Ung thư vú có di truyền không? Cách ngăn ngừa ung thư vú như thế nào?

Ung thư vú có di truyền không? Nếu gia đình bạn có một thành viên đã mắc ung thư vú thì nguy cơ các thành viên nữ khác trong gia đình mắc ung thư vú là khá cao. Theo thống kê, khoảng 5-10% các đột biến gen di truyền qua các thế hệ trong gia đình là nguyên nhân gây ra ung thư vú.

Các xét nghiệm về gen sẽ giúp phát hiện sớm ung thư vú cho bản thân bạn và gia đình. Vậy khi nào nên xét nghiệm và làm thế nào để có thể ngăn ngừa ung thư vú một cách hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu ngay!

Ung thư vú có di truyền không?

ung thư vú có di truyền không

Ung thư vú có di truyền không? Câu trả lời là có. Theo nghiên cứu, trong gia đình có người mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh này của những thành viên, thế hệ trong nhà cũng cao hơn. Có nhiều loại gen di truyền như ung thư vú 1 (BRCA1) và ung thư vú 2 (BRCA2) làm tăng khả năng mắc ung thư vú và buồng trứng.

Hai loại gen BRCA1 và BRCA2 thông thường có tác dụng phục hồi các tế bào nói chung và tế bào vú bị tổn thương nói riêng. Khi có hiện tượng đột biến, chúng sẽ gây ra những sự phát triển bất thường cho tế bào vú và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú thay vì thực hiện đúng chức năng của mình. 

Không phải ai mang hai loại gen đột biến này cũng mắc ung thư nhưng nguy cơ mắc bệnh của những đối tượng này lên tới 80%. Do vậy, nếu bạn mang đột biến gen này trong cơ thể, cần quan tâm tới sự biến đổi của cơ thể nhiều hơn bình thường và thực hiện các tầm soát ung thư di truyền định kỳ.

Các bác sĩ có thể sẽ tiến hành xét nghiệm gen ung thư vú BRCA1 và BRCA2 để xác định tình trạng gen đột biến và gen di truyền trong bạn. Từ đó, đưa ra những phương pháp chẩn đoán và kết luận về sức khỏe của bạn. 

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ ung thư vú?

yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú

Sau khi biết được ung thư vú có di truyền không? Bạn nên tìm hiểu xem yếu tố nào làm tăng nguy cơ ung thư vú? Không phải mỗi yếu tố di truyền là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú. 

Ung thư vú phát triển do rất nhiều tác động của các yếu tố khác nhau. Không phải cứ có các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thì bạn sẽ mắc bệnh và ngược lại, không phải ai mắc ung thư vú cũng có các yếu tố nguy cơ. Một số yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ ung thư vú là:

  • Giới tính: chỉ riêng việc mang trong mình giới tính nữ đã khiến chị em có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác càng lớn, nguy cơ mắc ung thư vú càng cao. Chị em sau tuổi 40 nên thực sự quan tâm tới sức khỏe cơ thể của mình, đặc biệt là phần vú.
  • Những bệnh nhân đã từng bị mắc ung thư vú một bên, khả năng mắc với bên còn lại là khá cao.
  • Gia đình từng có người nữ bị mắc ung thư vú. Nếu người thân mắc bệnh của bạn khi còn trẻ tuổi, nguy cơ di truyền cho bạn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, với yếu tố này, chị em không cần quá lo lắng. Phần lớn các ca ung thư vú thường không rơi vào các gia đình có tiền sử mắc bệnh.
  • Người béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người mang cân nặng bình thường.
  • Dậy thì quá sớm, dậy thì trước 12 tuổi cũng có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các loại chất kích thích.
  • Phụ nữ chưa từng mang thai cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Tuy nhiên phụ nữ mang thai mà sinh con đầu lòng sau tuổi 30 cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
  • Những đối tượng thường xuyên sử dụng các loại thuốc nội tiết tố điều trị tình trạng mãn kinh. Việc ngưng dùng thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư.
  • Lúc nhỏ từng thực hiện điều trị tia xạ vùng ngực hay từng có những tổn thương vùng vú, khi trưởng thành sẽ có tỷ lệ mắc ung thư vú cao. 

