Ung thư đầu cổ là gì? Gồm những loại nào? Có chữa được không?

Ung thư đầu cổ không phải là loại ung thư có tỷ lệ mắc quá cao. Tuy nhiên, nếu không may mắc phải, người bệnh vẫn phải trải qua nhiều triệu chứng không mong muốn. Bị ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng như nhìn, nói, nhai, thở, nuốt,… và các yếu tố về mặt thẩm mỹ. Để có thể phát hiện và điều trị bệnh từ những giai đoạn đầu tiên, trước hết bạn cần có kiến thức tổng quan về ung thư đầu cổ. 

ung thư đầu cổ

Ung thư đầu cổ là bệnh gì?

Khái niệm và ung thư đầu cổ

Ung thư đầu cổ là tình trạng những tế bào chưa hoàn thiện dạng vảy hoặc các tế bào phát triển với kết cấu lỗi làm cho một số khu vực tổn thương xuất hiện các khối u ác tính, hay còn gọi là bệnh ung thư. Tuỳ thuộc vào vị trí u ác tính phát triển mà căn bệnh này có từng tên gọi khác nhau.

Ung thư đầu cổ có các loại hay gặp nhất là ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng, ung thư tuyến nước bọt,… Loại ung thư này cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc phải. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn, đặc biệt là với những người đã trên 50 tuổi. 

Nguyên nhân gây ra ung thư đầu cổ

Hai nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư đầu cổ là thuốc lá và rượu bia. 75% bệnh nhân mắc bệnh là do sử dụng 2 loại chất kích thích này, đặc biệt là các bệnh nhân ung thư khoang miệng, vòm họng và thanh quản. 

HPV tuýp 16 cũng là nguy cơ khác gây ung thư đầu cổ, đặc biệt là ung thư khẩu hầu liên quan đến amidan hoặc gốc lưỡi. Tại một số nước trên thế giới như Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư này do nhiễm virus HPV đang có xu hướng gia tăng. 

Ngoài ra, còn một số nguyên khác là:

  • Thường xuyên ăn trầu có nguy cơ cao bị ung thư miệng.
  • Do gen di truyền.
  • Vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo hoặc bị mất răng. Tuy nhiên nguy cơ gây bệnh của hai nguyên nhân này tương đối thấp.
  • Phơi nhiễm bụi gỗ, sợi tổng hợp, bụi niken trong quá trình làm việc thường gây tình trạng viêm xoang hoặc ung thư mũi.
  • Phơi nhiễm phóng xạ vùng đầu cổ.
  • Nhiễm virus Epstein-barr (herpesvirus 4)[1] gây tình trạng ung thư mũi họng.

Ung thư đầu cổ gồm những loại nào?

Ở mỗi bộ phận cơ thể nơi có các tế bào ung thư phát triển, ung thư  đầu cổ lại có tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, luôn có một số loại ung thư đầu cổ có tỷ lệ mắc cao hơn và phổ biến hơn như:

Ung thư thanh quản – hạ hầu

ung thư thanh quản - hạ hầu

Ung thư thanh quản – hạ hầu là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại ung thư vùng đầu cổ. Để các hoạt động hít thở, nói năng và nuốt được diễn ra một cách trơn tru, vai trò của thanh quản là rất quan trọng. U ác tính có thể xuất hiện và phát triển ở bất kỳ phần nào của thanh quản hoặc hạ hầu.

Ung thư thanh quản là hiện tượng các khối u xuất phát từ lớp biểu mô của thanh quản – hạ hầu. Nếu khối u nằm ở hạ hầu nó sẽ được gọi là ung thư hạ hầu. Còn nếu khối u nằm ở thanh quản, đó là ung thư thanh quản. 

Trong một vài trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khối u đã phát triển thành kích cỡ khá lớn, lan rộng sang các bên và khó có thể phân biệt được vị trí chính xác thì gọi là ung thư thanh quản – hạ hầu.

Triệu chứng của tình trạng ung thư thanh quản – hạ hầu thường thất là khàn giọng, giọng thay đổi, hạch to, khó thở, đau họng dai dẳng hoặc khó nuốt. Nhiều người còn gặp phải bệnh đau tai, mệt mỏi, giảm cân bất chợt hay hôi miệng mãn tính, khó thở tăng dần…

Nam giới thường xuyên hút thuốc, uống rượu hay phải hít nhiều khí thải độc hại có nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản – hạ hầu rất cao.

