Trong bài viết này, CHEK Genomics sẽ chia sẻ tới bạn danh sách các loại thuốc đích điều trị ung thư buồng trứng phổ biến và công dụng của từng loại. Mời các bạn đón đọc trong bài viết sau đây.
Ung thư buồng trứng và điều trị đích trong ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng (tiếng Anh là Ovarian cancer) là tình trạng buồng trứng xuất hiện các tế bào bất thường, phát triển thành những khối u ác tính tấn công và xâm lấn, phá hủy các mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ xâm lấn đến xung quanh, làm mất chức năng sản xuất nội tiết tố, sản xuất tế bào trứng, mang thai của buồng trứng.
Liệu pháp điều trị trúng đích (Targeted therapy) là một trong những phương pháp điều trị ung thư, sử dụng thuốc (hoặc chất) tác động vào các phân tử đặc hiệu (gọi là các phân tử đích), gen hay protein chuyên biệt có ở tế bào ung thư liên quan đến sự phát triển khối u để ngăn chặn sự tăng sinh và lan rộng của khối u.
Tới nay, nhiều loại thuốc trong nhóm liệu pháp điều trị trúng đích đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)[1] phê duyệt để sử dụng trong điều trị ung thư trong đó có ung thư buồng trứng.
Các loại thuốc đích điều trị ung thư buồng trứng
Dưới đây là các thông tin chính, thể hiện tầm quan trọng của liệu pháp điều trị trúng đích trong ung thư buồng trứng. Mỗi loại thuốc nhắm trúng đích lại có cơ chế hoạt động khác nhau, mời bạn cùng tìm hiểu nhé:
- Ức chế tăng sinh mạch khối u: ngăn chặn hoạt động của phân tử, ức chế sự hình thành mạch máu trong khối u, đồng thời giúp khối u thu nhỏ dần như sử dụng Bevacizumab (Avastin).
- Kìm hãm, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư: Điều khiển biểu hiện gen, tác động làm giảm chức năng protein đóng vai trò kiểm soát biểu hiện gen để làm giảm sự tăng sinh.
- Tiêu diệt tế bào ung thư: Thúc đẩy, tác động đến các tế bào ung thư làm cho chúng “chết theo chương trình” (apoptosis) cùng với quy luật tự nhiên. Đây là một phương thức cơ thể loại bỏ các tế bào không cần thiết hoặc tế bào bất thường trong khi các tế bào ung thư có xu hướng lẩn tránh quy luật yếu dần và chết khi bị tổn thương.
- Gây độc tế bào ung thư: Kháng thể đơn dòng gắn với dược chất phóng xạ hoặc hoá chất gây độc làm chúng dễ được hấp thụ vào tế bào ung thư và gây chết tế bào. Các tế bào không phải mục tiêu sẽ không bị ảnh hưởng.
Đối với ung thư buồng trứng, đã có nhiều biện pháp điều trị trúng đích đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị căn bệnh này, tiêu biểu như sử dụng:
Bevacizumab
Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc được gọi là chất ức chế tạo mạch (kháng tân tạo mạch máu). Để ung thư phát triển và lan rộng, chúng cần tạo ra các mạch máu mới để nuôi dưỡng bản thân (gọi là sự hình thành mạch). Loại thuốc này gắn vào một loại protein gọi là VEGF (có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, với chức năng báo hiệu các mạch máu mới hình thành) và làm chậm hoặc ngừng phát triển ung thư.
Thuốc này có thể được sử dụng độc lập kết hợp với hóa trị liệu, hoặc thuốc Olaparib (để điều trị duy trì ở những phụ nữ bị ung thư có đột biến gen BRCA hoặc mất ổn định bộ gen và đã bị hạn chế khá nhiều với hóa trị liệu có chứa carboplatin hoặc cisplatin.
Tác dụng phụ của Bevacizumab:
- Thường thì người bệnh sẽ thường bị huyết áp cao, mệt mỏi, chảy máu, giảm lượng bạch cầu, khó thở, nhức đầu, lở miệng, chán ăn, đau cơ, suy nhược và tiêu chảy, …
- Các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể nghiêm trọng có thể bao gồm cục máu đông, chảy máu nặng, vết thương chậm lành, lỗ hình thành trong ruột kết (gọi là thủng) và hình thành các kết nối bất thường giữa ruột và da hoặc bàng quang (lỗ rò). Nếu lỗ thủng hoặc lỗ rò xảy ra, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng và có thể phải phẫu thuật để khắc phục.
Thuốc ức chế PARP
Nhóm thuốc này bao gồm các thuốc Olaparib (Lynparza), Rucaparib (Rubraca) và Niraparib (Zejula). Enzyme PARP, ở người bình thường, đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các ADN bị lỗi.
Các protein được tạo ra bởi gen BRCA (BRCA1 và BRCA2) là các protein quan trọng như PARP trong việc sửa chữa những ADN lỗi này. Bằng cách ức chế con đường PARP, các thuốc ức chế PARP khiến các tế bào u ở người có đột biến BRCA không thể sửa chữa các ADN lỗi, khiến các tế bào này bị chết và không thể lan rộng.
Nếu người bệnh không xác định được bản thân có đột biến BRCA hay không, nên báo với bác sĩ để họ có thể xét nghiệm máu hoặc nước bọt và khối u kiểm tra xem có gen đột biến không trước khi bắt đầu điều trị bằng một trong những loại thuốc này.
Tất cả các loại thuốc này được uống hàng ngày, dưới dạng thuốc viên hoặc viên nang.
- Olaparib (Lynparza): được sử dụng để điều trị ung thư buồng trứng thường là sau khi đã thử hóa trị. Thuốc này có thể được sử dụng ở những bệnh nhân có hoặc không có đột biến ở một trong các gen BRCA.
- Ở phụ nữ có đột biến BRCA: Olaparib có thể được sử dụng làm phương pháp điều trị duy trì cho bệnh ung thư buồng trứng đã tiến triển nhỏ lại để đáp ứng với lần điều trị đầu tiên bằng hóa trị liệu có chứa cisplatin hoặc carboplatin. Olaparib có thể được sử dụng với Bevacizumab để điều trị duy trì ở những phụ nữ bị ung thư đã thu nhỏ khá nhiều bằng hóa trị liệu có chứa Carboplatin hoặc Cisplatin.
- Ở phụ nữ không có đột biến BRCA: Nếu khối u không ổn định (xét nghiệm đo lượng gen bất thường trong tế bào ung thư thấy bất thường), Olaparib có thể được sử dụng cùng với Bevacizumab để điều trị duy trì ở những phụ nữ bị ung thư đã thu nhỏ khá nhiều bằng hóa trị liệu có chứa Carboplatin hoặc Cisplatin.
- Ở phụ nữ có hoặc không có đột biến BRCA: Olaparib có thể được sử dụng làm phương pháp điều trị duy trì cho bệnh ung thư buồng trứng tái phát.
- Niraparib (Zejula): có thể được sử dụng trong một số trường hợp để điều trị ung thư buồng trứng. Niraparib có thể được sử dụng để điều trị duy trì cho bệnh này nơi đã bị thu nhỏ (điều trị có tiến triển) bằng hóa trị liệu bước đầu có chứa Cisplatin hoặc Carboplatin.
- Rucaparib (Rubraca) có thể được sử dụng ở phụ nữ có hoặc không có đột biến BRCA, là phương pháp điều trị duy trì cho bệnh ung thư buồng trứng tái phát sau khi điều trị và sau đó đã được điều trị thu nhỏ lại để đáp ứng với hóa trị liệu có chứa Cisplatin hoặc Carboplatin.
Những loại thuốc này đã được chứng minh là giúp thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư buồng trứng tiến triển trong một thời gian. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa rõ liệu chúng có thể giúp người bệnh sống lâu hơn hay không.
Tác dụng phụ của thuốc ức chế PARP
- Tác dụng phụ của những loại thuốc này có thể bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, thay đổi vị giác, số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu), đau bụng, đau cơ và khớp, …
- Trong một vài trường hợp khác bị ảnh hưởng nặng hơn, một số bệnh nhân được điều trị bằng các loại thuốc này đã bị mắc một số hội chứng như hội chứng rối loạn sinh tủy hoặc bệnh bạch cầu tủy cấp tính, …
Thuốc nhắm đích thụ thể Folate-alpha
Trong nhiều bệnh ung thư buồng trứng, các tế bào có hàm lượng cao protein thụ thể Folate (FR-alpha) trên bề mặt của chúng. Các loại thuốc nhắm vào loại protein này có thể là một lựa chọn để điều trị các bệnh ung thư này.
Tổng quan
Mirvetuximab soravtansine (Elahere) là một chất phức hợp thuốc kháng thể (ADC), là một kháng thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm có liên kết với một loại thuốc hóa trị. Khi đã vào cơ thể, kháng thể hoạt động giống như một thiết bị dẫn đường bằng cách gắn vào protein FR-alpha trên các tế bào ung thư, mang hóa trị trực tiếp đến chúng.
Thuốc này có thể được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô buồng trứng có kết quả xét nghiệm dương tính với FR-alpha và không còn đáp ứng với các loại thuốc hóa trị bạch kim như Cisplatin hoặc Carboplatin.
Thuốc này được truyền vào tĩnh mạch (thông qua đường IV hoặc ống thông tĩnh mạch trung tâm), thường là 3 tuần một lần. Trước mỗi lần điều trị, bạn sẽ nhận được các loại thuốc giúp ngăn ngừa phản ứng truyền dịch như buồn nôn và nôn mửa.
Tác dụng phụ của Mirvetuximab soravtansine
- Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc này có thể bao gồm buồn nôn và nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, thiếu máu và thay đổi nồng độ khoáng chất trong máu.
- Gây ra các vấn đề về mắt, đôi khi có thể nghiêm trọng như mờ mắt, khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt hoặc thay đổi thị lực. Người bệnh sẽ cần khám mắt trước khi điều trị bằng thuốc này để bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt sử dụng trước và trong khi điều trị.
- Thuốc này có thể gây ra bệnh phổi nghiêm trọng ở một số người, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Điều quan trọng là phải cho y bác sĩ biết ngay nếu như có các triệu chứng như ho, khó thở hoặc đau ngực.
- Thuốc này cũng có thể gây tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ngoại vi), có thể dẫn đến tê, ngứa ran hoặc yếu ở bàn tay hoặc bàn chân bệnh nhân.
Thuốc nhắm vào các tế bào có thay đổi gen NTRK
Một số lượng rất nhỏ tế bào có những thay đổi ở một trong các gen NTRK. Các tế bào có những thay đổi gen này có thể dẫn đến sự phát triển tế bào bất thường dẫn đến ung thư. Larotrectinib (Vitrakvi) và Entrectinib (Rozlytrek) là những loại thuốc nhắm mục tiêu ngăn chặn các protein được tạo ra bởi các gen NTRK bất thường. Những loại thuốc này có thể được sử dụng cho những người bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có khối u thay đổi gen NTRK và vẫn đang phát triển bất chấp các phương pháp điều trị khác.
Những loại thuốc này được dùng dưới dạng thuốc viên, một hoặc hai lần một ngày.
Tác dụng phụ của thuốc nhắm mục tiêu thay đổi gen NTRK:
- Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, táo bón, tăng cân và tiêu chảy.
- Các tác dụng phụ ít gặp hơn nhưng nghiêm trọng có thể bao gồm xét nghiệm gan bất thường, các vấn đề về tim và lú lẫn.
Liệu pháp điều trị đích là nền tảng mở đầu của nền Y học chính xác, cho thấy những hiệu quả vượt trội đã đem lại những lựa chọn, niềm hy vọng cho nhiều bệnh nhân ung thư vú, phổi và ung thư buồng trứng khi sử dụng các loại thuốc tìm và tấn công các tế bào ung thư, trong khi không gây tổn thương hoặc chỉ gây ra những tổn thương nhỏ cho các tế bào bình thường.
Tuy nhiên liệu pháp này vẫn còn một số hạn chế như khiến các tế bào ung thư trở nên kháng thuốc, cũng có thể gây các tác dụng phụ đáng ngại tùy vào từng loại thuốc và cơ địa của bệnh nhân. Chi phí của các thuốc điều trị hiện nay cũng vẫn còn khá cao nên nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ, tốt nhất các chị em phụ nữ nên phòng tránh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Trên đây là chia sẻ về các loại thuốc đích điều trị ung thư buồng trứng phổ biến và thường được sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ ung bướu. Hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ của bạn để được thăm khám và sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng ung thư hiện tại của cơ thể.
Đừng quên Subcribe CHEK để cập nhật thông tin hàng ngày nhé!.