Dương tính giả và Âm tính giả trong Xét nghiệm NIPS

Kết quả xét nghiệm NIPS có tỉ lệ nhất định xuất hiện Dương tính giả và Âm tính giả. Vậy nguyên nhân xuất hiện dương tính giả hoặc âm tính giả trong kết quả khi xét nghiệm NIPS là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau từ Chek Genomics sẽ rõ.

dương tính giả và âm tính giả trong xét nghiệm NIPS

NIPS là gì?

sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPS

NIPS là tên viết tắt của Non-Invasive Prenatal Screening – Đây là phương pháp xét nghiệm tầm soát trước sinh không xâm lấn mới xuất hiện ở Việt Nam. Phương pháp này giúp sàng lọc các đột biến nhiễm sắc thể có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ.

NIPS có độ an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi, độ chính xác lên tới 99%, chỉ cần lấy mẫu máu của thai phụ từ tuần thứ 10 của thai kỳ là có thể đem đi xét nghiệm NIPS.

Xem ngay: [Tất tần tật] Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Không Xâm Lấn NIPS tại Chekco

8 Nguyên nhân dương tính giả của xét nghiệm NIPS

Kết quả dẫn tới tình trạng dương tính giả của xét nghiệm NIPS có thể do 1 trong 8 nguyên nhân sau đây:

Hiện tượng khảm bánh rau

Do nguồn chính của DNA tự do của “bào thai” trong tuần hoàn của người mẹ là tế bào nhau thai (syncytiotrophoblast), vì xét nghiệm NIPS thực chất cung cấp kết quả liên quan đến nhau thai, có thể khác với mô của thai nhi. 

Tỷ lệ khảm xuất hiện từ 1 – 2 phần trăm các trường hợp mang thai, nhiều khả năng xảy ra đối với hội chứng Turner (XO), tam bội thể 13 hơn là tam bội thể 21 hoặc 18.

Trường hợp song thai với 1 thai lưu hoặc song thai 1 thai tiêu biến

song thai

Nguyên nhân là do nhau thai của thai nhi bị chết vẫn còn tại thời điểm xét nghiệm, tiếp tục đưa DNA vào tuần hoàn mẹ. 

Bệnh khảm ở người mẹ

Hầu hết phương pháp xét nghiệm cfDNA đều giả định người mẹ có karyotype bình thường, nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Phụ nữ có tuổi tác ngày càng cao thì số tế bào bị mất nhiễm sắc thể X trong cơ thể càng cao, điều này có thể dẫn đến kết quả cfDNA dương tính giả. 

Hơn nữa, ngay cả khi ít gặp, một số phụ nữ có thể có bất thường nhiễm sắc thể giới tính nhưng lại có kiểu hình bình thường. Có thể chẩn đoán bệnh khảm đối với mẹ bằng karyotyping tế bào lympho máu ngoại vi, nên có thể dễ dàng tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng dương tính giả.

Mẹ bị ung thư

DNA tự do của khối u (ctDNA) sẽ có thể sẽ được đưa vào hệ tuần hoàn của mẹ với mức độ đo được đối với phụ nữ mắc bệnh ác tính. Nếu người phụ nữ mang thai mà có khối u, DNA tự do của thai nhi cũng như ctDNA của khối u đóng góp vào tổng số cfDNA, từ đó gây ra tình trạng bị dương tính giả. 

Các khối u ác tính thường gặp nhất ở phụ nữ nằm trong độ tuổi sinh sản là ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng và đại trực tràng; ung thư tuyến giáp, u ác tính, bệnh bạch cầu; U lympho Hodgkin và không Hodgkin. 

Tuy nhiên, xét nghiệm NIPS không nên được coi là một xét nghiệm sàng lọc bệnh lý ác tính ở mẹ, bởi chưa có nhiều dữ liệu về mối liên quan này.

Các biến thể vật chất di truyền từ người mẹ

Phương pháp phân tích cfDNA giả định tất cả phụ nữ đều có tỷ lệ vật chất di truyền trên một nhiễm sắc thể nhất, nhưng thực tế các nhiễm sắc thể sẽ có sự khác nhau một chút giữa các cá thể. 

Trên những cá thể này, phương pháp giải trình tự cfDNA có thể mang lại kết quả dương tính nếu như kích thước của sự nhân đôi ở mẹ là tương đối lớn, chúng xảy ra trên một nhiễm sắc thể quan tâm ( như nhiễm sắc thể 21).

Kết quả xác suất thống kê

Tỷ lệ dương tính giả cũng có thể là bởi kết quả của xác suất thống kê. Bởi vì ngưỡng giới hạn cho một thử nghiệm dương tính sẽ thường được đặt ở độ lệch chuẩn +3. 

Vì thế, có 1 hoặc 2 trên 1000 bào thai đơn bội có thể có dương tính giả. Trường hợp nếu như có 100.000 xét nghiệm được thực hiện, ước tính sẽ có 100 ca xét nghiệm NIPS dương tính giả.

Các vấn đề kỹ thuật

Việc trộn lẫn mẫu hiếm gặp hoặc các lỗi kỹ thuật khác sẽ có thể dẫn đến kết quả thử nghiệm dương tính giả hoặc âm tính giả.

Người nhận cấy ghép

ghép tim

Nếu mô được cấy ghép được lấy từ người hiến tặng là nam giới, xét nghiệm cfDNA có thể xác định không chính xác do sự giải phóng cfDNA nam từ cơ quan hiến tặng vào tuần hoàn mẹ.

Nguyên nhân dẫn tới kết quả âm tính giả của xét nghiệm NIPS

Với xét nghiệm NIPS, một số trường hợp xuất hiện hiện tượng âm tính giả (kết quả xét nghiệm là bình thường, nhưng thực tế thai nhi có bất thường di truyền). Tỷ lệ âm tính giả của NIPS là khoảng 5%. Nguyên nhân là bởi những lý do như sau:

Tình trạng khảm thai nhi

Nguồn chính của cfDNA “bào thai” trong tuần hoàn của mẹ là tế bào nhau thai, DNA này có thể trái ngược với DNA mô bào thai. Sẽ có những trường hợp một bào thai có bộ nhiễm sắc thể là dị bội ngay cả khi karyotype của nhau thai bình thường, kết quả nhận được là bình thường. 

Trường hợp này thường hay xảy ra với thể tam nhiễm 13 và 18, hiếm khi xảy ra đối với thể tam nhiễm 21.

Tỷ lệ cfDNA bào thai thấp tại đường biên

Ngay cả khi đủ lượng cfDNA tự do để xét nghiệm có thể phát hiện được, nhưng số lượng cfDNA của thai ở mức giới hạn dưới dẫn đến sự khác biệt rất nhỏ về tỷ lệ tham chiếu của người bình thường so với tỷ lệ phân mảnh nhiễm sắc thể quan sát được. 

Trường hợp nếu như không có đủ số lượng phân đoạn DNA, sự khác biệt này sẽ không được xác định, kết quả được báo cáo là âm tính qua sàng lọc nhưng thực tế là không chính xác. 

Hiện tượng xảy ra khi mẹ có dùng Heparin trong lượng phân tử thấp (LMWH) như enoxaparin, mẹ béo phì.

Do biến thể vật chất di truyền của người mẹ

Theo như giả định được phân tích cfDNA như đã nói ở trên, mọi phụ nữ đều có tỷ lệ vật chất di truyền trên một nhiễm sắc thể giống nhau, nhưng các nhiễm sắc thể khác nhau một chút giữa các cá thể.

Một số trường hợp sự mất đoạn vật chất di truyền của người mẹ cũng sẽ tạo nên kết quả âm tính giả. Nhưng đây là trường hợp hiếm hơn so với dương tính giả. Vì ở thể dị bội ở thai nhi và sự mất đoạn của người mẹ cần phải nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

Các vấn đề kỹ thuật

Các khảo nghiệm kỹ thuật cho thấy việc xác định một số thể dị bội khó khăn hơn. Điều này dẫn đến tỷ lệ phát hiện thấp hơn so với những thể dị bội khác. mặc dù các phòng thí nghiệm đã cố gắng để sửa lỗi này trong phân tích nhưng không phải lúc nào cũng thành công. 

Đôi khi sẽ có sự trộn lẫn mẫu hoặc các vấn đề khác liên quan đến phòng thí nghiệm, từ đó dẫn đến kết quả xét nghiệm NIPS là âm tính giả. 

Trong bất kỳ xét nghiệm nào cũng có sự sai số bởi nhiều nguyên nhân. Có thể thấy tình trạng dương tính giả và âm tính giả trong xét nghiệm NIPS cũng không ngoại lệ. Quý khách hàng nếu như có nhu cầu để được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh chuẩn và an toàn nhất, hãy liên hệ ngay với CHEK Genomics để được chúng tôi hỗ trợ nhé!.

hotline 091 176 3082 checkco.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x