Phẫu thuật cắt bỏ vú trong điều trị ung thư vú

Phẫu thuật cắt bỏ vú là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân ung thư vú thực hiện trong giai đoạn I, giai đoạn II của bệnh. Đa số người bệnh lúc này đều có tâm lý muốn cắt bỏ khối u khỏi cơ thể một cách nhanh chóng nhất để tránh được tình trạng di căn và tái phát không mong muốn.

Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh cách phẫu thuật cắt bỏ, người ta còn có thể lựa chọn cách bảo tồn tuyến vú. Vậy phẫu thuật cắt bỏ vú là gì? Nên lựa chọn hình thức chữa trị nào và những lưu ý cần biết khi cắt bỏ vú. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Phẫu thuật cắt bỏ vú là gì?

phẫu thuật cắt bỏ vú

Phẫu thuật cắt bỏ vú là một trong số những phương pháp điều trị chuẩn và mang lại nhiều hiệu quả dành cho các bệnh nhân ung thư vú. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được tiến hành cắt bỏ vú hoặc các mô xung quanh khu vực vùng vú. Thông thường, phần vú sẽ loại bỏ hoàn toàn, một số các cơ dưới vú và các hạch bạch huyết ở nách cũng được cắt bỏ. 

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát, giai đoạn tiến triển của bệnh, kích thước khối u, chiều hướng phát triển của khối u (bình thường hay nhanh chóng), các hạch bạch huyết liên quan,…. rồi từ đó sẽ quyết định có tiền hành phẫu thuật cắt bỏ vú hay không. 

Các phương pháp phẫu thuật ung thư vú hiện nay

Với những bước đột phá và cải tiến lớn trong lĩnh vực phẫu thuật nói chung và phẫu thuật ung thư vú nói riêng, ngày nay phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vú được tiến hành dưới rất nhiều hình thức khác nhau.  Với mỗi trường hợp, diễn biến khác nhau của khối u, cách thức phẫu thuật lại được chỉ định khác nhau. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật ung thư vú phổ biến nhất là:

Phẫu thuật cắt bỏ vú toàn phần

phẫu thuật cắt bỏ vú toàn phần

Phẫu thuật cắt bỏ vú toàn phần là một trong những phương pháp phẫu thuật ung thư vú rất đơn giản. Những trường hợp được khuyên nên thực hiện hình thức này:

  • Bệnh nhân đang thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • Bệnh nhân chưa gặp phải tình trạng các tế bào ung thư lan ra ngoài vú.

Với cách phẫu thuật này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ phần vú, bao gồm cả phần núm vú người bệnh. Ở phần nách, bệnh nhân sẽ được loại bỏ sạch sẽ các hạch bạch huyết cũng như các tuyến nhỏ trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Phẫu thuật cắt bỏ vú một phần

Những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư vú trong giai đoạn I và giai đoạn II nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vú một phần. Đây là phương pháp thường được tiến hành với mục đích loại bỏ đồng thời các khối u và mô xung quanh.

Nên đọc: Ung thư vú giai đoạn sớm là gì? Có chữa được không?

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú một phần, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện thêm phương pháp xạ trị để có thể loại bỏ hết các mô vú còn sót lại. Lúc này, các bác sĩ sẽ chiếu vào các mô vú tia X và giết chết chúng. Ngăn chặn tình trạng các mô vú tái phát hoặc lây lan.

Với một số trường hợp khác, bệnh nhân cần tiến hành thêm các ca phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Tùy từng trường hợp của bệnh mà việc thực hiện số ca phẫu thuật là khác nhau. Nếu sau phẫu thuật, trong mô vú vẫn tồn tại các tế bào ung thư thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú.

Phẫu thuật cắt bỏ vú một phần thường bao gồm hai loại chính là cắt bỏ một phần vú và cắt bỏ khối u. Khối u và một phần nhỏ quanh khối u sẽ được cắt bỏ khi thực hiện hình thức cắt bỏ khối u. Với phương pháp cắt bỏ 1 phần, phần khối u và mô vú cần loại bỏ sẽ nhiều hơn.

Phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để được thực hiện gần tương tự với phương pháp cắt bỏ vú toàn phần. Phần vú bao gồm cả núm vú đều sẽ được loại bỏ khi tiến hành hình thức điều trị này. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ thêm cả các hạch bạch huyết, các cơ bên dưới vú và phần da vùng vú. 

Tuy nhiên, phương pháp này đa số chỉ được áp dụng với những trường hợp tế bào ung thư đã lan đến cơ ngực do hiệu quả mà nó mang lại không được đánh giá cao và cũng ít khi được sử dụng.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng

Đây là phương pháp phẫu thuật rất đặc biệt do nó được chỉ định dành cho đối tượng là những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Theo thống kê, các trường hợp được tiến hành phẫu thuật cắt tuyến vú dự phòng giảm tới 90% nguy cơ mắc bệnh. 

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá và đưa ra quyết định bạn nên cắt bỏ toàn bộ vú, cả phần vú và núm vú hay cần thực hiện cắt bỏ vú đôi. Một số bệnh nhân mắc ung thư vú một bên cũng được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng đối với bên còn lại để giảm thiểu tối đa nguy cơ ung thư tái phát. 

Trong hoặc sau quá trình phẫu thuật, các chuyên gia, bác sĩ còn có thể thực hiện đồng thời phương pháp tái tạo vú bằng phương pháp cấy ghép tổng hợp hoặc vạt mô từ một phần khác của cơ thể để tạo ra ngực nếu bệnh nhân có nhu cầu.

Phẫu thuật cắt bỏ vú ngoài da

Phẫu thuật cắt bỏ vú ngoài da chỉ được tiến hành với các bệnh nhân tái tạo vú sau khi đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú. Mô vú, núm vú và quầng vú sẽ được loại bỏ hoàn toàn khi thực hiện hình thức phẫu thuật này.

Người bệnh cần lưu ý, nếu khối u ở vú đã to ra hoặc đang phát triển gần bề mặt da thì nên ưu tiên thực hiện các phương pháp điều trị khác thay vì phẫu thuật cắt bỏ vú ngoài da. 

Phẫu thuật đoạn nhũ triệt căn cải biên

Một trong những phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vú được biết đến phổ biến và áp dụng nhiều nhất là phẫu thuật đoạn nhũ triệt căn cải biên. Khi tiến hành loại phẫu thuật này, phần cơ ngực sẽ được giữ nguyên vẹn. Các bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ phần vú và các hạch bạch huyết dưới cánh tay người bệnh. Phần da bao phủ thành ngực cũng sẽ bị loại bỏ trong một số trường hợp nhất định. 

Người bệnh có thể lựa chọn tái tạo vú hoặc không ngay sau hình thức phẫu thuật đoạn nhũ triệt căn cải biên. 

Xem thêm Dinh dưỡng sau điều trị ung thư vú

Nên phẫu thuật cắt bỏ vú hay bảo tồn tuyến vú?

phẫu thuật cắt bỏ vú hay bảo tồn tuyến vú

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vú, nhiều bệnh nhân còn băn khoăn cả về việc thực hiện bảo tồn tuyến vú. Câu hỏi chúng tôi thường gặp nhất là nên phẫu thuật cắt bỏ vú hay bảo tồn tuyến vú?

Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân. Cụ thể:

Tiêu chí/Phương pháp Phẫu thuật cắt bỏ vú Bảo tồn tuyến vú
Mục đích Tránh tới mức tối đa việc bệnh nhân phải tiến hành xạ trị. Tạo điều kiện chữa bệnh thuận tiện cho những bệnh nhân xa nơi điều trị Loại bỏ các tế bào ung thư một cách đơn giản và dễ dàng nhất mà vẫn giữ được tuyến vú với kích thước gần như bình thường.
Ưu điểm Cắt bỏ rộng rãi khu vực phát triển của các tế bào ung thư. Sau mổ có thể không phải xạ trị tùy vào kết quả giải phẫu bệnh. Tạo tâm lý yên tâm cho người bệnh. Phẫu thuật này tiến hành đơn giản, can thiệp tối thiểu nên thời gian lành vết thương nhanh. Bệnh nhân vẫn giữ được sự tự tin do bảo tồn được tuyến vú.
Nhược điểm Phẫu thuật phức tạp, thời gian tiến hành và theo dõi sau phẫu thuật kéo dài. Đồng thời, ảnh hưởng nặng nề tới thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân do mất một bên vú. Bệnh nhân thường phải tiến hành phẫu thuật tạo hình vú sau đó nếu có nhu cầu làm đẹp.  Bệnh nhân bắt buộc phải xạ trị bổ trợ sau mổ để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại, nhờ đó giảm nguy cơ tái phát.

Dù lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vú hay bảo tồn tuyến vú, bạn đều giảm được nguy cơ tình trạng bệnh trở nặng. Tại các nước châu Âu, có tới 70% bệnh nhân ung thư vú được điều trị bảo tồn tuyến vú. Đồng thời, với sự phát triển toàn diện và nhanh chóng của nền y học, các kỹ thuật xạ trị mới hiện nay đều rất an toàn và có thể tiến hành trong thời gian ngắn nên rất thuận tiện cho bệnh nhân. Để lựa chọn được phương thức phù hợp và hiệu quả nhất với tình trạng bệnh của bản thân, bạn nên thăm khám cụ thể và tham khảo lời khuyên cũng như chỉ định từ bác sĩ. 

Lưu ý khi chọn phẫu thuật cắt bỏ vú

Để quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú được diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý:

  • Thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh càng sớm và càng chi tiết càng tốt. Không nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vú theo cảm tính. Cần tham khảo chỉ định và ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia.
  • Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú tại những bệnh viện lớn, uy tín. Tránh nhầm lẫn tin tưởng vào những cơ sở điều trị kém chất lượng.
  • Nếu sau phẫu thuật, vết mổ quá đau, bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ. 
  • Với những bệnh nhân quan tâm tới thẩm mỹ và mong muốn tái tạo tuyến vú, nên nói cho bác sĩ biết để lựa chọn được hình thức phẫu thuật phù hợp.
  • Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, nên theo dõi nghiêm ngặt và tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ. Nghỉ ngơi đầy đủ, uống thuốc đúng liều lượng, vận động nhẹ nhàng, giữ cho khu vực vết mổ luôn khô ráo,…..

Với những thông tin về các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vúCHEK Genomics đã chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn với từng loại hình phẫu thuật.

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm ở nữ giới. Phát hiện bệnh sớm chính là chìa khóa để điều trị bệnh thành công, thậm chí có thể khỏi hẳn và không tái phát. Cách ngăn chặn và phòng ngừa, điều trị ung thư vú hiệu quả nhất là tầm soát ung thư sau tuổi 40 và quan tâm tới tình trạng sức khỏe bản thân.

Ngoài tầm soát ung thư di truyền, tại CHEK Genomics còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn, xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant 360, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc người mang gen lặn, sàng lọc NIPS,….Liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể.

hotline 091 176 3082 checkco.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *