Liệu có nên kết hợp Aspirin và Osimertinib để tăng thời gian kháng thuốc ở bệnh nhân điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ? Một nghiên cứu đã được thực hiện, và các thông tin về nghiên cứu này sẽ được CHEK Genomics tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Ung thư phổi là căn bệnh khá phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi, các chuyên gia đang nghiên cứu và cân nhắc đến phương pháp kết hợp Aspirin và Osimertinib nhằm kéo dài thời gian kháng thuốc, cải thiện kết quả điều trị ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!
Tổng quan về Osimertinib và Aspirin
Tổng quan về Osimertinib
Osimertinib là một loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị ung thư phổi và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Được biết đến như một chất ức chế yếu tố tăng trưởng biểu bì thế hệ thứ ba và được phê duyệt vào năm 2017 để điều trị ung thư. Thuốc này có sẵn ở dạng viên nén và bao phim 40mg; 8 mg.
Thành phần và nội dung của Osimertinib:
- Viên nén Tagrisso 40 mg.
- Một viên chứa 47,7mg osimertinib mesylate, tương đương với osimertinib.
- Teresa viên nén 80 mg.
- Một viên chứa 95,4mg osimertinib mesylate, tương đương với 80mg osimertinib.
- Ngoài ra còn một số tá dược khác.
Osimertinib là một chất ức chế tyrosine kinase thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì không thể đảo ngược với tính nhạy cảm với tyrosine kinase (TKI) hoặc đột biến T790M. Do đó, thuốc có tác dụng ức chế sự tăng sinh, phát triển và di căn của tế bào. Từ đó giúp đáp ứng yêu cầu của quá trình hóa trị và xạ trị.
Khi Tagrisso tác động lên T790M, nó làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư. Thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các khối u nhỏ lại.
Tổng quan về Aspirin
Aspirin là một dẫn xuất của axit acetylsalicylic và được phân loại như một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nó là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả và cũng có tác dụng chống viêm mạnh.
Giống như các NSAID khác, aspirin hoạt động bằng cách ức chế các enzym COX. Từ đó ức chế sự tổng hợp các hóa chất gây viêm đau như prostaglandin, thromboxan và các chất chuyển hóa khác.
Ngoài ra, aspirin cũng là loại thuốc được bác sĩ kê đơn để hạn chế sự hình thành cục máu đông và ngăn ngừa nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Một số dạng aspirin
- Viên nén: 325 mg, 500 mg, 650 mg.
- Viên nén có thể nhai: 75 mg, 81 mg.
- Viên nén giải phóng duy trì (viên nén bao tan trong ruột): 81 mg, 162 mg, 165 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg, 975 mg.
- Viên nén bao phim: 325 mg, 500 mg
Có nên kết hợp Aspirin và Osimertinib để kéo dài thời gian kháng thuốc ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ?
Osimertinib là thuốc ức chế EGFR TKI thế hệ thứ ba, có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có đột biến gen EGFR. Mặc dù tỷ lệ đáp ứng cao nhưng theo thời gian, bệnh nhân xuất hiện tình trạng kháng thuốc và phải chuyển sang hóa trị và liệu pháp miễn dịch.
Bệnh nhân mong muốn trì hoãn thời gian kháng thuốc càng lâu càng tốt. Các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu như phối hợp osimertinib với các thuốc ức chế tăng sinh mạch máu (ví dụ: bevacizumab, ramucirumab); kết hợp osimertinib với hóa trị liệu…
Mặc dù có triển vọng, kéo dài thời gian kháng thuốc, tuy nhiên nguy cơ nhiễm độc cao, gia tăng gánh nặng kinh tế của bệnh nhân. Người bệnh cần tìm một loại thuốc có thể dùng phối hợp với osimertinib, kéo dài thời gian kháng thuốc, ít tác dụng phụ và ít tốn kém hơn. Aspirin liều thấp là một loại thuốc đầy hứa hẹn để đáp ứng nhu cầu này.
Aspirin hoặc axit acetylsalicylic (ASA) là một dẫn xuất của axit salicylic và là một loại thuốc chống viêm không steroid. Nó có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm và có tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Khi sử dụng lâu dài với liều lượng thấp có thể được ngăn ngừa đau tim và hình thành các cục máu đông trong mạch máu.
Nhiều nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng aspirin cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh, di căn hoặc tử vong do một số bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu gần đây trên những bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính, sử dụng aspirin làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan (4% so với 8,3%). Trong một phân tích trên 10 triệu bệnh nhân, sử dụng aspirin làm giảm nguy cơ ung thư phổi khoảng 11%.
Ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR, một số bằng chứng cho thấy aspirin làm chậm hoặc vượt qua sự đề kháng từ các thuốc EGFR TKIs. Li và các cộng sự đã chỉ ra các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm rằng việc sử dụng aspirin làm chậm sự kháng thuốc mắc phải bằng cách ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư và thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư.
Một nghiên cứu hồi cứu của Hoa Kỳ trên 365 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đột biến gen EGFR được dùng osimertinib cộng với aspirin cho thấy sự kết hợp này có hiệu quả cao. Lý do những bệnh nhân này sử dụng aspirin là để ngăn ngừa bệnh tim mạch hoặc để giảm đau. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng osimertinib kết hợp với aspirin tăng thời gian không bệnh tiến triển so với nhóm sử dụng osimertinib đơn thuần (21,3 tháng so với 11,6 tháng). Hiệu quả của aspirin không liên quan đến tuổi, giới tính, loại đột biến EGFR hoặc sự hiện diện của di căn não.
Những phát hiện này cho thấy rằng sự kết hợp giữa aspirin và osimertinib làm kéo dài tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân ung thư phổi đột biến gen EGFR. Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu hồi cứu nên kết quả chỉ mang tính chất gợi ý và không đủ để xác định hiệu quả của aspirin.
Một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (NCT03543683)[1] từ ngày 1/8 /2020 – 31/12/2022, trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ kháng đột biến EGFR đã kháng với thuốc nhắm mục tiêu địch thế hệ 1. Bệnh nhân mang đột biến T790M được chia thành 2 nhóm: nhóm điều trị aspirin 100mg / ngày và osimertinib 80mg / ngày và nhóm chỉ dùng osimertinib 80mg / ngày. Hy vọng rằng những phát hiện được công bố vào cuối năm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời về tác dụng thực sự của aspirin.
Kết luận
Việc kết hợp Aspirin và Osimertinib trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đã đem lại tác dụng và kết quả khả quan. Tuy nhiên vẫn cần thêm những bằng chứng cụ thể khác để khẳng định về vai trò của aspirin.
CHEK Genomics là công ty chẩn đoán phân tử đi đầu trong xét nghiệm gen và tư vấn di truyền. Cách dịch vụ tại CHEK như: Xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn, Xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant360, Tầm soát ung thư di truyền, sàng lọc sơ sinh,…Liên hệ với Chek để được tư vấn cụ thể.
Tham khảo: bài viết của Bác sĩ Trịnh Thế Cường trên nhóm HOPE – Vượt Qua Ung Thư Phổi