Dinh dưỡng sau điều trị ung thư vú

Chế độ dinh dưỡng sau điều trị ung thư vú như thế nào? Và bệnh nhân ung thư vú cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng CHEK Genomics làm rõ những thông tin này trong bài viết dưới đây.

Các bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú dù là mới được chẩn đoán hay đã được điều trị xong cũng phải đối mặt với nguy cơ ung thư di căn. Ngoài điều trị thì dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả điều trị của bệnh.

Lưu ý trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư vú

lưu ý chế độ ăn uống bệnh nhân ung thư vú

Điều quan trọng mà bất kỳ bệnh nhân trải qua quá trình điều trị ung thư vú cần phải lưu ý đó chính là phải tập trung vào các thành dinh dưỡng đưa vào cơ thể. Dinh dưỡng không chỉ quyết định trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, mà nó còn quyết định đến sự thành công sau điều trị ung thư vú. 

Giữ đủ nước

Người bệnh nên đặt mục tiêu cho bản thân uống ít nhất từ 2 – 3 lít chất lỏng mỗi ngày, tức là từ khoảng 66 ounce đến 99 ounce. Bổ sung chủ yếu là từ chất lỏng không chứa caffeine.

Giữ nước cho cơ thể là rất quan trọng, đặc biệt là khi người bệnh trải qua điều trị ung thư. Một số tác dụng phụ phổ biến do điều trị ung thư gây ra bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, giảm sự thèm ăn, sốt. Tất cả những tác dụng phụ này đều là nguyên nhân dẫn đến mất nước trong cơ thể.

Giữ nước sẽ giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ, huyết áp và cân bằng điện giải của cơ thể, giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu táo bón, cho phép các cơ quan của bạn lọc ra chất thải và độc tố.  Nhu cầu bổ sung chất lỏng của bạn cao hơn trong khi trải qua quá trình điều trị ung thư, vì vậy hãy bổ sung chất lỏng suốt cả ngày, chủ yếu là bổ sung nước. 

Nạp đủ calo

Bạn cần ăn đủ calo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu cân nặng của bạn có xu hướng giảm từ tuần này qua tuần khác thì bạn cần sự giúp đỡ của chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch. 

Chia các bữa ăn nhỏ thành năm đến sáu lần một ngày để bổ sung calo xuyên suốt trong cả ngày. Bữa ăn nhỏ giúp giảm gây buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, chúng giúp tối đa hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở người bệnh.

Chọn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhất trên mỗi calo

Chọn thực phẩm từ các nhóm thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt, thịt, trứng và sữa. 

Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh giúp đảm bảo bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Vừa hỗ trợ lành mạnh hệ miễn dịch, cân bằng điện giải, khối lượng cơ thể nạc, vừa cung cấp năng lượng vừa chống lại sự mệt mỏi do điều trị ung thư gây ra. 

Duy trì đủ Protein cho cơ thể

Protein giúp duy trì khối lượng cơ thể nạc/cơ bắp cho cơ thể. Protein được tìm thấy trong các loại thịt, cá, hải sản, các loại đậu, loại hạt, các sản phẩm từ sữa. Một lượng nhỏ được tìm thấy trong rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Tùy vào tuổi tác, cân nặng, chiều cao và mức độ hoạt động mà nhu cầu protein của mỗi người khác nhau. 

Việc điều trị ung thư làm cho người bệnh tăng nhu cầu bổ sung protein cho cơ thể. 

Thực phẩm chống ung thư vú

thực phẩm chống ung thư

Các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật giúp hỗ trợ sức khỏe cho con người. Chúng được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc. Các loại thực phẩm phổ biến có chứa các chất phytochemical quan trọng như:

  • Carotenoids: có trong rau và trái cây màu vàng đậm, màu cam và màu xanh lá.
  • Isothiocyanates: Có trong mù tạt, rau họ cải.
  • Phenolic: có trong tỏi, trà xanh, đậu nành, hạt ngũ cốc, rau họ cải.
  • Flavanoids: có trong hầu hết các loại trái cây và rau củ. 
  • Organo – sulfides: có trong tỏi, hành tây, tỏi tây, hẹ tây và rau cải.
  • Isoflavones: có trong đậu nành, các loại hạt.
  • Indoles: có trong các loại rau họ cải, bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, bắp cải và cải Brussels. 

Thực phẩm nên tránh khi bị ung thư vú

Bệnh nhân mắc ung thư vú nên tránh những thực phẩm sau:

  • Caffein.
  • Rượu, bia. 
  • Thịt, các hoặc gia cầm sống, chưa nấu chín.
  • Trứng sống hoặc nấu chín mềm.
  • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, nước trái cây.
  • Trái cây và rau quả chưa rửa.
  • Thức ăn thừa đã để hơn ba đến bốn ngày.
  • Thực phẩm đã bị bỏ lại ở nhiệt độ không an toàn trong vòng bốn giờ trở lên.

Hạn chế dùng caffein và rượu vì chúng gây mất nước. 

Chế độ dinh dưỡng sau điều trị ung thư vú

chế độ dinh dưỡng sau điều trị ung thư vú

Bệnh nhân gặp tác dụng phụ về dinh dưỡng do điều trị ung thư gây hạn chế khả năng ăn uống và tiêu hóa cần tuân theo một chế độ ăn lành mạnh gồm:

Hoa quả và rau

Bổ sung hoa quả và rau khoảng năm phần ăn trở lên mỗi ngày. Trái cây và rau quả có chứa đặc tính chống oxy hóa và chống estrogen có lợi cho cơ thể.

Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, bắp cải và cải Brussels giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và giàu chất phytochemical.

Bạn nên bổ sung hoa quả và rau củ ở cả bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ để có một cơ thể khỏe mạnh hơn sau điều trị ung thư vú.

Các loại ngũ cốc

Bạn nên bổ sung 25 – 30 gram chất xơ. Các loại ngũ cấp sẽ giúp bạn điều đó bởi nó là thực phẩm chưa qua chế biến có nhiều carbohydrate phức tạp, chất xơ, hóa chất thực vật, vitamin và khoáng chất.

Nghiên cứu tại đại học Soochow ở Tô Châu – Trung Quốc cho thấy chất lượng xơ cao sẽ tác động tích cực bằng cách thay đổi hoạt động nội tiết tố của ung thư vú cũng như các bệnh ung thư phụ thuộc hormone khác. 

Một nửa các loại ngũ cốc trong chế độ ăn của bạn cần đảm bảo là ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch bữa sáng, bánh mì ngũ cốc buổi trưa hay gạo lứt bữa tối. Chia nhỏ bữa ăn thành 5 lần mỗi ngày hoặc ăn các loại hạt như một món ăn nhẹ với cá loại đậu.

Protein, đậu nành

Để có nguồn protein tốt, cần tăng lượng thịt gia cầm, cá và các loại hạt như đậu và đậu lăng. Giảm thiểu lượng thịt đông lạnh, ngâm và thịt hun khói.

Ăn thịt được chế biến sẵn thường xuyên có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Những loại thịt này có hàm lượng natri cao, gia tăng khả năng làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn.

Đậu nành nguyên chất nên được bổ sung từ một đến hai phần mỗi ngày như đậu phụ, đậu nành và sữa đậu nành rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân sau điều trị. 

Uống rượu ở mức vừa phải

Uống rượu không tốt cho người mắc bệnh ung thư vú. Nghiên cứu quan sát ở trên 105,986 phụ nữ cho thấy, uống ba ly rượu vang trở lên mỗi tuần trong suốt cuộc đời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ lên một tỷ lệ tuy nhỏ nhưng đáng kể.

Nguy cơ ung thư vú tăng 15% khi phụ nữ uống rượu trung bình từ ba đến sáu ly mỗi tuần so với những phụ nữ không uống rượu. Vì vậy cần cố gắng tránh xa các đồ uống có cồn khi có thể. 

Thực phẩm giảm tác dụng phụ sau điều trị ung thư 

Dưới đây là các gợi ý về các loại thực phẩm giúp bạn có thể giảm bớt các triệu chứng do tác dụng phụ sau điều trị ung thư vú gây ra. 

Giảm buồn nôn

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những bệnh nhân cảm thấy buồn nôn nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm mát mẻ hoặc các thực phẩm ở nhiệt độ phòng vì những thực phẩm này không có mùi mạnh. Giúp cho thức ăn ít chất béo, giảm thời gian để tiêu hóa. 

Không nên bỏ bữa hoàn toàn vì khi dạ dày trống rỗng sẽ khiến cho cơn buồn nôn trở nên tồi tệ hơn. Tránh những món ăn có hương vị mạnh, kết hợp gừng vào các công thức nấu ăn để dạ dày bớt buồn nôn. 

Giảm táo bón

Bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ và tăng lượng chất lỏng của bạn nếu bạn bị táo bón. Thường xuyên đi bộ ở cường độ thấp và uống đồ uống ấm cũng giúp bạn giảm táo bón và đi tiêu thường xuyên hơn.

Giảm mệt mỏi

Để làm giảm sự mệt mỏi, bạn nên chọn đồ ăn nhẹ giàu protein và ăn nhiều bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn việc ăn các bữa ăn lớn. Mọi người thường cảm thấy mệt mỏi hơn khi họ không ăn uống tốt hoặc đang giảm cân trong quá trình điều trị.

Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống thường xuyên, hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng để được xem xét các khuyến nghị dinh dưỡng có được cá nhân hóa hay không. 

Duy trì cân nặng hợp lý sau điều trị ung thư vú

Những bệnh nhân mắc bệnh béo phì có nồng độ estrogen lưu thông trong cơ thể cao hơn những phụ nữ có cân nặng nằm trong phạm vi trọng lượng cơ thể lý tưởng. 

Các nghiên cứu được thực hiện bao gồm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Y tế Ira ở Tehran đã chứng minh mối liên quan giữa kích thước khối lượng cơ thể và ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.

Nếu bạn thừa cân, cần giảm cân thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên sau khi bạn đã điều trị xong. Giảm cân trong quá trình điều trị thường không được khuyến khích do liên quan đến các vấn đề mất cơ không mong muốn, làm cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch bị ức chế và quá trình điều trị chữa lành chậm hơn.

Hãy cho phép cơ thể của bạn được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để chống lại căn bệnh ung thư hiểm ác. Sau điều trị, hãy cân nhắc đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để biết các khuyến nghị cá nhân giúp làm giảm nguy cơ ung thư tái phát và hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh hơn.

Hy vọng bài viết về dinh dưỡng sau điều trị ung thư vú sẽ đem đến cho bạn những thông tin sức khỏe hữu ích để đồng hành cùng với bạn chống chọi với căn bệnh ung thư vú.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *