Phát hiện U vú lành tính nên tầm soát ung thư hay bỏ mặc?

Nếu chẳng may phát hiện u vú lành tính thì bạn sẽ chọn đi tầm soát ung thư hay bỏ mặc nó? Đa số các trường hợp tổn thương ú vú lành tính không dẫn tới tình trạng mắc ung thư vú. Tuy nhiên vẫn có một số ít khối u lành tính phát triển và xảy ra những rủi ro nhất định như gây ra ung thư vú. Vậy cụ thể u vú lành tính có nguy hiểm không? Phát hiện u vú lành tính nên tầm soát ung thư hay bỏ mặc chúng? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Cảnh báo nguy cơ ung thư vú với bệnh nhân mắc u vú lành tính

u vú lành tính

U vú lành tính là trường hợp thường bắt gặp ở nữ giới. Những tổn thương của u vú lành tính có thể làm chảy dịch ở vú, thay đổi bề mặt da vú hoặc tình trạng sưng, đau,… Những cơn đau này xảy ra do sự thay đổi của nồng độ hormone trong cơ thể. Chúng hay xảy ra bất thường và không tuân thủ theo một chu kỳ nào cả. Ở một vài trường hợp, việc đau vú không theo chu kỳ kinh nguyệt hay có một quy luật nhất định có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

Theo các nghiên cứu gần đây nhất được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú có tiền sử mắc u vú lành tính là khá cao. Cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trên hơn 700.000 phụ nữ Tây Ban Nha trong độ tuổi từ 50 đến dưới 70 tuổi, những người đã từng trải qua việc chụp X-quang tuyến vú ít nhất 1 lần trong vòng 20 năm sinh sống.

Những người từng mắc u vú lành tính có nguy cơ mắc ung thư vú gấp đôi bình thường, và có nguy cơ mắc ung thư vú kéo dài thêm ít nhất 20 năm. Phụ nữ mắc bệnh vú lành tính tăng sinh cũng có nguy cơ cao hơn những người mắc bệnh không tăng sinh.

Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khi họ có những dấu hiệu của bệnh u vú lành tính chứ không chỉ đơn giản là u có thể phát triển thành ung thư. Các trường hợp mắc bệnh thường có ung thư phát triển ở 1 bên vú, 1 bên còn lại có khối u lành tính.

Tuy khả năng mắc ung thư vú từ u vú lành tính là rất thấp nhưng không thể tránh khỏi những trường hợp rủi ro. Do đó các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và bác sĩ đề xuất các khuyến nghị sàng lọc ung thư vú được cá nhân hóa hơn.

Bệnh vú lành tính: nguy cơ phát triển thành ung thư vú

ung thư vú

Theo một số tài liệu y khoa, u vú lành tính được chia làm ba loại chính:

  • U vú lành tính không sinh sản: bao gồm các tế bào tuyến vú bình thường như u nang, u sợi tuyến. U nang có thể tự biến mất hoặc loại bỏ bằng kim. U sợi tuyến đơn giản có thể tự thu nhỏ, nếu tiếp tục phát triển có thể tiến hành cắt bỏ bằng hình thức phẫu thuật.
  • U vú lành tính tăng sản điển hình: làm tăng số lượng các tế bào tuyến vú nhưng không có tế bào bất thường. Loại u này có khả năng làm tăng nhẹ ung thư vú trong một khoảng thời gian dài. Do đó, các bác sĩ thường kiến nghị bệnh nhân cắt bỏ hoặc theo dõi thường xuyên, đảm bảo khối u không phát triển. 
  • U vú lành tính tăng sản không điển hình: làm tăng số lượng các tế bào tuyến vú đồng thời cũng có sự xuất hiện của các tế bào bất thường. Loại u này thường có khả năng dẫn tới ung thư vú trong tương lai. Do đó, phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định thực hiện khi gặp tình trạng u vú này. 

Tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh cụ thể cũng như tính chất tế bào của khối u mà bác sĩ sẽ tìm cách phát hiện và xử lý khác nhau. Người bệnh có thể sẽ phải thực hiện thăm khám vú lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh thường xuyên hơn trong vòng 1 hoặc 2 năm tiếp theo, tùy vào tuổi tác, rủi ro sức khỏe và kết quả xét nghiệm.

Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering[1] cũng từng nhận định rằng u vú lành tính không phải là yếu tố rủi ro lớn nhất để gây ra ung thư vú. Trong nhiều trường hợp, nhờ vào việc phát hiện và xử lý u vú lành tính kịp thời, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú đã được giải quyết. 

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú với các loại u vú lành tính. Song song với đó, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra được những rủi ro có thể mắc phải về ung thư vú sau khi phát hiện u vú lành tính và tiến hành phân tích những khác biệt tiềm ẩn về tần suất sàng lọc ở những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú.

Tầm quan trọng của việc sàng lọc ung thư vú

sàng lọc ung thư vú

Việc sàng lọc ung thư vú là quan trọng, đồng thời việc sử dụng các công cụ chẩn đoán, phòng ngừa ung thư có áp dụng kỹ thuật tiên tiến cũng rất cần thiết. Hiện nay, sàng lọc điều chỉnh theo rủi ro đang là cách tiếp cận ung thư vú mới lạ và hiệu quả được rất nhiều chuyên gia, áp dụng. Với hình thức này, chụp X quang tuyến vú thông thường là chưa đủ. 

Cụ thể, ở những bệnh nhân có bộ ngực với kích cỡ lớn, chứa nhiều mô tuyến và mô sợi, ít mô mỡ thì phương thức chụp quang tuyến vú sẽ khó mà phân tích được chính xác. Để xác định xem họ có mắc ung thư vú thật không, các xét nghiệm hình ảnh bổ sung sẽ được áp dụng.

Những người bệnh có bộ ngực dày nên tiến hành đồng thời cả phương pháp chụp quang tuyến vú và siêu âm. Trước khi thực hiện nên tham khảo tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Một số khác cần phải chụp cộng hưởng từ hoặc chụp nhũ ảnh có cản quang để có được kết quả chẩn đoán chính xác. 

Ung thư vú xảy ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố di truyền hay lối sống, môi trường đều có thể là nguy cơ gây ra bệnh. Hiểu về các yếu tố này sẽ giúp quá trình sàng lọc bệnh được tiến hành một cách cá nhân hóa và hiệu quả hơn.

Với những bệnh nhân không mắc bệnh u vú lành tính hay gia đình không có tiền sử mắc ung thư vú, có thể kéo giãn thời gian sàng lọc ung thư từ hai năm thành ba đến bốn năm một lần. Ngược lại, với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao, có thể sẽ cần phải sàng lọc bằng hình thức chụp nhũ ảnh hoặc thậm chí là chụp cộng hưởng từ (MRI) mỗi năm một lần.

Hai yếu tố rủi ro thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư vú là phụ nữ và tuổi tác. Các yếu tố còn lại có thể là do gen di truyền hoặc gen đột biến, lối sống, môi trường. Trong đó, những yếu tố rủi ro và môi trường, lối sống bạn có thể thay đổi và kiểm soát được. Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích hay hormone trong một thời gian dài, tăng cường hoạt động thể chất và tránh môi trường sống độc hại. Những rủi ro mà gen mang lại, bạn có thể ngăn chặn bằng cách sàng lọc ung thư vú thường xuyên. 

Nếu còn băn khoăn và nghi ngờ về nguy cơ mắc bệnh của bản thân, bạn có thể tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia hay bác sĩ chuyên về ung thư vú. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào công cụ Đánh giá rủi ro ung thư vú của Viện Ung thư Quốc gia, sử dụng tiền sử y tế, sinh sản và gia đình của một người để ước tính nguy cơ ung thư vú.

Ung thư vú trong những giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng và rất khó để nhận biết. Do đó, nên tiến hành thăm khám định kỳ, sàng lọc phát hiện ung thư từ những giai đoạn sớm, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh là rất cần thiết. 

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã nhận biết được sự nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh u vú lành tính. Không phải mọi trường hợp mắc u lành tính đều gây bệnh nhưng rủi ro gặp phải ung thư vú có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, nếu phát hiện u vú lành tính, bạn đừng nên chủ quan bỏ mặc chúng mà hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, chẩn đoán, sàng lọc sớm nhất nhé!

Theo dõi Chek Genomics để nhận bản tin sức khỏe hàng ngày bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *