Hiện nay rất nhiều trường hợp bệnh nhân không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi. 85% các ca mắc ung thư phổi đều có nguyên nhân chính là do hút thuốc lá trong một thời gian quá dài. Tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất. Có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra ung thư phổi. Vậy những yếu tố tác động đó là gì? Tại sao không hút thuốc vẫn mắc bệnh và biểu hiện của bệnh ung thư phổi ra sao? Cùng tìm câu trả lời nhé!
08 nguyên nhân không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi
Đa số các trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi đều có nguyên nhân chính là hút thuốc lá. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mắc ung thư phổi đều là do hút thuốc. Nhiều bệnh nhân không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi, đặc biệt là ở những người bệnh là nữ giới. Độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, người bệnh đã từng sử dụng thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự người hút thuốc.
Lượng bệnh nhân không hút thuốc có khối u ung thư phổi chiếm khoảng 20%. Bên cạnh khói thuốc, có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra ung thư phổi sau đây:
Hút thuốc lá thụ động
Việc bạn không tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá nhưng vẫn hít phải khói thuốc trong không khí được gọi là hút thuốc lá thụ động. Khói thuốc bao gồm bụi và khí. Theo thống kê, có khoảng hơn 4000 chất hóa học có trong khói thuốc và có tới 40 chất trong số đó là tác nhân gây ra ung thư. Có thể kể đến như benzene, nicotin, ammonia, acetone,…. Những chất hóa học này ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, nội tiết và mạch máu của người hút thuốc, gây ra nhiều vấn đề cho tim mạch, làm giảm trí nhớ và gây ung thư.
Một người hút thuốc thường thở ra ngoài không khí 2 luồng khói gọi là luồng chính và luồng phụ. Khoảng 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính và 80% lượng khói còn lại hít vào trong luồng phụ. Theo nghiên cứu, luồng khói phụ chứa nhiều thành phần độc hại và có khả năng gây ra ung thư nhiều hơn luồng chính.
Luôn có một số đối tượng cực kỳ nhạy cảm với khói thuốc lá như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh tim hoặc những người có vấn đề về đường hô hấp. Những người không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi tương tự những người hút thuốc. Cụ thể:
- Ở trẻ em: tiếp xúc với khói thuốc quá lâu có thể gây viêm phế quản, ngạt, hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
- Ở người lớn: hút thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và bệnh ung thư phổi.
Do đó, ngày càng nhiều các chương trình cai thuốc lá được tuyên truyền và tổ chức nhằm mang lại lợi ích cho chính những người thường xuyên sử dụng thuốc và cả những người xung quanh.
Yếu tố môi trường
Bên cạnh việc hút thuốc lá thụ động, có rất nhiều nguyên nhân khách quan thuộc về môi trường bên ngoài khiến các bệnh nhân không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi như:
Khí Radon
Một trong những loại khí gây hại cho sức khỏe con người và là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi là khí Radon. Khí Radon tồn tại ở nồng độ khá thấp trong không khí tự nhiên nhưng sẽ tăng dần tại các tòa nhà cao tầng. Chúng có trong đất, đá nên bạn sẽ không thể nhìn thấy hay ngửi được loại khí này.
Nếu thường xuyên hít phải khí Radon trong một thời gian dài, chúng sẽ xâm nhập dần vào phổi của bạn và phá hủy các tế bào tồn tại trong đó, gây ra tình trạng ung thư phổi.
Một khi tình trạng khí radon trong nhà hoặc nơi làm việc của bạn quá cao, hãy tiến hành trám lại ngay các vết nứt tồn tại trên sàn và tường. Đồng thời, có thể áp dụng một số kỹ thuật khác để giảm thiểu lượng khí radon có trong nhà.
Khí Amiăng
Khí Amiăng có nhiều trong các loại vật liệu xây dựng, hít phải loại sợi độc này có thể là nguyên nhân gây ra ung thư. Những người sống tại các khu nhà cũ hay tại các công trình có vật liệu đã xuống cấp, hư hỏng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đôi khi, Amiăng tồn tại trong gạch hoặc đường ống dẫn hơi nước trong các khu nhà xuống cấp.
Ô nhiễm không khí
Tình trạng ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều vấn đề xấu với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí gây biến đổi ADN và là tiền đề của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, trong đó có ung thư phổi.
Khoảng 1 đến 2% các ca mắc ung thư phổi có nguyên nhân gây bệnh là do ô nhiễm không khí. Khói bụi, hóa chất và khí thải ô nhiễm thải ra từ xe cộ, các nhà máy và nhiều nguồn khác nhau phá hủy môi trường không khí tự nhiên, gây ung thư phổi.
Thêm vào đó, trẻ em, phụ nữ hiện đang là những đối tượng không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi chiếm tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân chính là do sự ô nhiễm không khí từ ngay trong nhà, khói bụi từ khói lửa hay than có thể gây ra ung thư.
Lối sống
Lối sống cũng là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng nhất định tới nguy cơ mắc ung thư của con người. Theo thống kê, những người có lối sống không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn so với những người sống khoa học. Chế độ ăn uống thiếu kiểm soát, ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn cũng làm tăng khả năng mắc ung thư phổi.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh hiệu quả là ăn nhiều rau xanh, trái cây hoặc các loại hạt,… Phương pháp này có thể áp dụng cho cả những người hút thuốc và không hút thuốc lá.
Mắc bệnh phổi mãn tính và do cơ địa
Nếu chẳng may từng có tiền sử mắc một số bệnh liên quan đến phổi hay đường hô hấp, nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn sẽ cao hơn so với những người bình thường. Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân mắc ung thư phổi đã từng mắc lao phổi, bụi phổi, hay phổi silic mãn tính.
Thêm vào đó, nếu gặp phải tình trạng sẹo xơ do việc điều trị viêm phế quản gây ra và không được điều trị, ngăn chặn kịp thời, những vảy tế bào bình thường có thể phát triển thành ung thư phổi.
Yếu tố di truyền
Nguy cơ mắc ung thư phổi thường tăng gấp đôi ở những người có người thân từng mắc bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên Oncology Letter, có rất ít loại gen đặc biệt được xác định có liên quan đến ung thư phổi. Do đó, nguyên nhân mắc bệnh chưa thể biết chắc chắn là do gen hay do tiếp xúc với người thân có hút thuốc lá. Rất có thể đó là sự tổng hợp của cả gen di truyền và sự ô nhiễm môi trường do họ cùng chung sống với nhau.
Đột biến gen
Ngoài ra, một vài trường hợp đột biến gen, có sự thay đổi ngẫu nhiên trong gen cũng có thể gây ra bệnh, trong đó có ung thư phổi. EGFR và ALK là hai loại đột biến thường gặp nhất gây ra ung thư phổi. Có một số loại đột biến xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân không hút thuốc lá. Các trường hợp người bệnh có ADN chứa tế bào phổi đột biến, tăng nguy cơ mắc ung thư có thể kể tới như:
- Khả năng tự loại bỏ hóa chất của cơ thể kém.
- Nhiễm sắc thể số 6 gặp một số vấn đề làm tăng khả năng mắc ung thư phổi.
- Khả năng tự sửa chữa ADN bị hư hỏng không tốt dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.
Thông thường, chi phí cho việc xét nghiệm, kiểm tra sự biến đổi bất thường trong gen khá tốn kém và mất nhiều thời gian để thực hiện. Do đó, mỗi người nên biết cách tự bảo vệ sức khỏe bản thân tránh xa những nguy cơ gây bệnh.
Chế độ ăn uống
Lượng thức ăn và loại thực phẩm bạn đưa vào cơ thể mỗi ngày có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tổng thể cũng như quá trình phát triển của phổi. Nếu bạn không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi, khả năng nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Theo nghiên cứu và thử nghiệm, các chuyên gia cho rằng với những người thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, nguy cơ mắc bệnh lại cao hơn.
Một số loại thức ăn bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều là các loại thịt đỏ, sản phẩm chứa đường, bánh quy, thức ăn sẵn,…. Đồng thời nên ưu tiên chọn ăn các loại rau xanh, khoai lang, lúa mì nguyên hạt, các loại đậu và ăn nhiều trái cây.
Xạ trị ở ngực
Rất nhiều phụ nữ đã từng xạ trị điều trị ung thư vú và trẻ mắc ung thư hạch Hodgkins[1] được ghi nhận là mắc ung thư phổi. Nguy cơ mắc loại ung thư này thường có tỷ lệ cao hơn ở những bệnh nhân đã từng tiến hành xạ trị ở ngực.
Biểu hiện ung thư phổi
Nguy cơ người bệnh không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi cũng ngang với các bệnh nhân có sử dụng hút thuốc. Để có thể phát hiện bệnh từ sớm và tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp, trước hết cần tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh. Khi bệnh phát triển ở giai đoạn đầu, rất ít người chú ý và có thể nhận biết. Đa số các trường hợp ung thư phổi đều phát hiện ra bệnh khi đã ở những giai đoạn muộn.
Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh ung thư phổi bạn mà bạn nên chú ý để nhằm phát hiện bệnh kịp thời:
- Khó thở hoặc gặp tình trạng thở khò khè.
- Ho kéo dài hoặc ho nặng dần, khàn tiếng.
- Khó chịu hoặc cảm thấy đau ở vùng ngực. Nhận thấy có hạch sưng ở trong ngực hoặc vùng giữa phổi.
- Có máu trong đờm.
- Khó nuốt, chán ăn hoặc sụt cân không rõ lý do.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Bị viêm hoặc tắc nghẽn ở phổi.
Nếu gặp phải những tình trạng kể trên, đừng quên hẹn lịch thăm khám với bác sĩ ngay khi có thể để được chẩn đoán sớm nhất. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu hơn về lý do tại sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi. Từ đó, có những biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!