Ung thư tuyến tụy nguy hiểm như thế nào mà tỉ lệ tử vong cao thứ 3 chỉ sau ung thư phổi và ung thư đại trực tràng – theo báo cáo từ Viên ung thư quốc gia tại Mỹ vào 2018? Cùng Chek Genomics đi tìm lời giải cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Ung thư tuyến tụy có mấy loại?
Tại Mỹ, theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia vào năm 2018, ung thư tuyến tụy là loại ung thư có khả năng tử vong cao thứ ba, sau ung thư phổi và đại trực tràng. Người ta ước tính có khoảng 56.770 trường hợp ung thư tuyến tụy mới được chẩn đoán và ước tính có khoảng 45.750 trường hợp tử vong do ung thư tuyến tụy sẽ xảy ra trên toàn quốc, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ[1].
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh cũng không nhỏ, mỗi năm nước ta ghi nhận có khoảng hơn 1000 người mắc bệnh và đa số trong số họ đều tử vong. Ung thư tuyến tụy nguy hiểm như thế nào có thể được trả lời bằng chính những con số này.
Các chuyên gia cho biết khoảng 95% những người mắc bệnh ung thư tuyến tụy sẽ tử vong vì căn bệnh này. Nó rất nguy hiểm. Bởi trong giai đoạn đầu, khi khối u có thể điều trị hiệu quả nhất lại thường không có triệu chứng. Nó có xu hướng được phát hiện ở giai đoạn tiến triển khi đau bụng hoặc vàng da có thể xảy ra. Hiện tại, không có công cụ sàng lọc chung nên việc chẩn đoán chính xác giai đoạn mắc bệnh cũng còn gặp nhiều hạn chế.
Hiện nay, về cơ bản đã có hai loại ung thư tuyến tụy được xác định là khối u ngoại tiết và khối u nội tiết.
Phần lớn người mắc ung thư tuyến tụy mắc phải khối u ngoại tiết, và dạng phổ biến nhất được gọi là ung thư biểu mô tuyến, bắt đầu trong các tế bào tuyến, thường là trong các ống dẫn của tuyến tụy. Những khối u này có xu hướng hung dữ hơn các khối u thần kinh nội tiết. Đây chính là loại ung thư mà Steve Jobs – nhà sáng lập của Apple đã mắc phải và ra đi khi tuổi đời còn khá trẻ. Nhưng điều đáng mừng là nếu phát hiện đủ sớm thì bạn vẫn có khả năng chữa khỏi bệnh.
Tuyến tụy là cơ quan qua trọng đối với cơ thể, nó có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giải phóng insulin và glucagon. Bệnh tiểu đường ở tuổi ngoài 50 có thể là dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy dạng nội tiết là tương đối hiếm gặp. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với các khối u thần kinh nội tiết có thể dao động từ 50% đến 80%, so với dưới 5% đối với ung thư biểu mô tuyến.
Ung thư tuyến tụy nguy hiểm như thế nào?
Ung thư tuyến tụy nguy hiểm như thế nào là điều không cần bàn cãi. Tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự nguy hiểm ấy là điều quan trọng để các bác sĩ có thể tìm ra giải pháp khắc phục và đem tới một cuộc đời dài hơn cho các bệnh nhân. Có 3 lý do chính dẫn đến sự “nguy hiểm chết người” của căn bệnh này đó là:
Thời gian phát hiện muộn
Rất khó để xác định được bệnh ở giai đoạn đầu do nó không có biểu hiện quá rõ ràng. Trong khi đó nếu phát hiện càng sớm thì cơ hội sống sót cũng cao hơn. Nhưng hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng ung thư tuyến tụy ở giai đoạn đầu. Chỉ 10% bệnh nhân được chẩn đoán khi ung thư chỉ ở tuyến tụy và có thể được cắt bỏ bằng phẫu thuật. Nó thường được phát hiện sau khi ung thư đã lan rộng, khi bệnh nhân có các triệu chứng như vàng da, đau và sụt cân.
Chưa có phương pháp điều trị tối ưu nhất
Do tuyến tụy là cơ quan tối quan trọng của cơ thể. Tuyến tụy được bao quanh bởi một số mạch máu, có thể khiến phẫu thuật trở nên khó khăn. Các bộ phận chính của ruột cũng nằm trong khu vực đó. Do đó, khi mắc ung thư tuyến tụy đồng nghĩa bệnh rất có khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc di căn.
Và khoảng 85% bệnh nhân đã bị ung thư di căn khi họ được chẩn đoán, vì vậy phẫu thuật là không thể. Vì thế bác sĩ chỉ có thể đưa ra phác đồ hóa trị để kéo dài thời gian sống của bệnh nhân lâu nhất có thể.
Tuy nhiên, hóa trị không phải là phương pháp phù hợp với hầu hết bệnh nhân. Do nó yêu cầu và đòi hỏi bệnh nhân phải chịu được tác động mạnh của thuốc. Có những bệnh nhân sức chịu đựng, khả năng tiếp nhận thuốc không thể do đã di căn nặng nên gần như không có cách nào để cứu họ.
Chưa có thiết bị sàng lọc
Các nhà nghiên cứu đang làm việc để hiểu rõ hơn về cách ung thư tuyến tụy phát triển và lây lan. Họ cũng đang tìm cách sàng lọc ung thư tuyến tụy để có thể phát hiện sớm hơn. Các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện và các trung tâm y tế khác đang thử nghiệm những cách mới để điều trị bệnh, chẳng hạn như liệu pháp kết hợp mới đầy hứa hẹn, tạo ra hy vọng cho một tương lai trong đó ung thư tuyến tụy không phải là căn bệnh chết người như ngày nay.
Những nguy hiểm từ bệnh và do khoa học chưa phát triển kịp với tốc độ bệnh nên đây là trăn trở chung của nhân loại, điều mà Conan Kinsey, MD, Tiến sĩ, nhà khoa học-bác sĩ điều trị bệnh nhân ung thư tuyến tụy tại Viện Ung thư Huntsman (HCI) và Đại học Y tế Utah của Hoa Kỳ đã từng chỉ ra 3 tác nhân gây nên sự nguy hiểm “chết người” của ung thư tuyến tụy.
Các phương pháp điều trị hiện nay
Ung thư tuyến tụy nguy hiểm và người ta vẫn đang nỗ lực để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất. Và phương pháp nào cũng không quan trọng bằng thời điểm phát hiện bệnh. Bởi theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ ung thư tuyến tụy thường chỉ có thể kiểm soát được bằng cách loại bỏ bằng phẫu thuật và chỉ khi được phát hiện trước khi nó lan rộng.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nếu bệnh đã lan rộng. Còn ở giai đoạn muộn khi khối u đã di căn thì cơ hội sống sót là rất thấp.
- Sử dụng thuốc: Hai loại thuốc đã được phê duyệt vào năm 2011 có thể giúp bệnh nhân có khối u thần kinh tuyến tụy. Chúng được cho là ngăn chặn việc cung cấp máu và trao đổi chất của các tế bào khối u. Everolimus là một trong 2 loại thuốc đó, nó được Novartis – nhà nghiên cứu, tiếp thị với tên gọi Afinitor, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị các khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy và ngăn ngừa thải ghép. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể xảy ra là nghiêm trọng: các vấn đề về phổi hoặc hô hấp, nhiễm trùng và suy thận, có thể dẫn đến tử vong. Nên nó không phải phương án tối ưu.
- Phẫu thuật loại bỏ khối u: đây là phương pháp thông thường được bác sĩ gợi nhưng nó cũng không phù hợp và có tác dụng 100% với tất cả bệnh nhân. Thường sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ có thể kéo dài sự sống của mình trong khoảng 7 năm. Trường hợp của Steve Jobs là một ví dụ. Ông đã trải qua cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u của mình vào năm 2004 và qua đời vào năm 2011.
Nếu ung thư tuyến tụy được phát hiện sớm, điều đó có thể làm tăng tỷ lệ sống sót, nhưng nó cũng phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của các khối u cụ thể ở bệnh nhân. Nếu phẫu thuật để lại các tế bào khối u xâm lấn siêu nhỏ, chúng có thể gây tái phát ung thư.
Bên cạnh đó, cấy ghép cũng là một phương án được đề ra. Nhưng liệu phương pháp này có tối ưu, có phải là tương lai của ung thư tuyến tụy hay không có lẽ còn cần được giải đáp thêm.
Phương pháp cấy ghép liệu có hiệu quả?
Cấy ghép yêu cầu nội tạng và nó đòi hỏi kỹ thuật cao cũng hiếm có, nên không có nhiều nhà khoa học ủng hộ việc cấy ghép như một phương pháp chữa bệnh. Các bác sĩ cho biết quy trình này có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể cho phép bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại phát triển nhanh hơn. Và một nghiên cứu ở châu Âu cho thấy phần lớn bệnh nhân được ghép gan cho loại khối u này đều bị tái phát bệnh.
Nhưng nhiều bệnh ung thư tuyến tụy được phát hiện ở giai đoạn sau vì khi khối u nhỏ, nó thường không tạo ra triệu chứng. Khi chúng phát triển, ung thư biểu mô tuyến có thể làm tắc nghẽn các ống dẫn từ gan và gây đau lưng dữ dội. Các khối u thần kinh nội tiết đôi khi sản xuất insulin, vì vậy các triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân có thể là lượng đường trong máu thấp. Nhưng hầu hết các khối u không sản xuất hormone và dẫn đến tế bào ung thư.
Có thể thấy cấy ghép cũng không phải là một phương án an toàn. Bởi nó vừa yêu cầu nhiều điều kiện lại không phải chắc chắn sẽ khỏi. Steve Jobs đã thực hiện cuộc ghép gan vào năm 2009 và kết quả tất cả chúng ta đều thấy.
Dẫu khó khăn nhưng việc nghiên cứu tìm ra giải pháp vẫn chưa ngừng lại. Có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra phương pháp điều trị tốt hơn như liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch, cải thiện phẫu thuật và xạ trị. Các biện pháp lâm sàng, sàng lọc,… đều là những điều mà các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu. Ngay cả gen cũng được nghiên cứu để xem tầm ảnh hưởng của nó với bệnh.
Ung thư tuyến tụy nguy hiểm như thế nào mà đã gây nên bao cái chết thương vong cho bao người, ngay cả những nhân vật có tầm ảnh hưởng cũng có thể mắc phải. Tương lai của loại bệnh này cùng với khả năng chữa khỏi của nó sẽ còn là bài toán nan giải trong nhiều năm.
Con số 95% bệnh nhân tử vong do ung thư tuyến tụy chính là sự đe dọa dành cho các nhân viên y tế, càng nhà khoa học. Xã hội phát triển, điều quan trọng là đem đến cuộc sống bình an, sức khỏe tinh thần, thể chất đều cần được quan tâm.
Theo dõi Chek để cập nhật bản tin sức khỏe bổ ích mỗi ngày.