Những dị tật bàn chân ở trẻ em là một tình trạng xảy ra khá phổ biến. Dù không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng và đe dọa đến sức khỏe nhưng vẫn đem lại nhiều hiểm họa sức khỏe cho trẻ mắc dị tật. Việc thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời để chữa trị hoàn toàn và giúp trẻ sống một cuộc sống bình thường.
Dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh là gì?
Dị tật bàn chân là những dị tật trẻ hay mắc phải khi mới sinh ra. Những dị dạng bàn chân hay gặp ở trẻ bao gồm chân khoèo, bàn chân bẹt, tật xương đốt bàn chân khép cùng nhiều dị tật bàn chân khác. Những dị dạng này gây ra những bất lợi nhất định về việc đi lại tùy vào tình trạng nặng, nhẹ của trẻ.
Đôi khi bàn chân của trẻ em có thể trông giống như bị biến dạng nhưng thực tế vẫn bình thường. Điều này là do xương khớp của những người trẻ tuổi vẫn đang phát triển và thay đổi. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều không có bàn chân “hoàn hảo” và đều có một số biến dạng nhỏ không ảnh hưởng nhiều.
Các loại dị dạng bàn chân thường gặp ở trẻ
Dưới đây là những dị tật bàn chân thường gặp ở trẻ em:
Tật xương đốt bàn chân khép (Metatarsus adductus – MTA)
Đây là một trong những dị tật bàn chân phổ biến nhất. Theo ước tính thì cứ 1000 trẻ được sinh ra sẽ có 1 đến 2 trường hợp mắc bệnh.
Đây là một biến dạng mặt phẳng ngang trong khớp cổ chân trong đó cổ chân bị lệch về phía giữa. Nguyên nhân dị dạng bàn chân đa phần là do tư thế bàn chân nằm trong không gian buồng tử cung chật hẹp hình thành nên.
Bàn chân bẹt (flat foot – pes planus)
Pes planus hay còn gọi là bàn chân bẹt là một tình trạng xảy ra không phổ biến và thường không gây đau. Nó xảy ra khi các vòm bàn chân ở bên trong bàn chân bị phẳng khi tiếp xúc với mặt đất hoặc gần tiếp xúc với mặt đất.
Thông thường điều này là do sự phát triển kém của vòm dọc bàn chân trong thời thơ ấu chủ yếu là do thói quen đi chân đất, đi dép có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ khiến hệ thống dây chằng quanh khớp cổ chân có vấn đề.
Nhìn chung, trẻ nhỏ sơ sinh đều không có vòm chân, bàn chân phẳng. Khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, vòm chân cùng hệ thống dây chằng mới bắt đầu được hình thành. Khi trẻ đến độ tuổi số 6 thì bạn chân sẽ có vòm hoàn chỉnh và việc vận động sẽ trơn tru hơn.
Các triệu chứng phổ biến của chứng này là đau ở đầu bàn chân và đau ở giữa bàn chân.
Mặc dù tình trạng này không nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nhưng nó có nhiều biến chứng về lâu dài bao gồm cơ thể mất cân bằng: sa vai, lệch xương chậu, xoay khớp gối, sụp vòm bàn chân; đau cổ, đau lưng, đau đầu gối, đau mắt cá, đau chân; đầu gối xoay vào trong, gân gót cong,…
Chân khoèo (Clubfoot hay Talipes equinovarus)
Chân khoèo là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất và thường gặp nhất ở trẻ em.
Với chứng dị tật bàn chân khoèo thì các cơ ở một bên của bàn chân ngắn hơn bên kia, khiến bàn chân quay mạnh vào trong. Điều này buộc người đó phải đi trên mặt ngoài của bàn chân. Dị tật chân khoèo phải được điều trị khi trẻ còn là trẻ sơ sinh, để ngăn ngừa biến dạng vĩnh viễn.
Đây là dị tật gây dị dạng bàn chân và ảnh hưởng tới chức năng vận động của trẻ. Chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến dáng đi khi trưởng thành. Bệnh lý xảy ra khi phần tổ chức mềm nối phần cơ với phần bám tận vào nền xương bị co rút ngắn hơn bình thường khiến chân bị dị dạng giống như hình cây gậy đánh gôn.
Khi tiến hành sờ nắn sẽ có cảm giác có độ cứng và ít linh hoạt hơn. Điều này là do nhóm dây chằng và nhóm cơ ở bàn chân bị co rút ngắn hơn.
