Dị tật bàn chân vẹo: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị và Phòng ngừa

Dị tật bàn chân vẹo dị tật bẩm sinh ở trẻ em, gây trở ngại rất lớn đến hoạt động thường ngày, gây khó khăn trong di chuyển cũng như sinh hoạt đời thường. Chính vì vậy, nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế sinh hoạt sau này. Ngược lại, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ giải quyết được những biến chứng của dị tật.

dị tật bàn chân vẹo

Vậy làm sao để phát hiện ra dị tật bàn chân vẹo ở trẻ em? Nguyên nhân nào hình thành nên dị tật này và phải điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về loại dị tật này cũng như những yếu tố có liên quan.

Dị tật bàn chân vẹo là gì?

Dị tật bàn chân vẹo là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ em. Dị tật này khiến bàn chân của trẻ bị vẹo, có thể là bị vẹo một chân hoặc vẹo cả hai chân và có thể bị vẹo vào bên trong hoặc bên ngoài. Nhưng theo các kết quả lâm sàng, tỷ lệ chân bị vẹo vào bên trong chiếm nhiều hơn.

Tuy dị tật không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến các hoạt động sinh hoạt sau này của trẻ diễn ra khó khăn, thậm chí là không thể đi được. Chính vì vậy, sau khi sinh khoảng tầm từ 24 – 48 tiếng, bố mẹ trẻ cần mang con đi kiểm tra về bàn chân để có thể sớm phát hiện ra dị tật nếu có.

Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về chân của trẻ thì có thể sử dụng phương pháp là dùng bàn chải mềm kích thích vào gót chân đến ngón chân của trẻ và quan sát những cử động đó, nếu có bất thường gì thì nên mang trẻ đến phòng khám chuyên khoa để kiểm tra kỹ hơn.

Các dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm để có những phương pháp điều trị thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bàn chân cũng như gây trở ngại lớn cho sự vận động của trẻ về sau.

Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh bị chân cong, vẹo là chuyện hết sức bình thường, sau này lớn lên chân sẽ tự động thẳng lại nên nhiều trẻ bị rơi vào trường hợp không điều trị được kịp thời.

Ngoài ra, còn có nhiều gia đình giữ quan niệm ở cữ, kiêng nem cho nên không mang trẻ đi điều trị kịp thời làm cho quá trình điều trị của trẻ bị đứt quãng, dẫn đến tình trạng phục hồi của trẻ bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy, tốt nhất là sau khi sinh cần mang trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu về sau cho trẻ.

Các triệu chứng thường gặp của dị tật bàn chân vẹo

Dị tật bàn chân vẹo ở trẻ em bao gồm các dị tật bàn chân vẹo trong, vẹo ngoài, chân khoèo và bàn chân gập lưng. Theo số liệu thống kê năm 2020, tỷ lệ trẻ mắc dị tật chân vẹo trong, vẹo ngoài và bàn chân gập lưng chiếm 7-10%, trẻ em bị chân khoèo chiếm tỷ lệ  0,1%.

Triệu chứng cơ bản của dị tật bàn chân vẹo là khiến sự vận động, đi lại của trẻ gặp khó khăn, thậm chí có thể là không thể di chuyển được. Ở mức độ dị tật nhẹ, trẻ sẽ đi hơi nghiêng, khập khiễng, nhón gót, bước đi không đều,… Tuy không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe, nhưng trẻ bị dị tật bàn chân vẹo di chuyển sẽ rất khó khăn, thậm chí đứng không vững.

Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng dị tật bàn chân vẹo?

Do di truyền từ bố mẹ

di truyền

Theo các ca lâm sàng cho thấy dị tật bàn chân vẹo ở trẻ có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu như bố hoặc mẹ bị cong vẹo bàn chân lúc mới sinh thì con sinh ra có nguy cơ bị dị tật cong vẹo bàn chân với tỷ lệ lên đến 30%.

Do ảnh hưởng từ quá trình mang thai

Trẻ bị dị tật ở chân còn do tư thế tử cung, trong quá trình mang thai, bàn chân của trẻ bị chèn ép trong tử cung do thai lớn, khung chậu người mẹ hẹp, sinh đôi,… Hoặc trong quá trình mang thai, người mẹ ngồi sai tư thế khi làm việc hoặc sinh hoạt hằng ngày làm ảnh hưởng đến chân của trẻ. Bên cạnh đó, dị tật bàn chân ở trẻ đôi khi còn đi kèm với các dị tật khác như vẹo cổ, tay khoèo, loạn sản khớp hông,… 

Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, người mẹ cần ngồi, sinh hoạt,… đúng tư thế để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Ngoài ra, dị tật ở chân của trẻ còn xuất pháp từ những nguyên nhân khác như do đột biến gen, đột biến NST, thường gặp ở dị tật bàn chân khoèo sơ sinh hoặc do trật khớp sên, thuyền, khớp gót và hộp của chân

Người mẹ mang thai trên 35 tuổi

mang bầu lúc cao tuổi

Theo nghiên cứu, những người mẹ trên 35 tuổi mang thai thì con sẽ có khả năng bị dị tật bàn chân vẹo cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do tuổi 35 là giai đoạn bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, do đó trứng kết hợp với tinh trùng có thể bị lỗi hoặc hợp tử phát triển bất bình thường. Ngoài ra, giai đoạn tuổi 35 là thời kỳ loãng xương ở phụ nữ cho nên khi mang thai có thể không cung cấp đủ lượng canxi cho thai kỳ dẫn đến các dị tật về xương khớp, trong đó có dị tật bàn chân vẹo.

Do tiền sử sinh sản bất thường

Nếu như người mẹ có tiền sử sinh sản bất thường, ví dụ như sảy thai, sinh con bị dị tật trước đó,… thì khả năng sinh con tiếp theo mắc dị tật khá cao. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ mắc bệnh lý nào đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản cũng như khiến thai nhi phát triển không thể bình thường.

Người mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại

mẹ bầu tiếp xúc với chất độc hại

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại sẽ làm tăng nguy cơ con sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh. Bởi vì các chất độc hại đó làm ảnh hưởng quá trình phát triển của thai nhi, gây biến đổi gen và xuất hiện dị tật ở trẻ.

Do dùng thuốc an thần trong quá trình mang thai

uống thuốc khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu sử dụng thường xuyên thuốc an thần hoặc glucocorticoid là nguyên nhân gây dị tật ở trẻ. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái và tránh sử dụng các thuốc an thần hoặc glucocorticoid.

Các loại dị tật bàn chân vẹo thường gặp

các loại dị tật bàn chân vẹo thường gặp

Bàn chân đụng gót

Biểu hiện của trẻ mắc dị tật bàn chân đụng gót là bàn chân bị gập mu bất bình thường và gót ngoài bàn chân bị nghiêng hoặc vẹo. Đây là trường hợp dị tật thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Nếu được phát hiện kịp thời, bé sẽ được điều trị bằng phương pháp trị liệu vật lý, đây là phương pháp điều trị có thể chữa lành hoàn toàn dị tật cho trẻ.

Bàn chân vẹo trong 

  • Bàn chân áp trước: Dị tật bàn chân trước áp là trường hợp dị tật hiếm gặp nhất và có khả năng di truyền. Biểu hiện của dị tật bàn chân áp trước đó chính là bàn chân bị biến dạng, một nửa chân phía trước áp vào trong, đặc biệt là ngón chân cái. Nếu trẻ được phát hiện sớm thì có thể chữa lành hoàn toàn bằng phương pháp điều trị bó bột hoặc có thể can thiệp phẫu thuật.
  • Bàn chân nghiêng trong: Đây là một tình trạng khá phổ biến và thường gặp. Biểu hiện của bàn chân vẹo trong là  xương cẳng chân xoay vào trong. Bàn chân nghiêng trong được hình thành vào giai đoạn mang thai thời kì đầu, từ tuần thứ 7 của thai kỳ, chân thai nhi có sự xoay hướng vào bên trong.
  • Dị tật bàn chân khoèo sơ sinh: Dị tật bàn chân khoèo là trường hợp một hoặc hai chân của trẻ bị uốn vào bên trong. Theo khảo sát, cứ 1000 trẻ mới sinh là có 1 trẻ bị mắc dị tật bàn chân khoèo. Trong nó, khả năng mắc của bé nam thường cao hơn bé gái.

Nguyên nhân chủ yếu của dị tật bàn chân khoèo là do đột biến gen, đột biến NST và trong nhiều trường hợp là do trong quá trình mang thai người mẹ ngồi sai tư thế, uống nhiều thuốc an thần,…

Nếu dị tật bàn chân khoèo sơ sinh được phát hiện sớm trước 12 tháng thì có thể chữa trị bằng phương pháp bó bột. Nếu trẻ được phát hiện muộn thì phải can thiệp phẫu thuật.

Bàn chân vẹo ngoài 

Dị tật bàn chân vẹo ngoài là trường hợp khá phổ biến của trẻ em. Trường hợp trẻ bị bàn chân vẹo ngoài sẽ có biểu hiện là xương cẳng chân vòng ra ngoài.  Nếu trẻ được phát hiện kịp thời thì quá trình điều trị dị tật này sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Trong trường hợp này, trẻ mắc có thể điều trị bằng cách tập luyện vận động để điều chỉnh lại tình trạng khớp chân hoặc kéo dãn xương cẳng bàn chân.

Cách điều trị dị tật bàn chân vẹo hiệu quả

Phương pháp vận động kết hợp với vật lý trị liệu

Trẻ mắc dị tật bàn chân vèo có thể điều trị bằng cách vận động kết hợp với vật lý trị liệu. Đây được xem là phương pháp khá hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Phương pháp này có thể thực hiện bằng cách cho trẻ tập những bài tập nhẹ nhàng, làm mềm vùng cơ bị co kéo vào kéo dãn gân cốt của trẻ.

Ngoài tập luyện, trẻ mắc dị tật bàn chân vèo có thể được trị liệu bằng cách nắn chỉnh bàn chân bằng tay. Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên thực hiện trong độ tuổi còn nhỏ, thì quá trình nén chỉnh sẽ diễn ra hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu phát hiện tình trạng dị tật muộn thì cách làm này khó thực hiện vì xương trẻ đã ổn định, nắn chỉnh rất khó khăn.

Phương pháp bó bột Ponseti

bó bột bàn chân khoèo bẩm sinh

Đây là phương pháp được dùng chủ yếu cho trẻ sơ sinh. Hiệu quả mà phương pháp này mang lại khá cao, đối với những trẻ mắc bàn chân khoèo bẩm sinh thì tỉ lệ phục hồi bằng phương pháp này là từ 80 – 90%.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách nắn chân trẻ rồi đặt nẹp trong khoảng 3 tuần, sau đó cho trẻ mang giày cố định chân đi 23 giờ mỗi ngày liên tục từ 2-3 tháng đầu, sau đó chỉ đeo trong lúc ngủ và dừng lại khi trẻ được 4 – 5 tuổi.

Điều trị bằng phương pháp băng chỉnh hình

Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao cho trẻ sơ sinh, chính vì vậy phương pháp này thường được dùng ngay sau những ngày đầu mới sinh. Bàn chân của trẻ sẽ được giữ cố định bằng đế giày nhựa và băng dính. Để điều trị kịp thời, trẻ vẫn nên được kiểm tra sớm để phát hiện tình trạng dị tật nếu có.

Phương pháp băng Kinesio

Phương pháp băng Kinesio

Phương pháp này thường được thực hiện với các biến dạng bàn chân áp trước hoặc bàn chân đụng gót.

Nẹp hoặc mang giày nẹp chỉnh hình

Đây là phương pháp thường được sử dụng sau khi bó bột chỉnh hình ở trẻ bị dị tật bàn chân khoèo. Nếu áp dụng mang giày nẹp thì cần phải mang liên tục trong thời gian dài để đạt kết quả tốt nhất.

Phẫu thuật chỉnh hình

phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật chỉnh hình thường được sử dụng cho các trường hợp phát hiện dị tật muộn khi mà xương đã phát triển hoàn toàn cố định, không thể can thiệp nắn chỉnh hay tác động khác.

Đây là phương pháp thường được áp dụng cuối cùng. Dị tật bàn chân vẹo không phải là bệnh lý cấp tính, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó lại tác động xấu đến cuộc sống của trẻ sau này. Khả năng di chuyển, vận động cũng vì thế mà bị kìm hãm. Chính vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời để tránh những biến chứng về sau.

Làm sao để phòng ngừa dị tật bàn chân vẹo?

Để phòng ngừa nguy cơ bị dị tật bàn chân vẹo ở trẻ thì bố mẹ cần mang trẻ đi kiểm tra sau khi sinh để có thể phát hiện kịp thời tình trạng dị tật của trẻ nếu có và kết quả đạt được của quá trình điều trị cũng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai người mẹ cần lưu ý tư thế làm việc hoặc quá trình vận động của mình. Ngồi sai tư thế hoặc làm việc nặng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, trong đó có dị tật bàn chân vèo.

Ngoài ra, người mẹ cần hạn chế tiếp xúc với những chất kích thích, chất độc hại, vì đây là nguyên nhân chính gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Việc tiếp xúc với các chất độc hại như vậy sẽ truyền đến thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và gây dị tật.

Đối với những người mẹ trên 35 tuổi hoặc có tiền sử về sảy thai, sinh con dị tật thì nên lưu ý trong quá trình mang thai phải thường xuyên đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời cần cung cấp đủ cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi để thai nhi có thể phát triển một cách bình thường.

Trong trường hợp mang thai sau 35 tuổi hoặc có tiền sử về sảy thai, sinh con dị tật thì khả năng sinh con bị mắc các dị tật ở chân khá cao. Do đó, sau khi sinh, bố mẹ cần mang con đi kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng của con để phát hiện bệnh kịp thời, nếu có.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về dị tật bàn chân vẹo ở trẻ em. Nếu cần tư vấn chi tiết, liên hệ ngay với CHEK Genomics để được giải đáp.

Theo dõi Fanpage của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x