Cách chẩn đoán, điều trị ung thư vú tái phát và các biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị như thế nào? Cùng CHEK Genomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Nhiều người vẫn bị mắc ung thư trở lại sau khi đã điều trị thành công được một thời gian. Ở bất kỳ thời điểm nào, ung thư vú đều có thể tái phát. Nó có thể tái phát tại chỗ hoặc di căn sang nhiều bộ phận khác của cơ thể. Việc điều trị bệnh sẽ trở nên cực kỳ khó khăn khi gặp phải tình trạng ung thư vú tái phát di căn. Vậy làm thế nào để chẩn đoán ung thư vú tái phát kịp thời? Cách điều trị ra sao? Cùng tham khảo những chia sẻ sau đây.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú tái phát
Bệnh nhân đã được điều trị ung thư vú thành công nhưng lại xuất hiện các khối u ở cùng một vị trí hoặc khác so với trước đây được gọi là ung thư vú tái phát. Thời gian ung thư tái phát có thể là vài tháng hoặc vài năm tùy thuộc vào thể trạng người bệnh.
Chẩn đoán và điều trị ung thư vú tái phát thường khó hơn chẩn đoán ung thư vú nguyên phát. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện đại, vẫn có các phương pháp chẩn đoán nhằm phát hiện bệnh sớm, kéo dài thời gian sống sót cho người bệnh.
Nếu các bác sĩ nghi ngờ khả năng tái phát của bệnh thì thường sẽ đưa ra 1 trong 2 phương pháp chẩn đoán phổ biến là xét nghiệm hình ảnh và sinh thiết.
- Xét nghiệm hình ảnh: các xét nghiệm sẽ được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Các xét nghiệm hình ảnh phổ biến là MRI (chụp cộng hưởng từ)[1], X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cắt lớp phản xạ (PET).
- Sinh thiết: Để xác định chính xác liệu có phải các tế bào ung thư đã tái phát hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập các tế bào nghi ngờ thông qua quá trình sinh thiết. Sau đó gửi các mẫu thu thập được đi để làm xét nghiệm tế bào học. Các nhà nghiên cứu sẽ phân tích và xác định xem liệu chúng là ung thư tái phát hay một loại ung thư mới. Tham khảo dịch vụ xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant360 tại Chek
Cách điều trị ung thư vú tái phát
Khác với loại ung thư vú nguyên phát, ung thư vú tái phát khó mà có thể được điều trị theo cùng một cách thức ban đầu. Cách điều trị ung thư vú tái phát lúc này còn tùy thuộc vào loại ung thư người bệnh mắc, vị trí các tế bào ung thư đang tồn tại và mức độ tiến triển của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng từng bệnh nhân và kết quả xét nghiệm để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu người bệnh gặp phải tình trạng ung thư tái phát ngay trên cơ quan cũ, phẫu thuật hoặc xạ trị sẽ là phương pháp ưu tiên được thực hiện. Nếu ung thư tái phát là di căn, người bệnh có lẽ sẽ cần tới các liệu pháp sinh học, miễn dịch hoặc hóa trị liệu.
Tái phát cục bộ
Với trường hợp ung thư vú tái phát cục bộ, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc nhiều vào hình thức chữa trị trong lần mắc ung thư đầu tiên. Nếu lần đầu bạn được chỉ định cắt bỏ khối u, xạ trị thì thường khi tái phát, bác sĩ sẽ khuyên thực hiện phương pháp cắt bỏ một bên vú.
Hình thức cắt bỏ khối u lần hai lại thường được chỉ định với những bệnh nhân chưa từng xạ trị và nguy cơ di căn thấp. Với những bệnh nhân đã thực hiện tái tạo da và mô vú sẽ được chỉ định tiến hành cắt bỏ. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cân nhắc để bạn thực hiện một hoặc nhiều phương pháp sau:
- Phẫu thuật: Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ tất cả các mô vú hoặc loại bỏ các tế bào ung thư mới cùng một phần nhất định các tế bào mô bình thường. Tái phát tại chỗ có thể đi kèm với ung thư ẩn trong các hạch bạch huyết gần đó. Do đó, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ một số hoặc tất cả các hạch bạch huyết gần đó nếu chúng không được loại bỏ trong quá trình điều trị ban đầu của người bệnh.
- Xạ trị: nếu bạn không cần xạ trị trong lần mắc ung thư vú đầu tiên, lần tái phát này thường sẽ áp dụng hình thức xạ trị.
- Hóa trị: Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể đề nghị hóa trị sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát ung thư khác.
- Liệu pháp hormone: Các loại thuốc ngăn chặn tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của hormone estrogen và progesterone có thể được khuyến nghị nếu ung thư của bạn dương tính với thụ thể hormone.
Tái phát khu vực
Để điều trị ung thư tái phát khu vực, có 3 phương pháp được ưu tiên sử dụng hiện nay là:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp được khuyến nghị thực hiện với các bệnh nhân mắc ung thư tái phát khu vực. Một số bệnh nhân còn được phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết dưới cánh tay nếu chúng còn sót.
- Xạ trị: Với những bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật, xạ trị sẽ là phương pháp ưu tiên được thực hiện để điều trị ung thư. Trong một số trường hợp, sau khi phẫu thuật có thể tiến hành xạ trị.
- Sử dụng thuốc: Các phương pháp điều trị ung thư tái phát khu vực dùng đến thuốc được tiến hành phổ biến là liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp hormone hoặc hóa trị.
Tái phát di căn
Phương pháp điều trị ung thư vú tái phát di căn sẽ được bác sĩ quyết định phụ thuộc vào vị trí các tế bào ung thư của bạn di căn tới đâu. Có rất nhiều cách thức để điều trị tình trạng này, nếu phương pháp được chỉ định không mang lại hiệu quả, bạn có thể thử kết hợp một số phương pháp điều trị khác.
Thực chất, các hình thức điều trị không thể giúp bạn khỏi hoàn toàn tình trạng ung thư di căn. Tuy nhiên, chúng có thể giúp người bệnh tránh khỏi những khó khăn mà các triệu chứng của ung thư đang gây ra và kéo dài tuổi thọ cho họ. Mục đích chính của các bác sĩ khi thực hiện các phương pháp này là nhằm kiểm soát ở mức tối đa tình trạng bệnh và giảm thiểu các tác dụng xấu từ quá trình điều trị bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư tái phát di căn phổ biến là:
- Liệu pháp hormone: là phương pháp được sử dụng đầu tiên trong điều trị ung thư tái phát di căn. Chúng được ưu tiên bởi gây ra ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp hóa trị. Tuy nhiên , bạn chỉ có thể được chỉ định thực hiện chúng nếu ung thư bạn mắc dương tính với các hormone.
- Hóa trị: sử dụng với bệnh nhân âm tính với thụ thể hormone hoặc đã sử dụng liệu pháp hormone nhưng không hiệu quả.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu.
- Liệu pháp miễn dịch.
- Người bệnh cũng có thể thực hiện một số các phương pháp điều trị khác như xạ trị và phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú tiến triển.
Các biện pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú tái phát
Phần lớn người bệnh sau khi rơi vào tình trạng tái mắc ung thư thường dễ suy sụp tinh thần và bị rối bời hơn nhiều so với lần mắc đầu tiên. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, bạn không cần quá lo lắng. Việc quan trọng nhất cần làm lúc này là duy trì tinh thần lạc quan và thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú tái phát để thúc đẩy hiệu quả chữa bệnh.
Các biện pháp hỗ trợ bạn có thể tham khảo như:
- Làm giảm nguy cơ ung thư vú di căn xương ở những người có nguy cơ tái phát ubằng việc sử dụng các loại thuốc tạo xương.
- Dùng những kinh nghiệm đã có từ lần điều trị trước để cải thiện, chuẩn bị tốt hơn cho lần chữa bệnh thứ hai.
- Thường xuyên tự theo dõi cơ thể và báo lại bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng cho cơ thể hệ thống miễn dịch thật tốt.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá,….
Thay vì lo lắng, hoảng sợ trước tình trạng ung thư vú tái phát, hãy giữ cho bản thân một tinh thần lạc quan và mạnh mẽ. Đây chính là chìa khóa để giúp quá trình điều trị ung thư vú tái phát được thực hiện thành công.
Để có phương pháp điều trị phù hợp nhất, bệnh nhân thường sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn để đánh giá tình trạng tái phát của ung thư và đưa ra các liệu trình điều trị phù hợp.
Tại CHEK Genomics, ngoài xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn, chúng tôi còn cung cấp các xét nghiệm như: Xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant360, tầm soát ung thư di truyền, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc người mang gen lặn, sàng lọc NIPS,…Liên hệ với Chek để biết thêm thông tin chi tiết.