Nhìn chung, dị tật bàn chân này dù không gây đau đớn cho trẻ nhưng nếu không được điều trị sớm thì trẻ có thể có những biến chứng như mất thăng bằng nghiêm trọng và gặp những vấn đề trong việc chịu nặng về khối lượng khiến việc đi lại và vận động trở nên khó khăn hơn cho trẻ.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc dị tật này là 2 trên 1000 trẻ sinh ra. Dị tật bàn chân thường được chẩn đoán ngay sau khi sinh. Nếu trẻ được điều trị đúng thì có thể không cần can thiệp phẫu thuật thẩm mĩ mà vẫn có thể khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.
Xương sên đứng dọc bẩm sinh (congenital vertical talus)
Xương sên đứng dọc bẩm sinh hay còn gọi là congenital vertical talus, là một chứng dị dạng hiếm gặp của bàn chân. Bệnh thường được chẩn đoán ngay sau sinh và là bệnh di truyền. Nghiên cứu cho thấy cứ 10,000 trẻ thì có đến 1 trẻ sinh ra mắc dị tật này.
Dị tật bàn chân này có thể nhận biết ở nhà khi trẻ mới ra đời do dấu hiệu bàn chân dạng đặc trưng “chân ghế đu”. Phần giữa vòm bàn chân sẽ có xu hướng lồi xuống khi hướng lên ở phần trước, sau bàn chân. Khi trẻ bắt đầu tập đi, trẻ sẽ đi bằng lòng trong của bàn chân còn phần ngoài sẽ có xu hướng nhấc lên khỏi mặt đất.
Trẻ mắc dị tật này có thể chỉ mắc duy nhất dị dạng bàn chân này có thể mắc kèm với các chứng khác như nứt đốt sống, bệnh lý thần kinh, cứng khớp,…
Biến dạng gót vẹo ngoài – Calcaneovalgus
Dị tật bàn chân bẩm sinh này xảy ra khi trẻ còn ở trong bụng mẹ và bị dồn ép trong tử cung. Điều này gây ra hai loại biến dạng: bàn chân gót và vẹo ngoài. Dị tật này có thể dễ dàng gây nhầm lẫn với tật xương sên đứng dọc bẩm sinh. Chẩn đoán sẽ giống với xương sên đứng dọc bẩm sinh nhưng được phân biệt dựa vào mức độ cứng khớp.
Dị dạng bàn chân thường mềm dẻo và xương gót có xu hướng nằm tư thế gập. Biến dạng này thường kết hợp với loạn sản phát triển khớp háng, do đó khám lâm sàng khớp háng cẩn thận để loại trừ. Vì dị tật bàn chân gót vẹo ngoài là một biến dạng do vị trí trong tử cung, biến dạng sẽ tự khỏi, không cần phải điều trị.
Nó thường không riêng lẻ mà thường kết hợp với tật loạn sản phát triển khớp háng. Vì vậy cần khám lâm sàng thêm khớp háng để loại trừ. Đây là một biến dạng do vị trí trong tử cung nên nó sẽ tự khỏi cùng với quá trình lớn lên của trẻ mà không cần điều trị.
Nguyên nhân và di chứng của dị tật bàn chân bẩm sinh
Nguyên nhân
Dị tật bàn chân hoặc lệch khớp (sai vị trí của xương) có thể xuất hiện khi trẻ được sinh ra và có thể phát triển dấu hiệu theo thời gian. Dị dạng bàn chân có thể do mắc phải hoặc là di truyền bẩm sinh.
Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc phải chứng này bao gồm:
- Thói quen trong lối sống: Các chứng dị tật ở bàn chân mắc phải có thể phát sinh do nguyên nhân trẻ đi giày dép không vừa vặn ảnh hưởng đến bàn chân.
- Di truyền: Gen và vấn đề di truyền thường đóng một vai trò quan trọng: Ví dụ như một số người có mô liên kết yếu vì vậy các cấu trúc hỗ trợ ở bàn chân không phải lúc nào cũng giữ nhiều bộ phận bàn chân đúng vị trí. Dị tật bẩm sinh có liên quan đến các rối loạn bẩm sinh, chẳng hạn như bàn chân khoèo hoặc các ngón chân hợp nhất, chúng thường chỉ đơn giản là do di truyền gây ra.
- Yếu tố trong thời kì mang thai: Người mẹ có thể ảnh hưởng lên đứa trẻ do tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi. Người mẹ cũng có thể nhiễm khuẩn, nhiễm trùng trong quá trình mang thai. Sự co kéo màng ối và vị trí sắp xếp thai nhi cũng là một điều quan trọng.
Di chứng của dị dạng bàn chân ở trẻ em
Dị tật bàn chân có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc đi đứng và dáng đi của trẻ sơ sinh. Dị tật này có thể khiến da trở nên cứng và dày, đôi khi dẫn đến chai chân hoặc có những vết loét.
Đôi khi việc lệch khớp (sai vị trí xương) có thể khiến ngón chân và các bộ phận khác của bàn chân cũng bị biến dạng. Điều này khiến gân và cơ bị căng bất thường, thậm chí có thể bị rách gân hoặc cơ. Sự căng bất thường trên các khớp có thể dẫn đến hao mòn khớp và cuối cùng là thoái hóa khớp.
Ngoài ra, dị tật bàn chân có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể và đồng thời gây đau đầu gối, hông, lưng và đầu hoặc thậm chí là tàn tật vĩnh viễn.
Nhưng không phải lúc nào dị tật ở chân cũng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Nhiều trẻ có bàn chân bị biến dạng nhẹ hoặc sai lệch nhỏ mà không gây ra bất kỳ triệu chứng và ảnh hưởng nào. Tuy nhiên đôi khi bàn chân bị biến dạng nhẹ có thể gây ra nhiều vấn đề hơn so với bàn chân bị biến dạng rõ rệt.
Đôi khi trẻ được cho là bị dị tật bàn chân mặc dù trẻ thực sự không có. Một ví dụ như trẻ em thường có bàn chân hơi chếch với hình vòm cung. Nhưng điều này thường không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng gì và thường biến mất khi trẻ đến tuổi thanh thiếu niên.
Các phương pháp điều trị phổ biến
Đây là một trong những phương pháp điều trị dị tật bàn chân phổ biến nhất hiện nay:
- Đeo các thiết bị điều chỉnh dị tật: Một số dị tật như đeo giá đỡ vòm cho chứng bàn chân bẹt để giúp chỉnh hình và giảm đau, điều trị thông qua nẹp, dụng cụ hỗ trợ khác,…
- Vật lý trị liệu và phẫu thuật: Ngoài việc đeo các thiết bị giúp điều chỉnh dị tật thì bệnh nhân cũng cần những liệu pháp trị liệu. Đây là các liệu trình điều trị cơ bản cho các dị dạng ít nghiêm trọng hơn Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn như bàn chân khoèo hoặc ngón chân hợp nhất thì phẫu thuật chỉnh hình là một liệu pháp điều trị tốt hơn để ngăn ngừa tàn tật vĩnh viễn.
- Các bài tập kéo căng: Thường đối với các tình trạng dị dạng ngón chân hình búa thì bác sĩ nhi khoa có thể khuyến nghị để trẻ thực hiện các bài tập đơn giản như nhặt viên bi bằng ngón chân, kéo căng các ngón chân bằng tay vài lần một ngày hoặc đeo dây đai và các thiết bị chân khác giúp chỉnh sửa phần bị cong của ngón chân. của trẻ.
- Phương pháp điều trị Ponseti: phương pháp điều trị do chính tiến sĩ phẫu thuật chỉnh hình Ignacio V. Ponseti[1] được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1948. Ponseti đã trở thành phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị ban đầu cho trẻ sơ sinh mắc tật chân khoèo. Đây là một kỹ thuật dễ dàng học hỏi và áp dụng chính xác và sẽ mang lại những kết quả tuyệt vời. Bằng cách áp dụng kỹ thuật này vào bàn chân trong vòng vài tuần đầu tiên của cuộc đời trẻ, hầu hết chứng này có thể được điều chỉnh thành công mà không cần tìm đến việc phẫu thuật chỉnh hình. Nguy cơ tái phát vẫn tồn tại trong vài năm sau khi bàn chân đã trở lại bình thường. Những trẻ sơ sinh đã được chữa trị bằng phương pháp Ponseti có tỷ lệ tái phát lại chứng này khoảng 50% nhưng tỷ lệ tái phát giảm xuống khi tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng nẹp chỉnh hình bàn chân.
Kết luận
Dù hầu hết tất cả mọi người đều không có bàn chân “lý tưởng nhất” và bị dị tật bàn chân ít nhiều nhưng việc chẩn đoán và điều trị cần phải thực hiện ngay khi có dấu hiệu bất thường ở trẻ. CHEK Genomics khuyên các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kĩ càng và điều trị ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho trẻ.
Nguồn bài viết:
- Pediatric Foot Deformities: An Overview – https://www.hss.edu/conditions_pediatric-foot-deformities-overview.asp
- Clubfoot and Other Foot Defects – https://www.msdmanuals.com/home/children-s-health-issues/birth-defects-of-the-face,-bones,-joints,-and-muscles/clubfoot-and-other-foot-defects