Xét nghiệm gen giúp phát hiện sớm ung thư vú

xét nghiệm gen ung thư vú

Xét nghiệm gen là một phương pháp được nhiều chuyên gia ưu tiên thực hiện nhằm xác định ung thư vú có di truyền không trên cơ thể từng cá nhân. Việc xét nghiệm này sẽ giúp bạn phát hiện được những đột biến gen BRCA nhanh chóng và chính xác. 

Khi nào nên xét nghiệm?

Bạn nên tiến hành xét nghiệm gen nếu đã từng được chẩn đoán là mắc ung thư vú hoặc gia đình đã từng có người mắc ung thư vú, ung thư tụy và ruột kết. Những cá nhân thực hiện sàng lọc định kỳ cũng nên tham khảo các loại xét nghiệm này. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều có thể xét nghiệm. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc ung thư là nam giới cũng nên ưu tiên xét nghiệm gen.

Các kết quả xét nghiệm

  • Nếu kết quả bạn được nhận là âm tính: nghĩa là bạn không mang gen BRCA đột biến[1]. Nguy cơ mắc ung thư vú của bạn cũng sẽ giống như nhiều chị em bình thường khác. Dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan trước tình trạng sức khỏe của bản thân. 
  • Nếu kết quả bạn được nhận là dương tính: khả năng mắc ung thư vú của bạn là khá cao. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả sàng lọc ban đầu, không chắc chắn là bạn sẽ bị ung thư. 

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với đột biến BRCA thì nên làm gì?

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với đột biến BRCA, đừng quá bi quan. Lúc này, người bệnh nên thường xuyên tầm soát ung thư vú để có thể phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu tiên. Đồng thời, dễ tìm được các phương pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả nhất. 

Bạn cũng có thể tham khảo bác sĩ và các chuyên gia để sử dụng các loại thuốc uống hỗ trợ, làm giảm nguy mắc ung thư vú. Hoặc thực hiện các phẫu thuật dự phòng như cắt tuyến vú hoặc buồng trứng. 

Cách phòng ngừa ung thư vú

Để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả, cách tốt nhất là trang bị cho bản thân nhiều kiến thức về căn bệnh này, thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày cho khoa học hơn và quan tâm tới sức khỏe của mình. Bạn nên: 

  • Tìm hiểu về các phương pháp sàng lọc ung thư vú: hiện nay các kiến thức này được chia sẻ rộng rãi trên rất nhiều phương tiện truyền thông và hình thức khác nhau. Để cụ thể hơn với tình trạng bản thân, bạn có thể thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Hiểu về lợi ích, rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện sàng lọc và lựa chọn phương pháp phù hợp.
  • Tránh khỏi các chất kích thích, hạn chế bia rượu và tiếp xúc với khói thuốc. 
  • Thường xuyên tự kiểm tra ngực và vùng vú tại nhà. Nếu cảm nhận thấy có những dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại mà hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. 
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học: thường xuyên vận động, tập thể dục, ít nhất là 30 phút/ngày. Ăn nhiều hoa quả, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại chất béo lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và các loại thịt đỏ. 
  • Duy trì cân nặng, tránh để rơi vào tình trạng béo phì. 
  • Hạn chế sử dụng các liệu pháp điều trị những triệu chứng gây khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh bởi chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Ung thư vú có di truyền không? Các cách ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả là gì? Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời trong bài viết này. Việc nâng cao nhận thức và quan tâm về vú không thể giúp bạn tránh mắc ung thư vú, nhưng nó có thể giúp bạn nhận ra và hiểu được bất kỳ sự thay đổi bất thường nào về vùng ngực của mình. Từ đó, tạo cơ hội phát hiện bệnh sớm và tăng khả năng sống sót.

CHEK Genomics là một trong những đơn vị uy tín trong xét nghiệm gen và tư vấn di truyền hiện nay. Ngoài dịch vụ tầm soát ung thư di truyền, xét nghiệm ung thư vú BRCA1 và BRCA2, chúng tôi còn có các dịch vụ khác như: xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn, xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant 360, sàng lọc sơ sinh, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPS. Quý khách hàng cần tư vấn, vui lòng liên hệ hotline.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *