Dấu hiệu Ung thư cổ tử cung tái phát và Cách điều trị

Theo ước tính của tổ chức Cancer Treatment Centers of America, tỉ lệ Ung thư cổ tử cung tái phát lên tới 35% trên toàn thế giới. Và các ca tái phát thường xảy ra trong khoảng 2 năm sau khi đã được điều trị. 

Ung thư cổ tử cung là một bệnh nguy hiểm của phụ nữ, bệnh này có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn mà tỷ lệ điều trị thành công sẽ khác nhau. Điều đáng lưu tâm là sau khi điều trị, bệnh có thể sẽ tái phát làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh cần phải được phát hiện sớm, đặc biệt là những phụ nữ đã quan hệ tình dục từ 30 – 45 tuổi. 

Ung thư cổ tử cung có tái phát không?

ung thư cổ tử cung tái phát

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh hiểm nghèo vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ. Tại Việt Nam, năm 2018 có khoảng 4.200 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và 2.400 bệnh nhân trong số đó đã tử vong. Vì vậy mà việc phát hiện sớm và điều trị ung thư cổ tử cung là một trong những điều kiện tiên quyết trong hiệu quả điều trị bệnh.

Ung thư cổ tử cung có tái phát và triệu chứng tái phát có thể xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau khi đã hoàn thành điều trị. Bất kỳ bệnh nhân ung thư cổ tử cung nào sau điều trị cũng đều có khả năng bị tái phát sau điều trị, đặc biệt là ở những người có độ tuổi cao, sức đề kháng kém. Các bác sĩ điều trị sẽ không thể chắc chắn sau điều trị, ung thư cổ tử cung có tái phát hay không. 

Các bệnh nhân tái phát thường sẽ bị suy sụp về tinh thần, hoài nghi, sợ hãi và đau buồn. Một số người còn cảm thấy tiêu cực hơn lần đầu tiên phát hiện bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần phải tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ, họ sẽ luôn sẵn sàng và cố gắng hết sức để lựa chọn cho bạn những phương án điều trị thích hợp nhất. 

Theo ước tính của tổ chức Cancer Treatment Centers of America[1] thì có tới gần 35% trường hợp bệnh nhân tái phát ung thư cổ tử cung hoặc mắc bệnh dai dẳng trên thế giới. Các ca tái phát thường xảy ra trong khoảng 2 năm sau khi đã được điều trị. 

Tiên lượng thời gian trung bình sau tái phát bệnh thường là từ 10 – 12 tháng. Khi tái phát bệnh có nguy cơ liên quan đến tình trạng hạch bạch huyết, kích thước của khối u, mức độ xâm lấn đến các bộ phận khác. 

Theo ước tính, có khoảng 20% người mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có khả năng tái phát. Đối với các giai đoạn càng nặng thì khả năng tái phát cũng càng cao, cao nhất có thể lên đến 75%. Vì vậy mà sau khi bệnh nhân đã được điều trị hoặc chẩn đoán, cần phải tái khám và theo dõi sức khỏe ít nhất là 5 năm sau đó. 

Ung thư cổ tử cung phát triển như thế nào

các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung tái phát là do các vùng nhỏ của tế bào ung thư trong quá trình điều trị còn sót lại và tồn tại trong cơ thể. Sau một khoảng thời gian các tế bào ung thư còn sót lại sẽ tiếp tục nhân lên và phát triển gây ra các triệu chứng ở người bệnh.  Bệnh sau tái phát thường chia thành 3 loại phổ biến nhất là tái phát cục bộ, tái phát khu vực và tái phát xa. 

  • Tái phát cục bộ: Tế bào ung thư xuất hiện tại vị trí ung thư cổ tử cung nguyên phát.
  • Tái phát khu vực: Tế bào ung thư xuất hiện gần khu vực ung thư cổ tử cung nguyên phát
  • Tái phát xa: Các tế bào ác tính xuất hiện ở một vị trí hoàn toàn khác trên cơ thể người bệnh mà gần như không có sự liên quan đến vị trí ung thư cũ trước đó.

Ung thư cổ tử cung tái phát được đặt tên theo vị trí ung thư ban đầu dù nó tái phát ở bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Các tế bào ung thư lây lan sang một cơ quan khác trên cơ thể được gọi là di căn. 

Các khối u ác tính có thể xuất hiện ở các vị trí bất kỳ trên cơ thể của người bệnh. Có thể xuất hiện ở cả vùng khung chậu, khoang bụng, gan, phổi hoặc xương. Các vị trí tái phát phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là vòng bít âm đạo, hạch cạnh động mạch chủ, khung chậu, phổi hoặc hạch thượng đòn. 

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung tái phát

Tùy vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các triệu chứng của bệnh cũng khác nhau. Đối với những trường hợp bệnh nhân tái phát tại chỗ có thể gặp tình trạng âm đạo bị chảy máu bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu trong thời kỳ mãn kinh.

Bệnh nhân tái phát thấy âm đạo tiết ra dịch bất thường dạng lỏng như nước, có màu hồng và mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó mỗi khi quan hệ tình dục, người bệnh cảm thấy bị đau vùng chậu và có nước tiểu rò rỉ từ âm đạo. 

Đặc biệt khi tái phát ung thư cổ tử cung di căn, người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu bệnh sau: Cơ thể mệt mỏi, giảm cân, thường xuyên đau lưng, đau hoặc sưng chân, đau nhức xương,.. 

Điều trị ung thư cổ tử cung tái phát như thế nào? 

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát

Sau khi đã điều trị khỏi ung thư cổ tử cung thứ phát, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi kế hoạch điều trị bệnh của bản thân. Những điều cần chú ý nhất đó là lịch trình tái khám định kỳ gồm tái khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nếu cần thiết. Sau điều trị người bệnh cần phải đi khám lại theo đúng kế hoạch để kiểm tra sức khỏe và theo dõi tình trạng ung thư tái phát có nguy cơ xảy ra hay không. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần được chia sẻ về các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung tái phát.

Khi có nghi ngờ ung thư cổ tử cung tái phát, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm để cung cấp thông tin sớm và chuẩn xác nhất cho việc chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm này có thể là xét nghiệm máu, thể dịch, chẩn đoán và hình ảnh hoặc sinh thiết mẫu bệnh phẩm. 

Điều trị ung thư cổ tử cung tái phát

phẫu thuật

Giống như lần đầu phát hiện ung thư cổ tử cung, bệnh khi tái phát cũng sẽ được điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật triệt căn, hóa trị và xạ trị. Tùy vào kết quả xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phác đồ điều trị phù hợp nhất. Để lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp nhất cần dựa vào các yếu tố sau:

  • Mục tiêu điều trị của bệnh nhân (mong muốn hoặc không mong muốn tiếp tục sinh sản ở giai đoạn 0 và 1)
  • Xem xét tình hình kích thước khối u và vị trí ung thư tái phát trong cơ thể người bệnh.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh có đủ để đáp ứng điều trị hay không.
  • Dựa vào phác đồ điều trị trước đó và kết quả của phương pháp điều trị.
  • Các tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải trong liệu trình điều trị trước.
  • Thời gian chữa trị và thời điểm kết thúc điều trị trước.

Các phương án điều trị cần phải xem xét mục tiêu và lợi ích kỳ vọng của chúng, những rủi ro và tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình điều trị. Cần phải so sánh những ảnh hưởng liên quan đến chất lượng cuộc sống người bệnh đối với từng phương pháp điều trị. 

Trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung tái phát, giảm thiểu các triệu chứng và tác dụng phụ luôn phải được coi trọng. Bệnh nhân cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, những triệu chứng mới hoặc những thay đổi của triệu chứng cũ. 

Người bệnh ở giai đoạn sớm thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này sẽ dùng cách khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt toàn bộ tử cung để loại bỏ khối u và các tế bào ác tính theo mong muốn có tiếp tục sinh con hay không của người bệnh. 

Để có thể chữa khỏi ung thư cổ tử cung tái phát thì yếu tố quan trọng nhất chính là thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn. Phụ nữ cần đi kiểm tra sức khỏe cổ tử cung thường xuyên để bảo vệ và phát hiện các bất thường sớm nhất. Cách này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho các đối tượng sau điều trị ung thư cổ tử cung nguyên phát.

CHEK Genomics là đơn vị uy tín chuyên xét nghiệm gen và tư vấn di truyền, quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về các dịch vụ của CHEK, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 091 176 3082 để được giải đáp cụ thể.

hotline 091 176 3082 checkco.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *