Ung thư phổi có di truyền không? Tỉ lệ di truyền là bao nhiêu?

Nhiều người thắc mắc là ung thư phổi có di truyền không? Tỉ lệ di truyền của căn bệnh ung thư này như thế nào? Và phương pháp đề phòng nếu có nguy cơ mắc ung thư phổi do tính chất di truyền? Cùng CHEK Genomics tìm hiểu các vấn đề trên trong bài viết dưới đây.

Ung thư phổi có di truyền không?

Ung thư phổi là gì?

ung thư phổi

Ung thư phổi xếp sau ung thư gan về độ phổ biến, biến tính nhanh và tỷ lệ gây tử vong cao trong các bệnh ung thư. Trung bình, ước tính có 1,8 triệu ca tử vong trên thế giới vì ung thư phổi.  

Ung thư phổi là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường ở một hoặc hai lá phổi. Các tế bào bất thường này thường thuộc lớp niêm mạc của đường thở. Những tế bào bất thường này phân chia và phát triển thành các khối u chèn ép, gây tắc nghẽn và cản trở chức năng phổi. 

Có 2 loại ung thư phổi: 

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chiếm tỷ lệ khoảng 15-20% các ca bệnh và thường xảy ra ở các bệnh nhân hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên nhiều với môi trường nhiều khói thuốc. Dạng ung thư này thường phát triển nhanh và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua đường máu.
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ: là ung thư phổi có nhiều u lớn bao gồm ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào lớn… Ung thư dạng này chiếm 80- 85% các ca bệnh ,thường gặp hơn tuy nhiên tiến triển chậm hơn. Có thể điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. 

Ung thư phổi có di truyền không?

ung thư phổi có di truyền không?

Thông thường, các bệnh ung thư nói chung đều liên quan đến gen và có di truyền tới các thế hệ sau trong nhà. Một trong số những tác nhân chính gây ra ung thư phổi là di truyền. Theo nhiều nghiên cứu, mọi sự thay đổi trong DNA cấu tạo gen di truyền đều ảnh hưởng tới các tế bào phổi.

Do đó, ung thư có di truyền không? Câu trả lời là . Tuy không phải mọi trường hợp mắc bệnh đều là do di truyền nhưng nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi của đời sau sẽ cao hơn.

Tỷ lệ di truyền của ung thư phổi

Nhiều người thắc mắc liệu ung thư phổi có di truyền không hoặc nếu có thì tỉ lệ di truyền là bao nhiêu? Tỷ lệ di truyền của ung thư phổi có mối liên hệ đặc biệt với một số hệ gen. 

Một số gen liên quan đến di truyền ung thư phổi 

Nhắc đến yếu tố di truyền người ta thường nhắc đến gen cơ thể. Dưới đây là một số gen có liên quan đến di truyền ung thư phổi được xác nhận như: 

  • Gen TP53: đây là gen ức chế khối u. Đột biến gen TP53 ở các tế bào dòng mầm làm mất khả năng ức chế khối u do đó tăng nguy cơ xuất hiện ung thư ở nhiều cơ quan trong đó có ung thư phổi và ung thư thường khởi phát sớm. Ung thư phổi xảy ra ở 2,3%-6,8% bệnh nhân mắc hội chứng Li-Fraumeni[1] thường là nam giới, với độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 48 tuổi. 
  • Gen HER2: là một gen gây ung thư trong họ EGFR. Nó biểu hiện quá mức ở bệnh nhân ung thư vú với tần suất 15% -20%. Tuy nhiên, trong ung thư phổi, đột biến soma của HER2 là rất hiếm. Những đột biến như vậy được tìm thấy trong 1,6% -2,5% các trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ. Chúng thường gặp ở nữ giới, châu Á, không hút thuốc, ung thư biểu mô tuyến, có liên quan đến đáp ứng điều trị kém.
  • Gen BRCA: Đột biến gen BRCA ở tế bào dòng mầm thường được nhắc tới trong ung thư vú và buồng trứng di truyền. Tuy nhiên, những người mang đột biến gen này cũng có nguy cơ mắc một số loại ung thư khác như phổi, thận, gan.
  • Gen EGFR: đột biến gen EGFR T790M ở tế bào dòng mầm làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt ở người không hút thuốc. Đột biến rất hiếm tuy nhiên được ước tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lên 31%.
  • Một số gen khác: HER2, YAP1, CHECK2… Các đột biến gen này ở tế bào dòng mầm cũng có liên quan tới việc hình thành ung thư phổi.

Tỷ lệ di truyền của ung thư phổi 

Ung thư phổi có khả năng di truyền, tuy nhiên còn phụ thuộc vào khả năng kết hợp gen mà tỉ lệ di truyền ung thư phổi sẽ tăng giảm phụ thuộc vào quan hệ huyết thống trong gia đình:

  • Người có cha mẹ, anh chị em hoặc con mắc bệnh ung thư phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh lên đến 30 – 50%.
  • Những người họ hàng mắc ung thư phổi như cô, dì, chú, bác thì tỉ lệ di truyền ở khoảng 10 – 30%.
  • Phụ nữ có tỷ lệ di truyền cao hơn nam giới

Vậy nên, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi do di truyền có thể chiếm tỉ lệ lên tới 8%. Con số tuy không nhỏ nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần giữ gìn sức khỏe lành mạnh và tầm soát ung thư thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh rất nhiều.

Cách phát hiện sớm ung thư phổi

xét nghiệm sớm ung thư phổi

Ngoài việc tìm hiểu xem liệu ung thư phổi có di truyền không, bạn cũng cần biết cách phát hiện ung thư phổi. Phát hiện sớm ung thư phổi giúp tăng cao khả năng điều trị. Cách để phát hiện sớm nhất ung thư phổi đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu bạn thấy một số dấu hiệu sức khỏe bất thường cần đi kiểm tra ngay để được chẩn đoán kịp thời. 

Bác sĩ có thể hỏi về bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Có thể cần thực hiện các thủ thuật chẩn đoán và xét nghiệm máu sâu hơn như X-quang phổi và chụp cắt lớp vi tính (CT) để phát hiện sự hiện diện của ung thư phổi. Các xét nghiệm/kiểm tra khác nhằm thu thập mẫu xét nghiệm bao gồm:

  • Tế bào học đờm: Mẫu đờm (dịch đặc ho ra từ phổi) được thu thập và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của tế bào ung thư.
  • Chọc dịch màng phổi: Dịch màng phổi (dịch từ vùng phổi) được lấy bằng cách sử dụng một kim dài và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.
  • Nội soi phế quản: Ống nội soi phế quản được đưa qua mũi hoặc miệng tới phổi để thu thập mẫu tế bào, sau đó mẫu này được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của tế bào ung thư.
  • Chọc hút bằng kim nhỏ: Một kim mảnh được sử dụng để thu thập mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết, sau đó các mẫu này được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.
  • Sinh thiết mở: Thủ thuật này được chỉ định khi nghi ngờ có mô ung thư nằm ở vùng cơ thể khó tiếp cận. Một vết nhỏ được rạch ở thành ngực để tiến hành sinh thiết trực tiếp vào u phổi hoặc hạch bạch huyết.

Nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi thì nên làm gì?

Việc bạn chia sẻ về tiền sử sức khỏe của gia đình bạn cho bác sĩ hoặc người điều trị là rất quan trọng. Điều này cũng liên quan đến việc đánh giá một phần nguyên do gây bệnh, hướng điều trị và lưu ý trong quá trình chăm sóc. 

Một số trường hợp được đánh giá xem có phải gia đình bạn có tiền sử ung thư không như: 

  • Nhiều thành viên cùng mắc một loại ung thư 
  • Ung thư ở độ tuổi trẻ hơn bình thường.
  • Một người mắc nhiều hơn 1 loại ung thư .
  • Ung thư ở cả hai cặp cơ quan (như cả hai mắt, cả thận hoặc cả hai vú)
  • Ung thư ở nhiều thế hệ (như ở ông, cha và con trai)

Khi trong gia đình bạn có người mắc ung thư phổi, bạn lo lắng rằng không biết ung thư phổi có di truyền không, việc bạn nên làm như: 

  • Sinh hoạt như bình thường, điều này có thể giúp người bệnh có tinh thần tích cực để chiến đấu với bệnh tật.
  • Lắng nghe và chia sẻ cùng bệnh nhân. Cùng người thân của mình vượt qua hoàn cảnh khó khăn nhất là về tinh thần và tư tưởng. 
  • Kiểm tra, xét nghiệm, khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh kịp thời. 
  • Có thể thực hiện xét nghiệm ADN ung thư di truyền hàng năm. 
  • Luyện tập những thói quen tốt cho sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Trên đây là một số thông tin cho câu trả lời ung thư phổi có di truyền không. Chúng tôi hi vọng bạn đọc đã có thể hiểu hơn về ung thư phổi và tính di truyền. Tuy nhiên, thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn nghi ngờ hoặc lo lắng về sức khỏe bản thân và gia đình nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất!

Đừng quên theo dõi CHEK hàng ngày để nhận thông tin sức khỏe mới nhất bạn nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x