Ung thư phổi được phân làm hai loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ. Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ lên đến 84% trong chẩn đoán bệnh ung thư phổi. Đây là loại ung thư ác tính, đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Vậy dấu hiệu nào để nhận biết về bệnh này? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị ung thư phổi ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu thông tin về loại bệnh lý này!
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là gì?
Ung thư phổi không tế bào nhỏ được hình thành khi các tế bào trong phổi có sự thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát tạo thành khối u. Khối u có thể bắt đầu ở nhiều vị trí khác nhau trong phổi.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là căn bệnh ung thư bắt đầu từ phổi và chiếm tỷ lệ lên đến 85% các trường hợp mắc ung thư phổi. Trong đó, 30% các trường hợp mắc bệnh là do các tế bào tạo thành lớp niêm mạc của các khoang và bề mặt cơ thể. Ung thư này được hình thành ở phần ngoài của phổi và được phân làm 3 loại, cụ thể là:
- Ung thư biểu mô tuyến: Đây là loại ung thư khá phổ biến và được hình thành trong các tế bào phế nang – tế bào có chức năng tạo ra chất nhầy và các chất khác. Ung thư biểu mô tuyến phát triển chậm hơn các loại ung thư khác.
- Ung thư tế bào vảy: chiếm tỷ lệ 25% trong các trường hợp mắc ung thư phổi. Ung thư tế bào vảy bắt đầu từ các tế bào ở đường dẫn khí của phổi.
- Ung thư tế bào lớn: chiếm tỷ lệ 10% các trường hợp mắc ung thư phổi. Ung thư tế bào lớn có tốc độ phát triển nhanh chóng và có khả năng di căn nhanh, gây khó khăn và trở ngại lớn cho việc điều trị bệnh.
Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ
Ung thư tế bào phổi không nhỏ do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nên, cụ thể như sau:
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có nguy cơ gây ung thư phổi như nitrosamines, bezo pyrene diol epoxide[1]. Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc có tỷ lệ mắc ung thư phổi rất cao.
Theo thống kê của Hoa Kỳ, 80% những người mắc ung thư phổi đều liên quan đến thuốc lá. Một người hút một gói thuốc mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với những người bình thường. Những người hít phải khói thuốc lá thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 30% so với những người bình thường.
Bụi amiang
Bụi amiang có dạng hình sợi và tồn tại trong nhiều loại đá, thường được sử dụng để cách nhiệt lắp đặt tại các tòa nhà. Khi hít phải bụi amiang thường xuyên sẽ gây kích ứng phổi và tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Sử dụng thuốc lá điện tử, cần sa
Tương tự như thuốc lá, thuốc lá điện tử hay cần sa chứa nhiều chất độc hại. Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài sẽ gây tổn thương đến phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có ung thư phổi không tế bào.
Khí radon
Radon là loại khí không màu, không mùi được phóng tự nhiên từ đất xà thường xuất hiện tại các góc khuất, khe hở của các tòa nhà hay nền đất. Khi hít phải khí radon có thể khiến bạn bị phơi nhiễm, nếu kéo dài sẽ gây ra ung thư phổi.
Do di truyền
Nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư phổi thì những người thân trong gia đình cũng có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn so với những người bình thường.
Các chất hóa học độc hại khác
Bên cạnh radon, amiang thì một số chất hóa học khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào không nhỏ, điển hình như khí diesel, khí trong kim loại hàn, asen, niken,…
Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ có những triệu chứng gì?
Các triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi tế bào nhỏ không đặc hiệu nên thường bị bệnh nhân chủ quan mà bỏ qua. Chính vì vậy, các trường hợp phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn.
Theo nghiên cứu, có khoảng 30% bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ được phát hiện ở giai đoạn sớm và 70% còn lại là được phát hiện ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy, người bệnh không nên lơ là mất cảnh giác, nếu có một trong những triệu chứng dưới đây thì đừng chần chừ mà đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Ho thường xuyên
Ho là triệu chứng phổ biến của ung thư phổi không tế bào nhỏ. Người bệnh sẽ có triệu chứng ho nhiều, ho thường xuyên và kéo dài dẫn đến tình trạng khản tiếng. Nếu tình trạng ho kéo dài sẽ gây ra viêm trùng phổi, viêm phế quản phổi.
Khó thở
Bên cạnh ho nhiều, ho lâu ngày, người bệnh còn có tình trạng tức ngực, khó thở, thở khó khăn, nặng nhọc. Nguyên nhân là do sự gia tăng của khối u gây chèn ép lên phổi khiến bệnh nhân khó khăn trong hô hấp.
Tức ngực
Ho thường xuyên và kéo dài sẽ gây đau và tức ngực cho bệnh nhân, nhất là mỗi khi hoạt động mạnh. Khi khối u xâm lấn vào hạch bạch huyết hoặc di căn đến thành ngực không những gây tình trạng đau, tức ngực mà người bệnh còn cảm thấy đau nhức ở vai và lưng.
Khó nuốt thức ăn
Khi khối u bắt đầu phát triển sẽ gây chèn ép thực quản và gây cản trở đến quá trình nuốt thức ăn của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn gặp tình trạng giọng nói bị thay đổi.
Ho ra máu, viêm họng
Sự phát triển của khối u gây tổn thương nghiêm trọng đến đường hô hấp, làm tổn thương đường hô hấp, viêm đường hô hấp. Chính vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát cổ họng, sưng phù, ứ máu và nặng hơn là ho ra máu.
Sụt cân
Do sự phát triển không ngừng của các tế bào ung thư gây tiêu hao năng lượng lớn trong cơ thể khiến người bệnh bị sụt cân nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh luôn trong cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và suy nhược cơ thể.
Các triệu chứng khác
Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh còn gặp nhiều tình trạng khác như sụp một bên mí mắt, đau vai, co nhỏ một bên đồng tử,…
Các giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ
Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia thành nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn tiềm ẩn: Đây là giai đoạn các tế bào ung thư xuất hiện trong dịch phổi hoặc đờm. Tuy nhiên bác sĩ không thể phát hiện hay tìm thấy được dấu hiệu của ung thư trong phổi.
- Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn khi tế bào ung thư nằm tại lớp niêm mạc đường thở
- Giai đoạn 1: Khối u xuất hiện tại một bên phổi với kích thước nhỏ. Các tế bào ung thư chưa lan đến hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 2: Khối u nằm ở một bên phổi lớn dần lên và di căn đến các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 3: Khối u lớn lên và lan rộng đến các hạch bạch huyết xa hơn hoặc di căn đến các cấu trúc xung quanh.
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư xuất hiện ở cả hai bên phổi, lan ra dịch phổi và di căn đến các bộ phận khác, điển hình như não, gan.
Cách chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ
Chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phái cũng như tiền sử của gia đình người bệnh. Từ đó nhận ra những căn cứ trên có nguy cơ mắc ung thư phổi hay không và tiến hành vào các phương pháp chẩn đoán tiếp theo.
Để chẩn đoán xem bệnh nhân có khối u trong phổi hay không, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để kiểm tra, qua đó đánh giá được tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác hay chưa. Dưới đây là một số xét nghiệm phổ biến:
- Chụp X – quang cho thấy được cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát được có bất cứ dấu hiệu bất thường gì hay không
- Chụp cộng hưởng từ MRI giúp bác sĩ quan sát được lưu lượng máu, các cơ quan và cấu trúc của cơ thể.
- Siêu âm giúp bác sĩ có thể quan sát được các hình ảnh rõ nét bên trong cơ thể thông qua các sóng âm truyền vào cơ thể.
- Chụp CT giúp tạo ra các hình ảnh cho tiết các mô , mạch máu ở trong phổi thông qua tia X cường độ cao, giúp bác sĩ có thể quan sát và chẩn đoán được bệnh.
Bên cạnh những xét nghiệm trên, bác sĩ còn làm một số xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn, cụ thể như sau:
- Xét nghiệm soi đờm để kiểm tra đờm trong cổ họng có chứa tế bào ung thư hay không
- Sinh thiết bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ từ dịch phổi hoặc những vùng có dấu hiệu bất thường.
- Nội soi phế quản và lấy mẫu mô kiểm tra bằng cách luồn một ống mảnh có gắn máy ảnh qua mũi hoặc miệng vào phổi để quan sát.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị như thế nào?
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là bệnh ung thư phổ biến. Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi không tế bào nhỏ là 5 năm với tỷ lệ 23%. Đối với những người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ khi tế bào ung thư chưa lan ra ngoài thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên đến 60%.
Trong trường hợp tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan lân cận khác trên cơ thể thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh là 33%. Khi tế bào ung thư phổi đã di căn sâu vào các bộ phận xa của cơ thể thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh là 6%.
Chính vì vậy, ung thu phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ:
Phẫu thuật
Nếu ung thư phổi không tế bào ở giai đoạn đầu thì bác sĩ nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư. Có thể cắt bỏ đi một phần hoặc toàn bộ lá phổi tùy vào độ di căn của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, người ta còn phẫu thuật phá hủy tế bào ung thư bằng cách đông lạnh hay dùng nhiệt.
Xạ trị
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Xạ trị còn được sử dụng để điều trị một số loại ung thư khác để loại bỏ tế bào ung thư mà không thể thực hiện phẫu thuật.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng thuốc. Bệnh nhân có thể uống hoặc tiêm thuốc vào tĩnh mạch, thuốc sẽ ngấm vào hệ tuần hoàn và đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, bác sĩ thường tiêm thuốc vào dịch tủy hay các cơ quan có tế bào ung thư để nhắm vào đó mà tiêu diệt chúng.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật. Thực hiện hóa trị trước phẫu thuật góp phần làm thu nhỏ khối u, giúp việc phẫu thuật cắt bỏ khối u diễn ra dễ dàng hơn. Thực hiện hóa trị sau phẫu thuật giúp loại bỏ đi các tế bào ung thư còn sót lại.
Liệu pháp điều trị đúng đích
Người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc và kháng thể để ức chế sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Điều trị trúng đích là phương pháp điều trị ít gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh hơn so với điều trị xạ trị hay hóa trị.
Liệu pháp Laser
Đây là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng ánh sáng laser chuyên dụng để kích hoạt các thuốc mà tế bào ung thư đã hấp thụ. Từ đó, các tế bào ung thư bị tiêu diệt tốt hơn và quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn mà không gây bất cứ tổn hại gì đến các tế bào khỏe mạnh.
Phát hiện những bất thường càng sớm thì cơ hội chữa khỏi ung thư phổi không tế bào nhỏ càng cao. Chính vì vậy, nếu có bất cứ nghi ngờ gì về bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà phải đi đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là một việc hết sức cần thiết, giúp phát hiện được những dấu hiệu bất thường của phổi cũng như phát hiện và ngăn chặn những điều đáng tiếc xảy ra.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Hy vọng thông tin mà CHEK Genomics cung cấp mang đến cho bạn những thông tin thật bổ ích.
Nếu có bất cứ dấu hiệu hay nghi ngờ gì về ung thư phổi không tế bào nhỏ, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!
Nguồn tham khảo
- https://my.clevelandclinic.org/health/articles/6203-non-small-cell-lung-cancer
- https://www.cancer.gov/types/lung/patient/non-small-cell-lung-treatment-pdq
- https://www.yalemedicine.org/conditions/non-small-cell-lung-cancer