Thông thường ung thư có 04 giai đoạn, tuy nhiên, một vài bệnh ung thư đặc biệt còn có thêm giai đoạn 0. Cùng CHEK Genomics tìm hiểu các giai đoạn ung thư trong bài viết dưới đây.
Hiểu rõ về ung thư
Ung thư là một tập hợp các bệnh đặc trưng xuất hiện trên cơ thể do sự phát triển bất thường của các tế bào trong cơ thể. Ung thư có tiến triển chậm và ít khi được phát hiện sớm nếu không để ý kỹ. Để dễ phân biệt, ung thư được chia thành 04 giai đoạn và có thêm giai đoạn 0 – ở một vài dạng ung thư đặc biệt.
Bạn có biết: Tế bào khỏe mạnh phát triển thành tế bào ung thư thế nào?
Các giai đoạn ung thư
Chẩn đoán, phát hiện chính xác giai đoạn phát triển của các tế bào ung thư cũng là một trong những bước quan trọng giúp các bác sĩ ung bướu khái quát và nắm rõ được tình hình bệnh nhân. Thông thường, các loại ung thư sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn. Một số bệnh ung thư đặc biệt có thể xuất hiện thêm giai đoạn 0.
Giai đoạn 0
Đây là giai đoạn mang lại sự sống và khả năng chữa trị dứt điểm căn bệnh ung thư cao nhất cho người bệnh. Tại giai đoạn 0, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và khó phát hiện. Mầm bệnh vẫn còn rất nhỏ và chưa lan sang các mô lân cận.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 hay chính là ung thư giai đoạn đầu. Lúc này, các khối u chưa lan đến các hạch bạch huyết và các bộ phận khác trên cơ thể. Khả năng chữa trị bệnh thành công là rất cao.
Giai đoạn 2 và 3
Các khối u đã phát triển sâu hơn và đang có nguy cơ di căn đến các bộ phận khác trên có thể tại giai đoạn 2 và 3. Đây là lúc người bệnh thật sự cần tới sự hỗ trợ lớn từ bác sĩ cũng như các quá trình trị liệu riêng biệt.
Giai đoạn 4
Giai đoạn 4 hay còn gọi là giai đoạn di căn, là thời điểm mà các tế bào ung thư đã lan rộng tới nhiều cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể. Ung thư đã thực sự đang tiến triển mạnh mẽ.
Không phải bệnh nhân nào cũng trải qua các giai đoạn ung thư giống nhau. Biết được tình trạng bệnh của mình càng sớm, khả năng điều trị dứt điểm càng cao.
Ung thư di căn là gì?
Di căn nghĩa là dịch chuyển, lây lan. Ung thư di căn và việc di chuyển, lây lan của tế bào ung thư sang các bộ phận, cơ quan khác trên cơ thể. Ung thư di căn nguy hiểm và phát triển nhanh hơn nhiều lần so với ung thư nguyên phát. Thông thường, người bệnh phải mất khá nhiều thời gian để phát hiện ra ung thư di căn.
Một số vị trí di căn tiêu biểu là ung thư vú lan đến phổi, gan, ung thư tuyến tiền liệt lan đến xương,… Để điều trị ung thư di căn, người ta thường sử dụng các phương pháp như hóa trị, miễn dịch và xạ trị, phẫu thuật,…. Việc điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và việc chữa khỏi ung thư di căn là rất khó khăn.
Bản chất của Ung thư di căn là gì? Trước hết, bạn cần hiểu rõ về các thuật ngữ cfDNA, ctDNA và CTC. Trong phần dưới đây, Chekco sẽ giúp bạn hiểu rõ các thuật ngữ này và mối quan hệ của chúng tới ung thư di căn.
cfDNA và ctDNA và CTC khác nhau thế nào?
cfDNA (cell-free DNA) là các ADN tự do lưu thông trong máu hay các chất dịch cơ thể khác. Khi tế bào chết đi, nó sẽ thải những mảnh nhỏ ADN vào dòng máu, đây được gọi là cfDNA. cfDNA bao gồm:
- DNA bình thường (DNA mầm) từ tế bào bạch cầu chết đi
- Có thể có DNA khối u ở bệnh nhân ung thư
- Có thể chứa DNA thai nhi ở phụ nữ mang thai
- Có thể chứa DNA của người cho nội tạng ở người nhận hiến tạng
ctDNA (circulating tumor DNA) là các mảnh ADN tự do từ tế bào khối u khi tế bào khối u chết đi được thải vào trong máu.
ctDNA dễ dàng được tìm thấy ở những giai đoạn muộn hơn là giai đoạn sớm. Ung thư phát triển nhanh có nhiều ctDNA thải ra trong máu hơn, ung thư không tiến triển hoặc chậm tiến triển thì có rất ít hoặc không có ctDNA thải vào máu.
Xét nghiệm Guardant360 phân tích ctDNA để giúp tìm đột biến khối u cho những ung thư dạng đặc, bệnh đang tiến triển chính xác và nhanh chóng.
CTCs (circulating tumor cells) là một nhóm các tế bào tìm thấy trong máu bệnh nhân có khối u dạng đặc, nhóm tế bào này là mầm mống cho ung thư di căn. Ứng dụng của CTCs trong sinh thiết lỏng là chẩn đoán sớm, tiên lượng và theo dõi bệnh ung thư.
Các đột biến trong ung thư
Mỗi loại ung thư lại có từng dạng đột biến riêng biệt. Việc phát hiện các đột biến giúp xác định nguy cơ ung thư và đánh giá chính xác hơn tình trạng di truyền. Hiện nay, ung thư phổi và ung thư vú, ung thư buồng trứng đang được các nhà ung thư học quan tâm nhiều về tình trạng đột biến.
Đột biến trong ung thư phổi bao gồm đột biến xôma – nguyên nhân chính gây ung thư và đột biến gen – đột biến di truyền. Với những người mang một trong hai đột biến BRCA1 hay BRCA2, họ có nguy cơ mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng cao hơn người bình thường.
Ung thư đang là nguyên nhân gây tử vong cho người cao thứ 2 thế giới. Tuy nhiên với sự hiểu biết về căn bệnh cũng như những tiến bộ trong sàng lọc tế bào ung thư và điều trị, tỷ lệ sống đang dần được cải thiện. Hy vọng những chia sẻ về các kiến thức về các giai đoạn ung thư và ung thư di căn từ CHEK Genomics đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của bản thân.