Thuốc Atezolizumab được dùng để điều trị bệnh gì?

Thuốc Atezolizumab là một loại thuốc điều trị ung thư theo cơ chế miễn dịch bằng cách tiêu diệt tế bào ung thư nhờ hệ miễn dịch của tế bào. Tuy nhiên Atezolizumab có thể gây ra các tác dụng phụ nặng cho người bệnh làm nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức về các tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng thuốc Atezolizumab. 

Thuốc Atezolizumab

Tổng quan về Thuốc Atezolizumab

Atezolizumab là một loại thuốc điều trị bệnh theo theo cơ chế miễn dịch. Atezolizumab có chỉ định đóng vai trò như là loại thuốc để điều trị ung thư ở người. Cơ chế hoạt động của thuốc dựa trên sự liên kết với protein PD-L1 để giúp cho hệ miễn dịch của tế bào hoạt động tiêu diệt các tế bào ung thư tốt nhất.

Atezolizumab được sử dụng trong điều trị các loại ung thư khác nhau, trong đó có cả ung thư biểu hiện PD-L1.  PD-L1 là một loại kháng thể đơn dòng đồng thời là một loại chất giúp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Thường xuất hiện trong liệu pháp điều trị trúng đích.

Thuốc Atezolizumab được sử dụng trong thực hành là đơn trị liệu hoặc được phối hợp với các loại thuốc khác.  Các thuốc này đều có tác dụng điều trị các loại u ác tính như ung thư mô tế bào gan, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư biểu mô bàng quang, ung thư vú. Tùy vào tình trạng ung thư của bệnh nhân sau khi làm xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn hoặc xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant360 mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kèm Atezolizumab để làm tăng hiệu quả điều trị.

Atezolizumab là thuốc có đường dùng được sử dụng dưới dạng tiêm truyền vào tĩnh mạch của cơ thể người bệnh. Ở lần đầu tiên khi truyền Atezolizumab, thời gian truyền thuốc cho người bệnh cần đảm bảo ít nhất trong thời gian một giờ đồng hồ. Khi người bệnh không có phản ứng với thuốc mới có thể giảm thời gian truyền thuốc ở lần tiếp theo là thời gian 30 phút. 

Người bệnh được truyền Atezolizumab 3 tuần một lần theo chỉ định của thuốc. Thời gian điều trị bằng thuốc có thể kéo dài trong 2 năm nếu đảm bảo được hiệu quả của thuốc điều trị ung thư. Ngoài ra nếu không có tác dụng phụ nào ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng chịu đựng của người bệnh thì điều trị vẫn có thể được kéo dài trong khoảng 2 năm.

Dùng Thuốc Atezolizumab để điều trị bệnh gì?

Thuốc Atezolizumab đã được chấp thuận trong điều trị lâm sàng các bệnh u ác tính như:

Điều trị bệnh ung thư vú có protein PD-L1

Với công thức hạt nano ổn định albumin paclitaxel, thuốc Atezolizumab được sử dụng cho đối tượng người bệnh là người lớn. Những người bị ung thư tiến triển tại chỗ, đã di căn hoặc không thể loại bỏ khối u bằng phẫu thuật đều sẽ được sử dụng loại thuốc này trong điều trị.

Điều trị bệnh ung thư gan

ung thư gan

Với loại ung thư gan đã di căn hoặc không loại bỏ khối u bằng phẫu thuật, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc Atezolizumab. Atezolizumab sẽ được sử dụng phối hợp với bevacizumab với đối tượng bệnh nhân chưa được điều trị toàn thân.

Điều trị khối u ác tính do đột biến trong gen BRAF

Đối với các khối u ác tính có một số đột biến nhất định xuất hiện trong gen BRAF, thuốc Atezolizumab được phối hợp với các loại thuốc khác như cobimetinib fumarate và vemurafenib. Sự phối hợp này dùng cho bệnh nhân là người lớn bị ung thư di căn hoặc không thể loại bỏ được khối u bằng phương pháp phẫu thuật.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ

ung thư phổi không tế bào nhỏ

Atezolizumab được sử dụng trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ đã di căn. Thuốc được dùng như một liệu pháp ưu tiên nhất ở người lớn mắc ung thư có protein PD-L1 và không có đột biến gen EGFR hoặc đột biến gen ALK. 

Điều trị ung thư tế bào nhỏ

Thuốc Atezolizumab được sử dụng cùng với carboplatin và etoposide trong điều trị ung thư tế bào nhỏ. Được coi là liệu pháp đầu tay giúp điều trị bệnh ở người lớn mắc ung thư trong giai đoạn tiến triển. 

Điều trị ung thư mô tuyến bàng quang

Atezolizumab được sử dụng trong điều trị ung thư mô tuyến bàng quang tiến triển tại chỗ hoặc di căn. Thuốc được sử dụng ở người lớn bị bệnh ung thư có protein PD-L1[1] không thể điều trị bằng cisplatin. Với những bệnh nhân không thể điều trị ung thư bằng các thuốc hóa trị khác hoặc tình trạng bệnh đã trở lên nặng nề trong và sau điều trị bằng hóa trị cũng đều là đối tượng sử dụng của loại thuốc này. 

Tác dụng phụ khi sử dụng Atezolizumab trong điều trị 

Với việc sử dụng thuốc Atezolizumab, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng do loại thuốc này gây nên như:

  • Viêm phổi: Người bệnh sử dụng thuốc có thể xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh viêm phổi như ho, khó thở, đau ngực. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng hơn tùy vào từng đối tượng sử dụng.
  • Viêm gan: các triệu chứng của bệnh viêm gan do tác dụng phụ của thuốc gây lên có thể gặp phải như vàng da, củng mạc mắt, buồn ngủ, ăn không ngon, buồn nôn, nôn dữ dội. Một vài triệu chứng nặng hơn như đau bên phải vùng dạ dày, nước tiểu sẫm màu, chảy máu tự phát, dễ bầm tím trên da. 
  • Viêm đại tràng: người bị viêm đại tràng do tác dụng phụ của thuốc có các triệu chứng như tiêu chảy, đi đại tiện nhiều hơn bình thường, đại tiện lẫn máu trong phân, phân sẫm màu hoặc lẫn chất nhầy, hắc ín, dây dính, đau và căng vùng dạ dày.
  • Xuất hiện các vấn đề về tuyến hormone, đặc biệt là tại tuyến giáp, thận, tuyến tụy và tuyến yên. Các triệu chứng khi tuyến hormone hoạt động bất thường như đau đầu, mệt mỏi, tăng cân, giảm cân, cảm thấy đói và khát hơn bình thường, chóng mặt, ngất xỉu, rụng tóc, dễ thay đổi tâm trạng. Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác như cơ thể cảm thấy lạnh, táo bón, giọng nói trầm hơn bình thường, buồn đi tiểu nhiều, buồn nôn, nôn mửa và bị đau vùng dạ dày.  
  • Gặp các triệu chứng xấu ở các cơ quan khác trong cơ thể: Người bệnh có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng ở các cơ quan khác như: yếu cơ nghiêm trọng, tê, ngứa ở tay hoặc chân, đầu óc lú lẫn, mắt kém nhìn mờ, nhìn đôi, thay đổi tâm trạng, hành vi, nhạy cảm với ánh sáng, gặp chứng cứng cổ, đau mắt đỏ, da phồng rộp, bong tróc, đau tức ngực, nhịp tim không ổn định, thở khó, sưng mắt cá chân.
  • Tác dụng phụ gây nhiễm trùng nặng: Bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng nặng như sốt, ho, đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, đau nhức lưng.
  • Có phản ứng nghiêm trọng khi truyền dịch: Người bệnh có triệu chứng ớn lạnh, run rẩy, ngứa và phát ban, đỏ bừng, khó thở, thở khò khè, sưng mặt và môi, chóng mặt, đau lưng, đau cổ, sốt cao.

Lưu ý khi sử dụng Atezolizumab trong điều trị bệnh

Bệnh nhân cần được bác sĩ kiểm tra tình trạng ung thư bằng cách thường xuyên thăm khám để đảm bảo thuốc được hoạt động tốt. Người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra xem có xuất hiện hiện các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc hay không.

Thuốc Atezolizumab chống chỉ định cho mẹ bầu do tác dụng phụ của thuốc có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy mà nếu nghi ngờ bệnh nhân nữ mang thai, bác sĩ cần tiến hành cho bệnh nhân thử thai trước khi bắt đầu dùng thuốc điều trị bệnh. Nếu bệnh nhân nữ đang trong quá trình điều trị bằng thuốc Atezolizumab cần sử dụng các hình thức tránh thai hiệu quả để không mang thai trong khi đang điều trị.

Trong khi truyền thuốc, nếu bệnh nhân gặp các dấu hiệu bất kỳ như ho, tức ngực, khó thở cần báo ngay cho bác sĩ điều trị. Các triệu chứng này là những tác dụng phụ của thuốc gây nên các vấn đề nghiêm trọng của phổi. Ngoài ra nếu cảm thấy bị đau hoặc căng vùng bụng trên, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, mắt – da vàng,.. cũng cần báo ngay cho bác sĩ biết tình hình của bạn. Đây có thể là triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến các vấn đề của gan.

Khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy ra nước hoặc ra máu, sốt cao sau truyền thuốc,.. có thể bạn đang bị viêm đại tràng do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra bệnh nhân có thể có các vấn đề về tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc tuyến giáp khi sử dụng thuốc. Khi có các thay đổi xảy ra, người bệnh cần nhanh chóng cho bác sĩ biết nhất là khi gặp dấu hiệu như tâm trạng và hành vi bị thay đổi, táo bón, cảm thấy lạnh và nhạy cảm với nhiệt độ, da và tóc khô, đổ mồ hôi, khó thở, cân nặng thay đổi thất thường. 

Thuốc Atezolizumab gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Để biết được sự thay đổi cần phải làm các xét nghiệm đường trong máu hoặc trong nước tiểu. Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau đầu, lú lẫn, co giật hoặc nôn mửa khi truyền thuốc thì rất có thể đây là các triệu chứng của bệnh viêm não, viêm màng não.

Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc còn gây ra một vài các loại bệnh khác mà bệnh nhân có thể gặp phải. Cần báo với bác sĩ điều trị ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh:

  • Viêm cơ tim: đau ngực, khó chịu, sốt, ớn lạnh, khó thở, tim đập nhanh.
  • Nhiễm trùng: ho không khỏi, đổ mồ hôi ban đêm, sốt, ớn lạnh, sụt cân, đi tiểu đa, nghẹt mũi, nhức đầu, mờ mắt.
  • Phản ứng truyền dịch: phát ban trên da, chóng mặt, khó thở, tức ngực, sưng mặt và tay, sốt, ớn lạnh.
  • Phản ứng trên da: phồng rộp, bong tróc da, ớn lạnh, ho, tiêu chảy, ngứa và đau khớp, cơ, mắt đỏ, da tổn thương, sưng môi và miệng, sưng hạch, chảy máu, xuất hiện các vết bầm tím bất thường, mệt mỏi, suy nhược. 
  • Tăng nguy cơ thải ghép nội tạng.
  • Chậm có thai hoặc vô sinh ở phụ nữ.

Bệnh nhân có thể được chỉ định truyền thuốc Atezolizumab sau hóa trị , dùng đơn độc hoặc sử dụng với các loại thuốc khác để ngăn chặn PD-L1 giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư. CHEK Genomics hy vong bạn không gặp phải các tác dụng phụ của thuốc và điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nguồn:

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a616035.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *