Để việc tiên lượng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối có cơ sở, bác sĩ thường căn cứ vào: Giai đoạn ung thư của bệnh nhân, Phương pháp điều trị bệnh đang áp dụng, căn cứ vào tình trạng sức khỏe và thể trạng của người bệnh.
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm đang diễn ra phổ biến với tình trạng đối tượng mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối là gì và thời gian sống của người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối là bao nhiêu là những câu hỏi của nhiều người.
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phát triển âm thầm và khó phát hiện sớm với tiên lượng khá dè dặt. Tuy nhiên với bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối thì các dấu hiệu và triệu chứng bệnh lại khá rõ rệt: có cảm giác nuốt khó khăn, đau đớn và khó thở, khàn giọng, ho ra máu, ho liên tục.
Yếu tố ảnh hưởng tiên lượng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối
Để xác định được tiên lượng của bệnh nhân ung thư, các bác sĩ điều trị cần đưa ra các phán đoán dựa trên các cơ sở:
- Giai đoạn ung thư của bệnh nhân: Giai đoạn ung thư là tình trạng và mức độ bệnh mà các bệnh nhân ung thư đang mắc phải. Biết được giai đoạn bệnh, các bác sĩ có thể biết được tế bào ung thư đang phát triển như thế nào và xác định phương pháp và hướng điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời đây cũng là cơ sở để người bệnh biết được tiên lượng sống của bản thân là bao nhiêu để chuẩn bị trước tâm lý.
- Phương pháp sử dụng để điều trị bệnh: Nếu sử dụng biện pháp phẫu thuật được trên bệnh nhân mắc ung thư phổi thì người bệnh sẽ có thời gian sống dài hơn. Tuy nhiên khi người bệnh được chữa trị bằng các phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc không thể điều trị bằng hai phương pháp này thì thời gian còn lại của người bệnh rất ngắn.
- Dựa vào tình trạng sức khỏe và thể trạng của bệnh nhân: Trong trường hợp người bệnh có thể trạng và sức khỏe tốt thì tiên lượng sống có thể kéo dài hơn so với những bệnh nhân có thể trạng sức khỏe yếu. Đối với hai bệnh nhân có cùng tình trạng bệnh là như nhau.
Dựa vào ba yếu tố được nêu trên giúp cho các bác sĩ giúp cho người bệnh biết được thời gian còn lại của mình là bao nhiêu để chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đối mặt với ung thư phổi.
Diễn biến bệnh ở bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối
- Ho ra máu: Người mắc ung thư phổi có thể bị chảy máu ở đường dẫn khí khiến cho họ bị ho ra máu. Tình trạng chảy máu có thể trở nên nghiêm trọng và cần đến sự can thiệp của y tế để giúp đỡ.
- Bệnh thần kinh: Người bệnh có thể gặp phải các rối loạn gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh mà chủ yếu là ở bàn tay và bàn chân của họ. Khi ung thư hoặc điều trị bằng các phương pháp gây thiệt hại các dây thần kinh sẽ gây ngứa ran, tê, yế và đau ở các khu vực bị ảnh hưởng do tổn thương.
- Tràn dịch màng phổi: Người mắc ung thư phổi có thể bị tích tụ chất lỏng trong không gian bao quanh phổi ở khoang ngực gọi là tràn dịch màng phổi. Chất lỏng tích tụ ở trong ngực khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó thở. Để điều trị tình trạng này, phương pháp điều trị được sử dụng là chọc hút để lấy chất dịch từ ngực ra ngoài để làm giảm nguy cơ tràn dịch tiếp theo.
- Khó thở: Khó thở là một tình trạng có thể gặp phải ở các bệnh nhân mắc ung thư phổi nếu ung thư phát triển đủ lớn và ngăn chặn các đường dẫn khí lớn. Ung thư phổi gây tích tụ chất lỏng xung quanh phổi, khi các chất lỏng này lấp đầy khoang phổi khiến cho không gian cho không khí không đủ cũng là nguyên nhân khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở.
- Di căn lên não: Có tới hơn 30% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi bị di căn lên não. Ung thư phổi di căn lên não là biến chứng nguy hiểm khiến cho người bệnh bị tử vong nhanh chóng. Để kiểm soát được các khối u di căn não có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để lấy bỏ khối u, xạ trị gia tốc hay xạ phẫu bằng dao gamma quay[1] cũng là biện pháp an toàn và hiệu quả đối với những khối u có ít hơn 3u và nhỏ hơn 3 cm.
- Di căn xương: Di căn xương là biến chứng nguy hiểm của ung thư phổi bởi tiên lượng điều trị dè dặt và bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi ung thư phổi giai đoạn cuối đã lây lan đến xương có thể khiến xương bị đau và nguy cơ gãy xương là khá cao. Việc điều trị cho bệnh nhân lúc này chủ yếu tập trung vào mục đích là điều trị làm giảm triệu chứng, giảm đau và bảo tồn xương.
Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được chia thành hai thể chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Với ung thư phổi không tế bào nhỏ, căn bệnh này chiếm tới 80% tổng số ca bệnh ung thư phổi.
Ở bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi ung thư tế bào nhỏ, và có thể di căn xa. Người bệnh khi mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân bất thường không theo chế độ, khó thở và cảm thấy đau tức ngực, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ.
Tiên lượng sống của người mắc ung thư phổi đa phần đều phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh là ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ và bệnh đang ở giai đoạn sớm hay muộn.
Trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn sớm, nếu được điều trị đầy đủ thì có thể tiếp tục sống thêm khoảng 5 năm nữa. Tuy nhiên đối với người bệnh mắc ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì việc áp dụng các phương pháp chữa trị nào thì họ cũng chỉ có thể sống thêm được từ 6 – 18 tháng mà thôi.
Những bệnh nhân sống được trên 5 năm sau điều trị ung thư phổi chỉ được xét khi họ ở trong các giai đoạn bệnh sau:
- Bệnh đang ở giai đoạn khu trú tỷ lệ sống của họ trên 5 năm chiếm khoảng 52%.
- Khi ung thư đã lan tới hạch bạch huyết lân cận thì người bệnh chỉ có thể sống trên 5 năm với tỷ lệ chiếm 25%.
- Với các trường hợp ung thư xuất hiện di căn xa thì tỷ lệ còn sống được trên 5 năm của người bệnh chỉ ở khoảng 4%.
Hiện nay đã có các loại thuốc có khả năng làm ức chế các tế bào ung thư phổi nhưng nó chỉ là biện pháp nhằm giúp cho thời gian sống của bệnh nhân được kéo dài.
Xem thêm: Điều trị ung thư phổi di căn có mấy phương pháp?
Một tình trạng đáng báo động là có tới 80% số ca bệnh ung thư phổi có liên quan đến thói quen hút thuốc lá. Nguyên nhân còn lại ở 20% các bệnh nhân mắc ung thư phổi là do các vấn đề về di truyền, tiếp xúc trực tiếp với khí radon, hút thuốc lá thụ động và ô nhiễm môi trường.
Các bác sĩ đã khuyến cáo mỗi người cần phải ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư phổi bằng cách không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc là dù chủ động hay thụ động đều là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho các bệnh lý hô hấp như viêm phế quản mãn tính, tắc nghẽn mạn tính phổi hay ung thư phổi.
Ngoài việc nói không với thuốc lá thì mọi người cần phải giữ cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh như thường xuyên tập thể dục hàng ngày, ăn uống khoa học, đầy đủ chất, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, mỗi người nên tầm soát ung thư phổi để sàng lọc bệnh và bảo vệ chính bản thân mình trước những nguy cơ nhiễm bệnh.
Kết
Những bệnh nhân phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm với các tế bào ung thư chưa di căn thì có thể áp dụng điều trị phẫu thuật để kéo dài tiên lượng. Nhưng với những người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì cơ hội điều trị tốt nhất cũng theo đó mà mất đi.
Khi các tế bào ung thư đã di căn thì khả năng phẫu thuật thấp hoặc không thực hiện được, đồng nghĩa với khả năng điều trị của bệnh nhân là không còn. Vậy nên khi bệnh ở giai đoạn cuối thì bệnh nhân chỉ có thể lựa chọn giải pháp hóa trị hoặc xạ trị để kéo dài được sự sống.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối và thời gian sống của người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Để cập nhật thêm các thông tin liên quan, theo dõi bản tin CHEK Genomics hàng ngày bạn nhé.