Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày chủ yếu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, phương pháp điều trị ung thư dạ dày chủ yếu có 3 loại: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Vậy đặc điểm của 3 loại phương pháp này là gì? Ưu nhược điểm ra sao và nên chọn phương pháp nào điều trị? Cùng Chek Genomics tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ung thư phổ biến nhất thế giới. Căn bệnh này có thể phát hiện từ sớm và chính xác bằng hình thức nội soi dạ dày.

Tình hình ung thư dạ dày tại Việt Nam

ung thư dạ dày

Theo số liệu thống kê gần nhất, mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu người mắc ung thư dạ dày. Lượng người mắc tăng liên tục, đứng thứ 5 trong top các căn bệnh ung thư phổ biến nhất. Lượng người tử vong mỗi năm khoảng gần 800.000 ca, xếp thứ 4 trong top các loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao. 

Ở Việt Nam, mỗi năm có tới 17.902 ca mắc mới và gần 15.000 ca tử vong. Trung bình cứ 100.000 người thì sẽ có khoảng 24 người mắc ung thư dạ dày. Đứng sau ung thư vú, ung thư phổi và ung thư gan, ung thư dạ dày hiện đang là căn bệnh có tỷ lệ bệnh nhân mắc liên tục tại nước ta. Trước tình hình này, việc nhận thức và có hiểu biết đúng về ung thư cũng như các phương pháp điều trị ung thư dạ dày là vô vùng quan trọng. 

Những chia sẻ từ chuyên gia

Theo các chuyên gia đến từ bệnh viện K, ung thư dạ dày là những khối u hình thành bởi tình trạng tăng sinh không kiểm soát được của các tế bào biểu mô tuyến tại dạ dày. Những khối u này dần dần sẽ xâm lấn các cấu trúc xung quanh hoặc di căn sang nhiều bộ phận khác của cơ thể và gây hại. 

Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai PGS.TS Phạm Cẩm Phương[1] cũng chia sẻ, có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng ung thư dạ dày. Tỷ lệ cao nhất là với những bệnh nhân từng mắc Polyp dạ dày, viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP hoặc viêm teo niêm mạc dạ dày,…. Ung thư dạ dày cũng có yếu tố di truyền nhưng tỷ lệ không lớn.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng là những yếu tố nguy cơ gây ra ung thư dạ dày. Người bệnh sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn nếu thường xuyên gặp phải stress, căng thẳng hoặc có lối sống thiếu khoa học, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều đồ nướng, đồ ướp muối hay cay nóng,….

Xem thêm: Nguyên nhân của ung thư dạ dày và những điều cần biết!

PGS.TS Cẩm Phương cũng nhận định mặc dù ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ mắc bệnh ngày càng gia tăng nhưng người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phát hiện nó từ những giai đoạn đầu. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày khác nhau và nội soi dạ dày được coi là phương pháp phát hiện ung thư dạ dày sử dụng thường xuyên nhất.

Người bệnh ở những giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, thường đau ở những vị trí không nhất định và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường khác. Thực hiện phương pháp nội soi, các bác sĩ chuyên gia có thể phát hiện ra bệnh bằng việc tiến hành sinh thiết các tổn thương bất thường như dùi loét hay thâm nhiễm cứng. 

Xem thêm: Tiên lượng sống và cách phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Bác sĩ khẳng định rằng nếu thăm khám, chẩn đoán và phát hiện ung thư dạ dày kịp thời, chữa trị từ những giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có tỷ lệ điều trị bệnh thành công rất lớn.

TS Đặng Quốc Ái khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng có cùng quan điểm, bác sĩ cho rằng nội soi và thực hiện sinh thiết tổn thương sẽ giúp xác định nguy cơ mắc ung thư dạ dày chính xác. Đồng thời, mang lại khả năng khỏi bệnh cao. Các phương pháp điều trị bệnh cũng ngày càng đa dạng và có hiệu quả tốt.

Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm, các phương pháp có thể áp dụng lại càng phong phú hơn. Tuy nhiên đa số bệnh nhân chỉ biết mình mắc bệnh khi đã tới giai đoạn muộn. Lúc này, việc điều trị gặp phải rất nhiều khó khăn, kết quả điều trị cũng kém hiệu quả hơn.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày thường dùng hiện nay

phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Tùy thuộc vào tình trạng mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị ung thư dạ dày khác nhau.

Phương pháp phẫu thuật

phẫu thuật

Với những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được chỉ định đầu tiên và phổ biến nhất. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Thông thường, sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ có thể ăn uống trở lại bình thường sau một thời gian ngắn và có thể về nhà sau khoảng 2 tuần tiến hành phẫu thuật. 

Đôi khi, phẫu thuật cũng được chỉ định thực hiện với những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp điều trị lúc này không thể tốt như ở bệnh nhân giai đoạn sớm. Phẫu thuật trong thời điểm này thường được coi là phẫu thuật tạm thời, mục đích chính là cải thiện quá trình lưu thông của hệ tiêu hóa và kéo dài cuộc sống cho người bệnh. 

Phương pháp hóa trị

hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư dạ dày được sử dụng phổ biến tiếp theo. Các bác sĩ thường dùng hóa trị như một phương pháp để hỗ trợ cho việc phẫu thuật hoặc xạ trị. Hóa trị là hình thức tiêu diệt tế bào ung thư bằng thuốc, mục đích chính là để tránh việc để sót lại các tế bào gây hại và làm ung thư tái phát sau này. 

Bạn nên biết: Thuốc hóa trị ung thư hoạt động như thế nào?

Phương pháp hóa trị có nhược điểm là sẽ gây ra một số tác dụng phụ đi kèm khi sử dụng hóa chất. Tuy nhiên những ảnh hưởng này chỉ là tạm thời và sẽ dần giảm đi sau quá trình điều trị. 

Phương pháp xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư thường được dùng sau khi tiến hành phương pháp phẫu thuật nhằm tiêu diệt sạch các tế bào ung thư còn sót lại bằng các dùng các tia phóng xạ. Trong điều trị ung thư dạ dày, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp tia xạ cùng các hóa chất trị liệu để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh và giảm kích thước các khối u.

Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp xạ trị, các mô lành sẽ không bị ảnh hưởng nhiều vì các tia phóng xạ đã được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư. Để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ vẫn được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.

Người bệnh cần tái khám mỗi 3 tháng 1 lần để kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường hay có nguy cơ tái phát ung thư hay không. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, khám lâm sàng, siêu âm ổ bụng hoặc cắt lớp vi tính tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người. 

Trên đây là những phương pháp điều trị ung thư dạ dày được thực hiện phổ biến nhất ở nước ta thời điểm hiện tại. Các phương pháp sẽ được chỉ định tiến hành riêng lẻ hoặc kết hợp tùy thuộc vào giai đoạn ung thư của mỗi bệnh nhân. Dù áp dụng phương pháp nào đi chăng nữa, chỉ cần phát hiện ra bệnh từ những giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa bệnh thành công là rất lớn.

Do đó, nếu có những dấu hiệu bất thường, đừng quên khám định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện được bệnh giai đoạn sớm và nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo dõi Chekco để cập nhật bản tin sức khỏe bổ ích hàng ngày về cơ thể bạn nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x