Sốt phát ban ở bà bầu là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Bệnh sốt phát ban ở bà bầu rất nguy hiểm bởi nó có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách bệnh lây truyền và phương pháp phòng ngừa như thế nào? Cùng Chek Genomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh Rubella

bệnh rubella

Rubella là bệnh sốt phát ban lành tính. Bệnh không quá nguy hiểm đối với người mắc nhưng lại rất nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai vì có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua đường máu.

Rubella chỉ có ở người và không hề xuất hiện ở vật nuôi hoặc các động vật khác. Bệnh ít gây hại cho trẻ nhưng có thể để lại hậu quả khó lường ở phụ nữ mang thai. Trên khắp thế giới, hội chứng Rubella bẩm sinh là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 700.000 trẻ em mỗi năm.

Tác nhân gây bệnh là virus rubella, cơ thể người là ổ chứa duy nhất. Thời kỳ ủ bệnh là 14-21 ngày, trung bình là 18 ngày. Thời kỳ lây nhiễm là từ 7 ngày trước khi phát ban đến 7 ngày sau khi phát ban. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do người bệnh hít phải dịch tiết mũi họng phát tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh. Trong điều kiện sống khép kín, hầu hết những người nhạy cảm đều có thể bị nhiễm virus.

Ảnh hưởng của bệnh sốt phát ban đối với bà bầu

sốt phát ban ở bà bầu

Trong thời gian thai kỳ dưới 12 tuần (3 tháng đầu thai kỳ – tam cá nguyệt đầu tiên), nếu bà bầu bị nhiễm sốt phát ban sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi trong tử cung, điển hình là sảy thai, thai chết lưu, hoặc thai nhi chậm phát triển, dị tật bẩm sinh …

Trong giai đoạn khởi phát và tiến triển của bệnh, vi-rút rubella được truyền từ máu mẹ sang thai nhi thông qua nhau thai. Loại virus này có khả năng gây tổn thương hoặc làm chậm quá trình phát triển của phôi thai, là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Triệu chứng của bệnh Rubella ở bà bầu 

Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần. Khi người bình thường mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt phát ban, kèm theo mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, nổi ban đỏ sẽ biến mất trong vòng từ 1 đến 7 ngày. Ở phụ nữ mang thai, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với thai nhi.

Phát ban là triệu chứng tiêu biểu của bệnh rubella, nhưng ở phụ nữ mang thai, triệu chứng này lại không rõ ràng.

Các giai đoạn của bệnh Rubella khi mang thai

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh có thể từ 16 – 18 ngày, hoặc thay đổi từ 14 – 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc phát sốt. Tại thời điểm này, bệnh nhân đã bị nhiễm virus nhưng không có triệu chứng.

Giai đoạn phát bệnh

Khoảng 1-7 ngày trước khi phát ban, thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch, rất nhẹ hoặc không có triệu chứng hô hấp. Ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Giai đoạn phát ban

Phát ban với 3 đặc điểm: phát ban bắt đầu trên trán và mặt rồi lan ra lưng và tứ chi; phát ban dạng dát sẩn nhỏ có màu nhạt hơn so với phát ban sởi nhưng có thể liên kết với nhau tạo thành quầng đỏ rộng; phát ban kéo dài 1 đến 5 ngày, nhưng phổ biến nhất là 3 ngày (còn gọi là sởi 3 ngày rubella). Sưng và đau ở cổ tay, đầu gối và khớp ngón tay, đáng chú ý nhất trong giai đoạn phát ban. Đôi khi, những người trẻ tuổi có biểu hiện đau tinh hoàn.

Giai đoạn lui bệnh

Các triệu chứng kéo dài 3-4 ngày rồi tự khỏi. Đặc biệt, triệu chứng đau khớp có thể kéo dài từ 1-14 ngày sau khi các triệu chứng khác biến mất,thời gian lây nhiễm khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Có thể tái phát sau một năm, nếu trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể thải virus ra phân trước 30 tháng tuổi.

Cách Rubella lây truyền

Khoảng 1 tuần trước và trong khi phát ban là thời điểm thuận lợi nhất để rubella lây lan ra cộng đồng. Đặc biệt ở những nơi chật hẹp, đông người như trường học, ký túc xá, rạp hát, rạp chiếu phim… Rubella bùng phát nhanh qua đường hô hấp thông qua một số phương thức lây truyền sau:

  • Lây truyền khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ: Khi người mang virus rubella ho, hắt hơi làm bắn ra các giọt bắn chứa vi-rút ra môi trường, nếu những người xung quanh hít phải vi-rút sẽ dễ dàng bị lây nhiễm.
  • Lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu: Virus rubella có thể làm rối loạn, gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ nên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như bại não, tổn thương tim, mù lòa…
  • Dịch tiết hầu họng của trẻ mắc bệnh rubella bẩm sinh: Trẻ nhiễm virus rubella bẩm sinh sẽ bài tiết rất nhiều virus trong dịch tiết hầu họng và nước tiểu, đây là nguồn lây cho người bên cạnh hoặc người tiếp xúc những nơi chứa nguồn bệnh

Khi nào nên đi xét nghiệm bệnh rubella?

Xét nghiệm rubella được thực hiện trên những phụ nữ mang thai chưa từng mắc bệnh và chưa từng tiêm phòng rubella. Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm rubella là khoảng tuần thứ 7-10 của thai kỳ. Phụ nữ mang thai không nên xét nghiệm khi thai nhi đã lớn hơn 16 tuần, vì kết quả ở giai đoạn này rất khó diễn giải, hơn nữa thai nhi cũng đã rất lớn nên khó giải quyết.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này là tiêm vắc-xin phòng bệnh Rubella trước khi có ý định mang thai.

Khi nào nên đi tiêm phòng bệnh Rubella?

tiêm phòng vacxin rubella

Biện pháp phòng bệnh rubella hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh rubella cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở phải thực hiện các biện pháp tránh thai hiệu quả trong 3 tháng liên tục trong thời gian tiêm phòng, bao gồm 1 tháng trước khi tiêm phòng và 2 tháng sau khi tiêm phòng.

Xem thêm:

Cách điều trị sốt phát ban ở bà bầu

Sau khi nhiễm bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi và cần dùng thuốc giảm đau, hạ nhiệt và các triệu chứng khác để điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ ấm, tránh gió, tránh nước trong thời gian phát ban để tránh bội nhiễm, viêm đường hô hấp.

Ngoài ra, chế độ ăn uống của bệnh nhân rubella cũng vô cùng quan trọng, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Do hậu quả của bệnh rubella đối với phụ nữ mang thai là vô cùng nghiêm trọng, thai phụ khó nhận biết bệnh rubella nên chị em nên đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi, phát hiện bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời .

Cách phòng ngừa bệnh Rubella khi mang thai

  • Luôn giữ cho môi trường, ngoài trời và trong nhà thông thoáng. Giữ vệ sinh cuộc sống và chế độ ăn uống, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tránh tụ tập đông người trong thời gian có dịch.
  • Nâng cao thể chất bằng cách tập thể dục, sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
  • Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người mắc bệnh rubella và nếu có nên đi khám bác sĩ để được xem xét và điều trị tốt nhất.
  • Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Bệnh nhân được vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý 9% (nhỏ mũi và súc miệng). Đối với trẻ nhỏ nên giặt khăn hàng ngày bằng nước ấm để lau người. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh rubella thì cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm.

Kết luận 

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh Rubella, đặc biệt là ảnh hưởng của bệnh đối với bà bầu và cách phòng tránh. Đừng quên follow Chek để thường xuyên cập nhật những kiến thức bổ ích về sức khỏe nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x