Xu hướng tử vong do ung thư từ việc phát triển khối u ác tính đã tăng cao trong những năm vừa qua. Bệnh ác tính đã trở thành một mối quan tâm thường trực về sức khỏe của người dân, từ đó dẫn đến những tác động kinh tế và xã hội đáng kể đối với những cá nhân mắc bệnh ác tính và gia đình của họ. Việc thăm khám, tầm soát sức khỏe thường xuyên là một giải pháp tốt để phát hiện sớm và điều trị các u ác tính.
U ác tính là gì?
Khối u ác tính là một đặc điểm của bệnh ung thư. Thuật ngữ này đề cập đến sự hiện diện của các tế bào ung thư có khả năng lây lan (di căn) đến các vị trí khác trong cơ thể hoặc xâm lấn cục bộ và phá hủy các mô.
Các tế bào ác tính có thể quay trở lại (tái phát) sau khi đã thực hiện tất cả điều trị khiến nó thu nhỏ hoặc loại bỏ và tiêu diệt. Không như khối u lành tính, một khối u ác tính trái ngược ở chỗ không có giới hạn sự phát triển, nó có khả năng xâm lấn vào các mô, cơ quan lân cận và có thể có khả năng di căn đến các mô, cơ quan ở xa hơn. Nó có xu hướng phát triển nhanh chóng và không chết đi do những thay đổi, biến đổi trong cấu trúc gen.
Tại một số cơ quan nghiên cứu về ung thư thì khối u ác tính được cho là thuật ngữ mô tả bệnh ung thư.
Triệu chứng
Khi các u ác tính được hình thành, các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi khối u phát triển đáng kể về khối lượng. Các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sẽ phụ thuộc vào vị trí, kích thước và loại khối u. Thông thường, nó khá chung chung và có thể kết hợp hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó có thể khó chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán nhầm.
Ngoài ra, một số dấu hiệu thường rõ ràng hơn ở những giai đoạn cuối và di căn khắp cơ thể. Khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu mới đi khám thì bệnh đã gần như khó có thể cứu vãn.
Các dấu hiệu chung của u ác tính có thể như:
- Sụt cân khi không cần cố gắng giảm cân
- Sốt bất thường.
- Mệt mỏi hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn.
- Đau gồm nhức đầu hoặc nhức xương
- Thay đổi da (xuất hiện nốt ruồi hoặc những vết sưng mới)
- Ho và chảy máu bất thường.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng ở phụ nữ bao gồm: Đau bụng và chướng bụng, thay đổi ở vú, tức là có thể khi sờ tay vào vú cảm giác có khối u trong đó.
Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng ở nam giới bao gồm: Đau ở bìu, sự phát triển bất thường ở bìu hoặc khó đi tiểu.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân kết hợp dẫn đến việc phát triển các khối u ác tính. Những lý do có thể giải thích sự phát triển của chúng sẽ bao gồm yếu tố di truyền và tiền sử gia đình, các yếu tố khởi phát như bệnh truyền nhiễm và do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như ghép tạng.
- Yếu tố khởi phát. Các bệnh truyền nhiễm đóng một vai trò trong sự phát triển của tế bào ác tính, với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể tạo ra vô số tế bào ác tính. Các nguyên nhân này bao gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và do vi rút.
- Yếu tố nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh bao gồm việc hút thuốc, hay phơi nắng và tiền sử ung thư trong gia đình.
Khối u ác tính phát hiện sau ghép tạng. Những người trải qua phẫu thuật cấy ghép tạng có nguy cơ phát triển tế bào ác tính cao hơn so với người bình thường. Dạng tế bào ác tính phổ biến nhất là ung thư da và rối loạn tăng sinh bạch huyết sau cấy ghép.
Ngoài ra trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân ghép tạng cũng có nguy cơ mắc ung thư từ tạng được hiến do người hiến đã bị ung thư. Những tế bào ung thư từ tạng được hiến sẽ phát triển và có thể di căn suốt toàn cơ thể.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể xác định khối u ác tính chính xác. Bác sĩ có thể sử dụng chụp X quang hoặc xét nghiệm MRI, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính…để xác định sự hiện diện của khối u.
Trong trường hợp phát hiện khối u, bệnh nhân sau đó sẽ yêu cầu sinh thiết hoặc sử dụng phương pháp hóa mô miễn dịch để chẩn đoán phát hiện ra u ác tính hay u lành tính. Việc điều trị được thực hiện ngay sau đó. Các hình thức điều trị bao gồm hóa trị, phẫu thuật, chiếu xạ và tăng thân nhiệt, trong số nhiều hình thức khác.
Điều trị
Mục tiêu của điều trị khối u, hay điều trị ung thư là giảm sự phát triển của tế bào và khối u ác tính. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị có thể được sử dụng để thu nhỏ ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư để cho phép người bệnh sống mà không có triệu chứng của tế bào ác tính càng lâu càng tốt.
Các phương pháp điều trị u ác tính có thể được bác sĩ sử dụng như:
- Phương pháp điều trị chính: Mục tiêu của phương pháp điều trị chính là loại bỏ hoàn toàn tế bào khối u ác tính khỏi cơ thể bạn hoặc tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị chính phổ biến nhất đối với các loại tế bào ác tính là phẫu thuật. Nếu người bệnh đáp ứng tốt với phương pháp xạ trị hoặc hóa trị thì họ có thể được bác sĩ sử dụng liệu pháp đó làm phương pháp điều trị chính.
- Điều trị bổ trợ: Mục tiêu của liệu pháp bổ trợ là tiêu diệt bất kỳ tế bào ác tính của ung thư nào có thể còn sót lại sau khi điều trị chính để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có thể được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ. Các liệu pháp bổ trợ phổ biến bao gồm hóa trị, xạ trị và liệu pháp hormone.
- Liệu pháp bổ trợ tiền ung thư: Liệu pháp này cũng tương tự như điều trị bổ trợ nhưng các phương pháp điều trị được sử dụng trước khi điều trị chính để việc điều trị dễ dàng hơn hoặc hiệu quả hơn.
- Điều trị giảm nhẹ. Các phương pháp điều trị giảm nhẹ có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ của điều trị hoặc các dấu hiệu do chính tế bào ung thư ác tính gây ra. Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và liệu pháp hormone đều có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng. Các loại thuốc khác có thể làm giảm các triệu chứng như đau đớn và khó thở.
Các lựa chọn và phương pháp điều trị trong ung thư sẽ bao gồm:
- Phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ tế bào ung thư hoặc càng nhiều khối u càng tốt.
- Hóa trị liệu. Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị. Xạ trị sử dụng chùm năng lượng cao, chẳng hạn như tia X hoặc proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Cấy ghép tủy xương. Tủy xương là vật liệu bên trong xương để tạo ra các tế bào máu từ các tế bào gốc của máu. Ghép tủy xương, còn được gọi là cấy ghép tế bào gốc, có thể sử dụng tế bào gốc từ tủy xương của chính người bệnh hoặc tế bào gốc từ người hiến tặng.
- Liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch, còn được gọi là liệu pháp sinh học, sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Khối u có thể tồn tại mà không bị kiểm soát trong cơ thể vì hệ thống miễn dịch không nhận ra nó là kẻ xâm nhập. Liệu pháp miễn dịch có thể giúp hệ thống miễn dịch “nhìn thấy” khối u ung thư và tấn công nó.
- Liệu pháp hormone. Một số loại ung thư được thúc đẩy bởi kích thích tố của cơ thể. Ví dụ như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Loại bỏ các hormone đó khỏi cơ thể hoặc ngăn chặn tác động của chúng có thể khiến các tế bào ác tính ngừng phát triển.
- Điều trị trúng đích.
- Phương pháp đông lạnh / áp lạnh. Phương pháp điều trị này tiêu diệt các tế bào u ác tính bằng nhiệt độ cực lạnh. Một loại khí được bơm vào để làm đông lạnh mô. Sau đó, mô được tiến hành rã đông. Quá trình đông lạnh và rã đông được lặp lại nhiều lần trong cùng một đợt điều trị để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Các phương pháp điều trị khác có thể cũng được áp dụng tùy thuộc vào loại khối u của bạn.
Phòng ngừa
Tuy rằng còn nhiều tranh cãi về việc ngăn ngừa u ác tính nhưng việc phát triển một chế độ ăn, một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa rất nhiều nguy cơ phát triển tế bào ác tính, điều này bao gồm:
- Hạn chế sử dụng thuốc lá: hạn chế thuốc lá giúp phòng tránh ung thư phổi.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Mặc dù thực hiện các lựa chọn lành mạnh trong bữa ăn không thể đảm bảo việc ngăn ngừa ung thư, nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ có các khối u ác trong cơ thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể chất: Duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết và thận. Do đó nên có lịch trình tập thể thao trong ít nhất 2 – 3 ngày trong tuần.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất – và là một trong những bệnh có thể phòng ngừa được.
- Tiêm phòng: việc phòng chống khối u cũng bao gồm việc phòng tránh một số bệnh từ những vi rút nhất định. Do đó nên tiêm chủng tốt như tiêm ngừa viêm gan B, HPV sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi việc nhiễm những virus này.
Tránh các hành vi nguy cơ có thể dẫn đến nhiễm trùng và tăng nguy cơ có khối u
- Thực hiện hành vi tình dục an toàn: Điều này liên quan đến các bệnh lây qua đường tình dục như HPV, HIV, trong đó những người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao bị ung thư hậu môn, gan và phổi còn HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung và tăng nguy cơ ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật,…
- Không dùng chung kim tiêm. Điều này dẫn đến HIV, nhiễm viêm gan B, C – tăng nguy cơ ung thư gan.
- Tầm soát ung thư thường xuyên: Nên thường xuyên tự kiểm tra và tầm soát các loại ung thư – chẳng hạn như ung thư da, ruột kết, cổ tử cung và vú – có thể làm tăng cơ hội phát hiện ung thư sớm, khi điều trị sẽ có nhiều khả năng thành công trong việc gia tăng tỉ lệ sống sót.
6. Hỏi-Đáp
6.1. U ác tính có phải là ung thư không?
Như đã nói ở trên và theo Viện ung thư quốc gia tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ thì khối u ác tính là một thuật ngữ y học được sử dụng để mô tả bệnh ung thư. Nó miêu tả việc các tế bào ác tính phát triển một cách mất kiểm soát, có thể xâm lấn các mô lân cận và lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua hệ thống máu và bạch huyết.
Do đó khối u ác là ung thư và nó là một định nghĩa thay thế cho ung thư.
6.2. U ác tính sống được bao lâu
Thật khó để có câu trả lời cho câu hỏi này bởi vì tỉ lệ sống sót của người có u ác tính sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố này bao gồm:
- Loại ung thư và vị trí của nó trong cơ thể bạn. Một số loại ung thư có vị trí tránh đi những cơ quan yếu hại sẽ có tỉ lệ sống sót cao hơn, tỷ lệ điều trị thành công cao hơn. Điều này gia tăng tỷ lệ sống sót.
- Giai đoạn chẩn đoán ra ung thư. Nó đề cập đến kích thước của khối u và nó có di căn đến các bộ phận khác của cơ thể bạn hay không. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc tiên lượng bệnh. Phát hiện bệnh quá trễ ở giai đoạn sau thì kích thước khối u đã lớn và nó đã di căn sang nhiều bộ phận, cơ quan sẽ khó khăn trong việc điều trị, tỉ lệ sống sót cũng không quá cao.
- Cấp độ của bệnh ung thư: nó đề cập đến mức độ bất thường của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi.
- Một số đặc điểm của tế bào ung thư
- Tuổi và mức độ khỏe mạnh của người đó trước khi có khối u.Tình trạng sức khỏe tốt sẽ giúp ích hơn trong việc gia tăng tuổi thọ và phản ứng tốt hơn với việc điều trị.
- Phác đồ điều trị bệnh và phản ứng của cơ thể với việc điều trị khối u.
6.3. U ác tính có chữa được không?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm khối u ác tính mà chỉ có phương pháp điều trị giúp thuyên giảm, tức đẩy lùi dấu hiệu ung thư. Bệnh nhân có thể thuyên giảm một phần khi khối u đã thu nhỏ hoặc thuyên giảm toàn phần khi khối u được cho là biến mất nhưng tế bào khối u vẫn có thể đang tồn tại trong cơ thể. Nó có thể tái phát trong 5 năm đầu tiên sau điều trị.
Mặc dù một số bác sĩ có thể sử dụng thuật ngữ “chữa khỏi hoàn toàn” khi đề cập đến bệnh ung thư không tái phát trong vòng 5 năm nhưng thực tế nó vẫn có khả năng tái phát do vẫn có tế bào khối u. Điều này có nghĩa là khối u ác sẽ không bao giờ thực sự được chữa khỏi.
6.4. U ác tính có mổ được không?
Mổ có thể giúp quản lý và điều trị khối u ác tính bằng cách loại bỏ nó bao gồm xác định vị trí của nó hoặc xác định xem liệu đã có sự lây lan sang các cơ quan khác hay chưa để tiến hành mổ. Cuộc phẫu thuật khối u bao gồm tiểu phẫu khi khối u mới xâm lấn một vùng nhỏ, nó sẽ loại bỏ tế bào ác tính mà không xâm phạm đến khối u, mổ bóc tách khối u, mổ cắt bỏ cơ quan có nguy cơ xâm lấn sang các cơ quan khác.
Tùy vào tình trạng khối u, loại hình ung thư mà phương pháp mổ cũng khác nhau.
6.5. U ác tính có đau không?
Khối u ác tính có gây đau đớn cho người bệnh không là câu hỏi được nhiều người băn khoăn. Câu trả lời là có và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và tất cả các bệnh ung thư đều có khả năng gây ra đau đớn
Thực tế, theo nguồn tin tin cậy từ Pubmed Central thì họ đã ước tính rằng khoảng 66% những người bị ung thư và u ác sẽ cảm thấy đau đớn tại một số thời điểm.
Những nguyên nhân chính dẫn đến việc đau đến từ các u ác tính bao gồm:
- Khối u đè nặng lên các cơ quan: Khi khối u phát triển, nó có thể chèn ép các dây thần kinh và cơ quan lân cận, dẫn đến đau đớn. Nếu một khối u di căn đến cột sống, nó có thể gây đau do đè lên các dây thần kinh của tủy sống (chèn ép tủy sống ).
- Di căn. Nếu ung thư di căn (lan rộng), nó có thể gây đau ở các vùng và cơ quan khác trên cơ thể. Thông thường, sự lây lan của u ác tính liên quan đến xương sẽ đặc biệt gây đau đớn nhiều hơn.
Mức độ đau do ung thư mà bạn có thể gặp phải cũng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, điều này bao gồm:
- loại ung thư
- giai đoạn ung thư và liệu nó đã lan rộng , hoặc di căn hay chưa
- khả năng chịu đau của cá nhân bạn
- các tình trạng sức khỏe khác của cá nhân
- các loại phương pháp và liệu pháp điều trị đang thực hiện
Theo Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ[1] thì những người trẻ tuổi có nhiều khả năng bị đau do ung thư hơn và những người bị ung thư giai đoạn cuối có xu hướng bị đau dữ dội hơn.
Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân có khối u ác tính sử dụng để giảm đau do ung thư bao gồm: acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như celecoxib, diclofenac, ibuprofen, ketoprofen, ketorolac,…
Nếu bị đau dữ dội bạn có thể được bác sĩ kê đơn opioid . Đây là những loại thuốc giảm đau mạnh và nếu dung nạp không kiểm soát sẽ có thể dẫn đến nghiện , vì vậy việc sử dụng chúng phải được theo dõi cẩn thận. Opioid phổ biến được sử dụng để giảm đau do ung thư là: buprenorphine, codeine, fentanyl, hydrocodone, hydromorphone,…
Ngoài cơn đau do chính bệnh ung thư gây ra, các loại phương pháp điều trị ung thư khác nhau cũng có thể dẫn đến đau đớn. Điều này bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ, cơn đau chi ma – cơn đau ảo gây khó chịu ở vùng đã bị cắt bỏ, hóa trị, xạ trị.
Kết luận
Tuy u ác tính có thể đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của con người nhưng việc phát hiện sớm và tầm soát bệnh thường xuyên sẽ giúp phát hiện bệnh sớm từ đó điều trị kịp thời gia tăng tuổi thọ cho người mắc. Việc có một chế độ ăn đầy đủ với thực phẩm chứa các thực phẩm chống oxy hóa và có một lối sống lành mạnh tránh các tác nhân gây bệnh là những điều giúp phòng ngừa ung thư hữu hiệu nhất.
CHEK Genomics hy vọng với những thông tin ở trên đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về dạng u ác tính. Nếu có vấn đề cần được tư vấn giải đáp, liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline để được tư vấn kịp thời.