Ung thư hốc miệng

ung thư hốc miệng

Ung thư hốc miệng hay còn được gọi là ung thư khoang miệng thường bao gồm ung thư sàn miệng, ung thư lưỡi, ung thư môi trên, ung thư môi dưới, ung thư má, ung thư nướu răng,… Có rất nhiều vị trí xuất hiện khối u ác tính khác nhau của bệnh ung thư hốc miệng. Có hơn 90% bệnh nhân mắc ung thư khoang miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Một trong số những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư hốc miệng là hút thuốc, nhai trầu, uống rượu,… Nếu gặp phải các biểu hiện như nuốt đau, vướng trong khoang miệng kèm theo tiết nước bọt nhiều hoặc sờ, nhìn thấy khối u thì rất có thể bạn đang mắc triệu chứng của ung thư hốc miệng giai đoạn đầu. 

Ung thư tuyến nước bọt

ung thư tuyến nước bọt

Loại ung thư đầu cổ thường gặp tiếp theo là ung thư tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt có tác dụng chính là sản xuất nước bọt để giữ ẩm và phá vỡ thức ăn bằng các enzyme. Dù là tuyến nước bọt lớn hay nhỏ cũng đều có khả năng xuất hiện cả khối u lành tính và ác tính. 

Thông thường, khối u lành tính thường phát triển trong tuyến mang tai hoặc tuyến dưới hàm. Khối u phát triển dưới lưỡi thường là ác tính. Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt chủ yếu là do virus Epstein Barr, khói bụi công nghiệp hoặc tiếp xúc với các bức xạ ion hoá,…

Triệu chứng của bệnh này là người bệnh sờ thấy khối u rắn, to dần ở vùng mang tai bên phải hoặc bên trái, hoặc dưới hàm,.. Nhiều bệnh nhân có thể thấy đau nhức, khó chịu khi gặp phải các tình trạng này.

Ung thư khoang mũi, xoang cạnh mũi

ung thư khoang mũi, xoang cạnh mũi

Ung thư khoang mũi hay xoang cạnh mũi là tình trạng xuất hiện u ác tính tại các vị trí tương ứng. Ung thư khoang mũi có thể xảy ra ở bất kỳ xoang nào, nhưng xoang hàm trên vẫn là phổ biến nhất. Dạng ung thư khoang mũi, xoang cạnh mũi xâm lấn và phát triển nhanh nhất là Melanom. 

Ngoài ra, còn có một số dạng ung thư khoang mũi và xoang cạnh mũi thường gặp là đảo ngược u nhú, u nguyên bào thần kinh khứu giác, Lymphom hay Sarcom,…. 

Ung thư đầu cổ còn bao gồm một số loại ung thư khác. Tuy nhiên, chúng có cách điều trị và phát hiện bệnh khác so với các loại bệnh kể trên. Bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, các triệu chứng dễ gây ra nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường. Do đó, nếu thất bản thân có những dấu hiệu gây bệnh, đừng ngần ngại đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán, chữa trị. 

Ung thư đầu cổ có chữa được không?

Bệnh ung thư đầu cổ hoàn toàn có thể chữa được. Tương tự như các căn bệnh ung thư khác, bệnh nhân ung thư đầu cổ nếu được phát hiện sớm có tỷ lệ sống trên 5 năm đạt tới 95% và một số trường hợp khác có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng sống và khỏi bệnh càng cao. 

Với sự phát triển của y học, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư đầu cổ được áp dụng như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp điều trị trúng đích.

Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp chữa bệnh, bạn cần tới khám, thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và lắng nghe các chẩn đoán về bệnh từ bác sĩ.

Tuỳ thuộc vào triệu chứng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các bài kiểm tra và xét nghiệm phù hợp. Để xác định chẩn đoán ác tính, bác sỹ cần phải kiểm tra mẫu mô dưới kính hiển vi. 

Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn bằng sinh thiết mô hoặc sinh thiết lỏng để đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất vào giai đoạn hiện tại của người bệnh.

Mỗi bệnh nhân, mỗi tình trạng bệnh ung thư lại có chiến lược điều trị riêng biệt dựa vào xạ trị, hóa trị và thuốc chống vi rút. Giai đoạn 1 và 2 thường sẽ tiến hành xạ trị, giai đoạn 3 sẽ kết hợp xạ trị và hoá trị. Giai đoạn 4 cần thực hiện liệu pháp điều trị chính. Sau điều trị cần theo dõi tái phát, dùng thuốc hỗ trợ ngừa tái phát.

Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng quan về ung thư đầu cổCHEK Genomics muốn chia sẻ tới tất cả các bạn. Ung thư đầu cổ hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm hoặc điều trị kéo dài sự sống nếu được phát hiện kịp thời. Chúc bạn đọc luôn khoẻ mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *