[Chia sẻ] Các bài tập cho bệnh nhân ung thư vú

Ngoài dinh dưỡng thì các bài tập cho bệnh nhân ung thư vú rất cần thiết, chúng sẽ đem đến những hiệu quả hỗ trợ cho quá trình hồi phục nhanh nhất và giảm thiểu di chứng hậu phẫu thuật đến mức thấp nhất có thể. Tham khảo các bài tập ngay dưới đây cùng Chek Genomics.

Vì sao cần tập luyện sau phẫu thuật ung thư vú?

bài tập cho bệnh nhân ung thư vú

Phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất hiện nay đối với những bệnh nhân mắc ung thư vú. Nhưng đồng thời chúng cũng khiến bệnh nhân suy nhược, mất sức khá nhiều. Vì thế, những bài tập cho bệnh nhân ung thư vú là cần thiết để phục hồi. Chúng có tác dụng:

  • Sau phẫu thuật, vùng nách và cánh tay dễ bị căng cứng khiến người bệnh cảm giác như có một sợi dây đang buộc chặt bắp tay, làm hạn chế hoạt động, sinh hoạt đời thường. Các bài tập giúp giãn mỏi cơ, cải thiện các triệu chứng do sẹo bị căng trong quá trình phẫu thuật.
  • Cải thiện cảm giác đau nhức, giúp cánh tay, vai, dáng người và khớp vai có thể cử động thoải mái như bình thường, nhanh chóng phục hồi hậu phẫu thuật
  • Ngăn chặn nguy cơ sưng cánh tay, bàn tay, phù bạch mạch hay sưng vùng vú do bị tụ dịch bạch huyết.

Cần có sự tham khảo từ các chuyên gia, bác sĩ trước khi thực hiện những bài tập cho bệnh nhân ung thư vú. Nếu có bất cứ cảm giác bất thường, không thoải mái nào bệnh nhân cần thông báo ngay với các chuyên gia.

Đối tượng nào phù hợp các bài tập này?

đối tượng tập luyện sau ung thư vú

Những bài tập cho bệnh nhân ung thư vú đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, thường được các chuyên gia vật lý trị liệu khuyến khích tập luyện đối với các đối tượng đã thực hiện:

  • Phẫu thuật vú
  • Vét hạch nách
  • Xạ trị

Cảm giác khi tập luyện như thế nào là đúng? Khi nào nên dừng tập?

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mỗi bệnh nhân khi sử dụng bài tập cho bệnh nhân ung thư vú lại có những cảm giác khác nhau. Tuy nhiên bệnh nhân luôn cần lắng nghe những phản ứng của cơ thể mình

  • Về cơ bản, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau khi tập. Tuy nhiên, cảm giác căng kéo khi tập luyện hậu phẫu được coi là bình thường.
  • Nếu cảm giác đau kéo dài và bạn không thể kiểm soát được cơn đau thì có thể tìm đến bác sĩ để tư vấn uống thuốc giảm đau trước khi tập.
  • Bệnh nhân càng tập luyện nhiều sẽ càng thấy dễ tập hơn, thích nghi với bài tập nhanh và thoải mái khi tập.
  • Một điều cần lưu ý chính là bệnh nhân nên làm ấm cơ thể trước khi tập và hạ nhiệt dần vào cuối buổi tập để tránh và ngăn ngừa cứng khớp, tránh những chấn thương đáng tiếc do căng cứng cơ.

Khi gặp những tình trạng khác thường trong quá trình tập luyện, cần báo ngay với chuyên gia y tế hoặc nhà vật lý trị liệu. Chúng chính là khả năng và mức độ cử động khi bạn tập luyện.

Khi nào nên dừng tập?

Nhiều bệnh nhân không rõ những biểu hiện nào là lúc bạn phải dừng tập các bài tập cho bệnh nhân ung thư vú. Bạn nên dừng lại nếu gặp những triệu chứng:

  • Dịch tích tụ dưới cánh tay, vú hoặc thành ngực, khu vực đã được phẫu thuật. Chúng tạo thành những ổ dịch huyết thanh.
  • Các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng: như nhiễm trùng vết mổ hoặc gặp tình trạng về khó lành vết mổ.
  • Khi tập cảm giác đau đớn hơn bình thường, thậm chí kết thúc bài tập vẫn cảm thấy đau.

Khi có những biểu hiện này bạn cần lập tức thông báo với bác sĩ, chuyên gia của mình để dừng lại các bài tập. Bạn chỉ được tập lại trong trường hợp nhận được sự cho phép từ bác sĩ phẫu thuật, chuyên gia vật lý trị liệu hoặc điều dưỡng

Duy trì bài tập trong bao lâu?

duy trì bài tập trong bao lâu

Các bài tập cho bệnh nhân ung thư vú cần được duy trì ở mức thời gian nhất định như: 

  • Sau phẫu thuật: bạn cần tập luyện cho đến khi cơ thể hồi phục, có thể cử động như trước khi thực hiện phẫu thuật. Nếu bệnh nhân cần xạ trị thì các bài tập cũng nên được tập luyện để các khớp vai mềm hơn và hết mỏi.
  • Sau xạ trị: bệnh nhân sẽ phải tiếp tục tập luyện nếu còn cảm thấy căng và cứng cánh tay (cánh tay có thể vẫn còn cứng và yếu một thời gian dài sau khi phẫu thuật và xạ trị). Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà thời gian duy trì được linh hoạt

Trong quá trình hồi phục, tập luyện bệnh nhân cần liên tục thông báo cho các bác sĩ, chuyên gia về tiến triển của mình để có thể được đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Nội dung bài tập cho bệnh nhân ung thư vú

Tùy vào thời gian sau phẫu thuật mà những bài tập cho bệnh nhân ung thư vú được phân ra hai trường hợp:

Với bệnh nhân ở tuần đầu sau phẫu thuật nên sử dụng các bài tập làm nóng người đến các bài tập cơ bản kết hợp cùng các bài tập hạ nhiệt.

Với bệnh nhân ở tuần thứ hai và các tuần sau đó nên sử dụng các bài tập làm nóng người rồi đến các bai tập cơ bản, sau đó là các bài tập nặng hơn và dừng lại ở các bài tập hạ nhiệt

Các bài tập làm ấm người và hạ nhiệt

Nâng vai lên và hạ vai xuống:

  • Bệnh nhân giữ hai cánh tay thả lỏng ở hai bên sườn
  • Nâng vai lên phía tai và nhẹ nhàng hạ vai xuống

Xoay tròn vai:

  • Thả lỏng hai tay hai bên sườn
  • Nâng vai lên hướng về phía tai và sau đó xoay vai về phía sau và xuống dưới

Đồng thời đây cũng chính là những bài tập hạ nhiệt

Các bài tập cơ bản:

Chúng bao gồm:

Gập cánh tay về phía sau:

  • Gập hai khuỷu tay và tì nhẹ hai bàn tay lên vai
  • Nâng cả hai cánh tay lên để vuông góc với thân người
  • Từ từ hạ hai khuỷu tay xuống
  • Gập cánh tay sang hai bên
  • Tì hai bàn tay lên vai, nâng hai khuỷu tay quay sang hai bên
  • Từ từ hạ khuỷu tay xuống

Gãi lưng:

  • Dang hai tay sang hai bên và gập tay lại tại khuỷu tay
  • Từ từ để hai bàn tay chạm vào nhau ở sau lưng ngay dưới xương vai
  • Từ từ hạ thấp tay xuống và đưa hai tay sang hai bên sườn
  • Chắp tay ra sau đầu
  • Đặt hai tay phía sau đầu, hai khuỷu tay chĩa về phía trước
  • Đưa hai tay về phía sau để khuỷu tay chĩa sang hai bên, sau đó quay trở về vị trí ban đầu

Các bài tập nâng cao

Bài tập cho bệnh nhân ung thư vú ở mức độ nâng cao bao gồm:

Bò tường

  • Bước một
    • Dạng hai chân, đứng sát vào tường và mặt úp vào tường Đặt cả hai tay lên tường cao ngang vai
    • Nhìn thẳng về phía trước, từ từ úp hai bàn tay vào tường
    • Trượt hai bàn tay trên tường hoặc dùng các ngón tay bò trên tường. Bò xa đến mức có thể để cảm thấy có sự giãn cơ nhưng không đau
    • Giữ ở đây và đếm đến 10
    • Trượt bàn tay trở lại cao ngang bằng vai trước khi lặp lại bài tập
    • Cố gắng đạt mức cao hơn mỗi lần
  • Bước hai
    • Đứng với bên tay sát với tường
    • Đặt bàn tay lên tường, giữ khuỷu tay gập và vai thả lỏng
    • Nhìn về phía trước và từ từ lần bàn tay trên tường xa đến mức có thể, để khuỷu tay thẳng ra
    • Giữ ở đây và đêm tới 10, sau đó hạ bàn tay xuống

Nâng cánh tay

  • Nằm lên giường hoặc sàn nhà, đầu kê lên gối
  • Hít ba tới bốn hơi thở thật sâu và tập trung vào thả lỏng hai vai để vai không cong về phía tại
  • Gài hai bàn tay vào nhau hoặc nắm vào một cái gậy hoặc cán chối.
  • Giữ hai khuỷu tay thẳng ra và nâng hai cánh tay lên phía trên đầu xa tới mức bạn vẫn thấy dễ chịu.
  • Giữ hai tay ở vị trí này và đếm tới 10, sau đó từ từ hạ cánh tay xuống. Bạn có thể thấy cần đặt một cái gối phía sau để đỡ cánh tay cho đến khi bạn có thể đưa cánh tay thêm về phía sau.

Cách thay thế: nếu bạn có khó khăn khi nằm xuống – ví dụ do khó thở – thì bạn có thể tập bài này ở tư thế đứng, tựa lưng vào ghế

Dang hai khuỷu tay sang ngang

  • Nằm xuống, để hai cánh tay sau đầu và hai khuỷu tay chĩa sang hai bên
  • Nhẹ nhàng đẩy hai khuỷu tay xuống dưới tì vào giường hoặc sàn nhà xa đến mức bạn vẫn thấy dễ chịu
  •  Giữ và đếm tới 10, sau đó thư giãn

Tham khảo thêm:

https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer/treatment/surgery-for-breast-cancer/exercises-after-breast-cancer-surgery.html

Hy vọng với những bài tập cho bệnh nhân ung thư vú bệnh nhân có thể nhanh chóng khỏi bệnh, phục hồi một cách tốt nhất. Kiên trì theo liệu trình của bác sĩ chắc chắn bệnh nhân sẽ đạt được những kết quả mình mong muốn.

Theo dõi thêm nhiều bài viết bổ ích khác từ Chek Genomics bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *