm gen và tư vấn di truyền uy tín như CHEK Genomics để được tư vấn làm xét nghiệm gen ung thư vú hoặc tầm soát ung thư di truyền. Việc phát hiện sớm có thể giúp cho quá trình điều trị bệnh trở lên dễ dàng và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.
Ngoài ra, tại Chek, chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: Sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPS, xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn, xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant 360,…Liên hệ Hotline để được tư vấn cụ thể.