Ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Tùy vào từng mức độ của khối u mà chia làm 5 giai đoạn. Trong đó ung thư dạ dày giai đoạn cuối (giai đoạn 4) gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vậy căn bệnh này có gì mà lại đáng sợ đến vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau. 

ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì? Có nguy hiểm không? 

Các giai đoạn của ung thư dạ dày

Cũng như các căn bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày cũng gồm có các giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Các giai đoạn được phân theo các mức độ như sau:

  • Giai đoạn 0: đây là giai đoạn sớm nhất của quá trình ung thư, lúc này các tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc của dạ dày.
  • Giai đoạn 1: ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã bắt đầu di chuyển xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày người bệnh. Tuy vậy các tế bào ung thư chưa bị lây lan sang các cơ quan khác của cơ thế. Ở hai giai đoạn trên người bệnh sẽ chưa nhận thấy được các dấu hiệu ung thư. Nếu có thì các dấu hiệu cũng không rõ ràng và khá mờ nhạt. Đây chính là lý do vì sao những người mắc bệnh thường chủ quan, dễ dàng bỏ qua các triệu chứng từ đó đánh mất đi cơ hội phát hiện bệnh sớm.
  • Giai đoạn 2: giai đoạn này các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày và tiếp tục lan ra các khu vực lân cận bên trong dạ dày.
  • Giai đoạn 3: lúc này các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn, không còn ở riêng trong dạ dày mà đã lan ra các hạch bạch huyết và các cơ quan khác ở xa trong cơ thể người bệnh.
  • Giai đoạn 4: là giai đoạn cuối của căn bệnh hiểm ác này, khi đó các tế bào ung thư đã di căn ra hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Bắt đầu từ giai đoạn 2 của quá trình ung thư trở đi, các dấu hiệu sẽ bắt đầu xuất hiện rõ hơn, người bệnh sẽ nhận ra được các thay đổi bất thường của cơ thể.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là khi bệnh ở giai đoạn thứ 4. Lúc đó các tế bào ung thư đã bắt đầu lây lan đến một bộ phận khác trong cơ thể của người bệnh như gan, phổi, xương, não,… Ung thư dạ dày giai đoạn 4 được chia thành 2 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 4a: lúc này ung thư đã phát triển xuyên qua thành dạ dày và các mô lân cận. Các tế bào di căn đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận trong ổ bụng nhưng chưa lây lan đến các bộ phận ở xa hơn trong cơ thể.
  • Giai đoạn 4b: đến giai đoạn này có nghĩa là ung thư đã di căn đến các bộ phận khác xa dạ dày hơn trong dạ dày như: phổi, gan, hạch bạch huyết ở xa, các mô lót trong bụng.

Ở giai đoạn 4 của bệnh, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng và đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. 

Tùy thuộc vào tiên lượng bệnh, việc chữa trị ung thư dạ dày di căn sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm cân nhắc. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiến hành hội chẩn và có những ý kiến khác nhau để có thể lên được kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Những kế hoạch điều trị khác nhau sẽ được tư vấn cho người bệnh, do đó bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái hơn với lựa chọn điều trị của mình.  

Các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày di căn 

Khác với các giai đoạn đầu của bệnh còn khá mơ hồ thì các dấu triệu chứng giai đoạn cuối của ung thư dạ dày sẽ khá rõ rệt, dễ nhận biết. Nếu chú ý, người bệnh sẽ cảm nhận được những thay đổi bất thường của cơ thể khác hẳn với những lúc bình thường. Vậy các triệu chứng của giai đoạn này là gì?

Người bệnh bị sút cân và thiếu máu

sụt cân không rõ nguyên nhân

Triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn cuối của bệnh là người bệnh thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, cơ thể bị suy nhược do không cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh. Khi ăn người bệnh thường thấy khi nuốt bị nghẹn ở cổ họng, dễ buồn nôn và nôn. Cùng với những triệu chứng đó là đi đại tiện ra máu. Từ đó khiến cho cơ thể bị sụt cân nhanh, luôn trong tình trạng thiếu máu và cơ thể bị suy nhược.

Đau và trướng bụng dữ dội nhất ở vùng trên rốn 

trướng bụng

Nếu như ở giai đoạn trước đó người bệnh chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng bụng hoặc cảm thấy đầy bụng thì ở giai đoạn cuối có các dấu hiệu nặng hơn rất nhiều. Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau, trướng bụng trở lên dữ dội và rõ rệt hơn, đau sẽ tập trung ở vùng bụng ở trên rốn. Các triệu chứng này cho thấy các tế bào ung thư đã bị di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, gan, phổi, xương,… Các khối u to lên sẽ chèn ép vào các dây thần kinh. 

Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và ậm ạch khó tiêu

Ở giai đoạn này việc ăn uống trở nên không còn hứng thú với người bệnh. Người bệnh sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, thức ăn khó tiêu. Cơ thể của bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu và không hứng thú với các việc thường ngày. 

Dễ buồn nôn và bị nôn

buồn nôn đau dạ dày

Khi mà các khối u đã chèn ép vào dạ dày sẽ làm cho việc dung nạp các loại thức ăn vào cơ thể trở nên khó khăn. Từ đó làm cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của người bệnh. Người mắc bệnh thường có các biểu hiện buồn nôn, nôn hoặc thậm chí có thể nôn ra máu kèm với thức ăn. Do khi đó các khối u trong dạ dày đã lớn, bị vỡ, gây nên các vết viêm loét gây chảy máu dạ dày. 

Đi ngoài ra phân đen

Khi các khối u trong dạ dày bị vỡ, gây viêm loét chảy máu dạ dày, máu ở dạ dày sẽ bị chảy xuống hậu môn cùng với thức ăn. Trải qua quá trình tiêu hóa, người bệnh đi đại tiện sẽ thấy phân có màu đen, nói cách khác là phân có lẫn máu nên chuyển màu. 

Dễ dàng sờ thấy u ở bụng

Do khối u ở giai đoạn này đã phát triển với kích thước lớn nên khi lấy tay sờ vào bụng, người bệnh có thể sờ thấy rõ ràng khối u rắn xuất hiện ở vùng bụng. 

Các biểu hiện kể trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như do các bệnh lý khác ngoài ung thư dạ dày. Tuy vậy, nếu bạn đang gặp những biểu hiện như vậy, đừng chủ quan nhé. Bạn hãy sắp xếp thời gian sớm nhất để đến các bệnh viện uy tín khám sớm để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh. 

Các dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày di căn

Các dấu hiệu ung thư dạ dày di căn xuất hiện khác nhau ở các bệnh nhân, phụ thuộc vào từng phần khác nhau của cơ thể mà ung thư đã di căn đến. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư dạ dày di căn ở từng bộ phận trong cơ thể:

Dấu hiệu ung thư dạ dày đã di căn gan

ung thư dạ dày di căn gan

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể, có vai trò chính trong việc chuyển hóa các chất và lọc máu. Đây cũng chính là lý do vì sao gan lại dễ bị các tế bào ung thư từ các cơ quan khác theo đường màu đến xâm lấn nó. Ung thư dạ dày di căn gan cũng theo đường máu xâm nhập vào gan, gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chức năng của gan. Sự xâm nhập này sẽ khiến cho cơ thể người bệnh ngày càng suy yếu. Nếu như không được phát hiện và có những liệu pháp điều trị hợp lý sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Ung thư dạ dày di căn gan có các biểu hiện sau:

  • Da người bệnh bị vàng do gan không đào thải được bilirubin[1] ở trong máu.
  • Xuất hiện các tình trạng tiêu hóa như đai bụng, trướng bụng.
  • Ngứa ngáy ngoài da.
  • Bị buồn nôn, nôn và nôn ra máu.
  • Sốt cao, khó hạ sốt, đổ nhiều mồ hôi.
  • Ăn không ngon, lười ăn, tiêu hóa yếu, bị nghẹn khi nuốt thức ăn.
  • Sút cân, mệt mỏi, mất nước.
  • Nước tiểu bị sậm màu, có mùi nặng.

Bị đau vai phải hoặc bị đau phần bụng phải phía trên rốn.

Ung thư dạ dày di căn gan có những dấu hiệu rất mờ nhạt nên rất khó để phát hiện ở các giai đoạn đầu. Đa số những người bệnh được chẩn đoán khi mà bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hơn và không thể có phương pháp nào điều trị được nữa. Khi cơ có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân ung thư dạ dày cần phải đến khám ngay để các bác sĩ có thể chẩn đoán đúng tình trạng của người bệnh. 

Dấu hiệu ung thư dạ dày di căn phổi

Ung thư dạ dày di căn sang phổi là tình trạng mà các tế bào từ khối u nguyên phát đã giải phóng vào hệ bạch huyết hoặc vào các mạch máu. Sau đó sẽ theo đường máu xâm nhập đến phổi và hình thành khối u thứ phát tại phổi của người bệnh.

Ung thư di căn phổi rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người mắc bệnh. Bệnh nhân buộc phải sống chung với bệnh do ung thư di căn không thể chữa trị được. Bên cạnh đó người bệnh cũng phải đồng thời thực hiện những biện pháp nhằm kiểm soát được các  cơn đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ung thư dạ dày di căn sang phổi có thể không gây ra các triệu chứng lâm sàng nhưng nếu có thì cũng rất khó khăn để xác định đúng tình trạng mà người bệnh đang gặp phải. Hầu hết các triệu chứng của nó đều bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Các triệu chứng bao gồm có:

  • Ho ra máu, ho dai dẳng.
  • Ho ra đờm, đờm có máu.
  • Đau ngực, khó thở, thở khò khè. 
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Sụt cân đột ngột, sụt cân nhanh.

Khi xuất hiện các triệu chứng này bạn cần thực hiện những xét nghiệm cần thiết để quá trình chuẩn đoán được chính xác nhất. Bạn cần thực hiện các xét nghiệm như: chục X-quang ngực, chụp CT, Sinh thiết và nội soi phế quản. Kết quả sẽ giúp nắm rõ được vị trí các khối u trong phổi, kích thước của khối u, số lượng các khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Từ đó có các phác đồ điều trị hợp lý cho người bệnh. 

Dấu hiệu ung thư dạ dày di căn sang hạch bạch huyết

Thông thường các tế bào ung thư sẽ di căn theo hai hướng. Hướng thứ nhất là xâm nhập vào máu từ đó di căn đến những cơ quan ở xa. Hướng thứ hai sẽ đi vào hạch bạch huyết và hình thành các khối u thứ phát ngay tại đó. Ung thư di căn hạch thường gây ra các khối u thứ phát nằm sâu trong bụng hoặc ngực của người bệnh. Các khối u ở vị trí này thường sẽ không thể dùng mắt thường để nhìn thấy được. 

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư hạch di căn là xuất hiện một hoặc nhiều hạch bạch huyết có kích thước to bất thường. Tuy không thể nhận thấy bằng mắt nhưng vẫn sẽ có các triệu chứng như khó thở, đau lưng. Các triệu chứng do các khối u chèn ép vào những cơ quan xung quanh. Đôi khi nó còn chặn dòng chảy của các bạch huyết trong cơ thể gây tích tụ và gây sưng, phù ở phần cánh tay và chân. Tình trạng này được y học gọi là phù bạch huyết. 

Một số bệnh nhân có các triệu chứng như chán ăn, sụt cân, mệt mỏi. Các khối u gây chèn ép làm chậm vận tốc tuần hoàn máu, làm hình thành các cục máu đông từ đó gây nguy hiểm đến người bệnh. Người bệnh bị suy giảm miễn dịch gây nên tình trạng nhiễm trùng nếu có vết thương hở trong thời gian mắc bệnh.  Cần phải khám và điều trị tức thời nếu gặp phải tình trạng này. 

Ung thư di căn sang phúc mạc

Phúc mạc nằm gần với dạ dày nên các tế bào ung thư thường có xu hướng di căn đến cơ quan này và hình thành các khối u thứ phát. Vì là một màng mỏng bao quanh các cơ quan nội tạng nên khi bị xâm nhập bởi các tế bào ung thư sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các cơ quan cố định khác. 

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng di căn phúc mạc là do các biến chứng của phẫu thuật. Khi phẫu thuật các tế bào này đã kịp thời di chuyển đến phúc mạc và xâm nhập ở đây. Khi gặp được các điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển thành các khối u. Các khối u thường gây ra các triệu chứng rất mơ hồ. Thường là những cảm giác đau không rõ nguyên nhân và không xác định được vị trí chính xác. Các triệu chứng có thể gặp như: 

  • Dịch tiết rất bất thường. 
  • Khẩu vị thay đổi, ăn không ngon.
  • Sút cân đột ngột, sút cân nhanh.
  • Đầy hơi, chướng bụng. 

Ung thư di căn phúc mạc là giai đoạn cuối của bệnh, không có cơ hội chữa bệnh khỏi được hoàn toàn. Tiên lượng của ung thư dạ dày di căn phúc mạc rất thấp, thấp hơn so với các vị trí khác. Tỷ lệ sống trung bình của người bệnh sau khi được chẩn đoán chỉ từ 3-7 tháng. Trường hợp bệnh nhân kéo dài sự sống đến 5 năm chưa từng có. 

Ung thư di căn sang buồng trứng

Di căn này chỉ xuất hiện ở phụ nữ khi người bệnh mắc ung thư dạ dày mà không được phát hiện và điều trị sớm. Lúc này bệnh đã tiến triển, các tế bào ung thư di căn sang buồng trứng. Các khối u này có tên gọi là khối u Krukenberg. Chiếm 2% trong tất cả các trường hợp phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Phổ biến ở những bệnh nhân trẻ tuổi, trong thời kỳ tiền mãn kinh với tiên lượng rất thấp. Phương pháp duy nhất để duy trì sự sống chính là cắt bỏ khối u di căn để kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 

Các triệu chứng thường gặp khi di căn buồng trứng là: 

  • Chán ăn, trướng bụng, khó tiêu, đau dữ dội và quặn từng cơn ở vùng bụng.
  • Rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy xen kẽ gây mất nước, sức đề kháng yếu, suy nhược cơ thể.
  • Rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, cường kinh, kinh nguyệt không đều.
  • Đau các vùng xương chậu, vùng lưng gây cản trở lớn đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.

Ung thư di căn đến túi cùng Douglas

Ngoài khả năng có thể di căn xa trong khoang bụng đến các vùng phúc mạc, buồng trứng thì ung thư dạ dày có thể di căn đến túi cùng Douglas. Hiện tượng di căn này sẽ tạo nên mảng Blumer. Tùy vào các vị trí và kích thước của khối u, người bệnh sẽ gặp những tổn thương và các triệu chứng khác nhau. Cách phát hiện chính xác nhất là làm các xét nghiệm chuyên sâu.

Cách điều trị

Cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối phụ thuộc vào mức độ di căn của các khối u. Và tình hình của các cơ quan bị ảnh hưởng cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn của bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị đích phù hợp.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày di căn bao gồm:

Điều trị bằng hóa trị liệu 

hóa trị

Đây là lựa chọn phổ biến nhất trong điều trị bệnh dành cho các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Phương pháp này giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện tối đa chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc đưa vào đường tĩnh mạch dưới dạng viên uống cho bệnh nhân. Thuốc sẽ đi theo dòng máu hòa vào trong trong cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Có thể sử dụng đơn hóa trị hoặc đa hóa trị, đôi khi sẽ được kết hợp với liệu pháp nhắm mục tiêu.

Điều trị bằng liệu pháp điều trị trúng đích 

điều trị trúng đích

Điều trị trúng đích là phương pháp tác động chuyên sâu tới các tế bào ung thư, làm hạn chế sự tăng trưởng và di truyền của các mối mô có hại tới cơ thể.

Một số loại thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng hiện nay là:

  • Yếu tố có đích là EGFR tức thuốc ức chế thụ thể tyrosine kinase EGFR, dùng cho khoảng 25% trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn muộn. Trastuzumab chỉ định trong ung thư di căn xa hoặc phát triển không phẫu thuật được. Tái phát với điều kiện bệnh nhân phải có HER2 dương tính. 
  • Yếu tố có đích VEGF (tăng trưởng nội mô mạch máu): làm ức chế mạch máu nuôi khối u với việc sử dụng Ramucirumab đơn trị hoặc kết hợp với hóa trị trong điều trị bước 2 ung thư dạ dày di căn xa. Hoặc khối u tiến triển không phẫu thuật được, thất bại với phác đồ điều trị trước. 

Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp này giúp hệ thống miễn dịch nhận ra và tiến hành tiêu diệt các tế bào ung thư. Các bệnh nhân ở giai đoạn này thường không đạt được hiệu quả khi sử dụng phương pháp này. Trong trường hợp thất bại với các phác đồ trước đó thì người bệnh sẽ được chỉ định Pembrolizumab. 

Điều trị bằng xạ trị

xạ trị

Được coi là một trong những cách chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối giúp làm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân ung thư. Sử dụng xạ trị giúp hỗ trợ cầm máu, giải đau và cải thiện được các tình trạng như khó nuốt, tắc nghẽn do khối u đang chặn trong dạ dày gây đến. Xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc có thể đồng thời kết hợp với hóa trị. Tuy vậy xạ trị lại ít khi được trị định trong ung thư dạ dày.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

phẫu thuật

Khi đã di căn, phẫu thuật không thể loại bỏ hết các khối u mà chỉ có thể khắc phục các triệu chứng. Phẫu thuật sẽ giúp cầm máu, loại bỏ tắc nghẽn trong dạ dày và cải thiện khả năng nuốt cho người bệnh. Các loại phẫu thuật được chỉ định như:

  • Phẫu thuật cắt gần toàn bộ hoặc toàn bộ dạ dày có chứa khối u khi bệnh nhân đảm bảo tốt sức khỏe. 
  • Đặt stent nếu khối u chặn phần tâm vị nối trực tiếp giữa thực quản và dạ dày giúp cải thiện tình trạng nuốt. 
  • Phẫu thuật mở ống thông dạ dày ra da để cung cấp dưỡng chất khi không thể giải phóng tắc nghẽn do khối u dạ dày gây ra.
  • Phẫu thuật nối tắt dạ dày với đại tràng. 

Hỏi-đáp

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Người mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối các tế bào ung thư đã lây lan đến các cơ quan ở xa như gan, phổi, não hay gan. Tỉ lệ chung ở tất cả các giai đoạn ung thư dạ dày là 31.5%. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm đối với giai đoạn di căn xa là 4%. Tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào hiệu quả của phác đồ điều trị và sức khỏe của bệnh nhân.

Nhìn chung các phác đồ điều trị dành cho ung thư dạ dày giai đoạn cuối đều nhằm mục đích làm chậm sự phát triển của ung thư, giảm các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ người bệnh. Chất lượng sống đã được cải thiện và sống được lâu hơn so với nhiều năm về trước. 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì người bệnh cũng cần phải có chế độ  ăn hợp lý. Các thực phẩm nên bổ sung như: Các loại ngũ cốc (gạo, lúa mì, lúa mạch, khoai tây, khoai sọ); thực phẩm giàu protein (sữa, pho mát, trứng..); bổ sung thêm sắt, canxi, vitamin D (thịt đỏ, cá, bắp cải, bông cải xanh); bổ sung nhiều rau quả để cung cấp chất xơ, vitamin và các dưỡng chất cần thiết (bắp cải, rau chân vịt, táo, đu đủ chín, chuối chín); các loại nấm. Kiêng đồ ăn, nước uống có chứa chất kích thích, thực phẩm lên men, thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao. 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?

Ung thư dạ dày là bệnh không thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người được. Vì vậy ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng không lây. Bạn không cần lo lắng khi tiếp xúc với các bệnh nhân ung thư nhưng vấn cần phải kiêng dùng chung bát đũa để tránh bị lây nhiễm vi rút Hp (vi rút gây nên ung thư dạ dày). Bạn nên đi khám và xem xét nếu có tiếp xúc với đường ăn uống với người bệnh. 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có đau không?

Người mắc ung thư giai đoạn này sẽ cảm thấy các cơn đau và chướng bụng trở nên dữ dội và rõ rệt. Cơn đau được tập trung tại vùng bụng trên rốn do tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác và các khối u chèn ép vào dây thần kinh. 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không?

Chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất khó khăn do tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác gây ra tổn thương vĩnh viễn. Việc điều trị khó có thể chữa khỏi bệnh mà chỉ để kéo dài thời gian sống và các triệu chứng ung thư ở người bệnh. Dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào để điều trị như hóa trị, xạ trị đều chỉ đóng vai trò là liệu pháp giảm nhẹ đau đớn cho người bệnh.

Việc phẫu thuật cũng rất ít khi được sử dụng do các tổn thương là vĩnh viễn, rất khó để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. 

Lời kết 

Trên  đây là một số thông tin về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà bạn có thể tìm hiểu. CHEK Genomics hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó chủ động khám và điều trị sớm để có kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *