Ung thư giai đoạn cuối là giai đoạn cuối cùng mà người bệnh phải đối mặt với bệnh tật. Nếu người thân của bạn không may bị mắc bệnh ung thư và đang ở giai đoạn cuối thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc và đồng hành cùng họ trong giai đoạn cuối đời nhé!
Các giai đoạn của ung thư
Mặc cho mỗi người có thể mắc các căn bệnh ung thư khác nhau, nhưng chúng ta có thể chẩn đoán tổng quát và dự đoán cơ hội phục hồi của bệnh nhân thông qua việc phân loại và phân giai đoạn ung thư.
Phân giai đoạn ung thư là một cách phân nhóm các trường hợp và dự đoán phản ứng với điều trị. Đây cũng là cách giúp dự đoán liệu ung thư sẽ phát triển, lây lan hoặc tái phát sau khi điều trị.
Hầu hết các bệnh ung thư thường có bốn giai đoạn: Giai đoạn I (1) đến IV (4), một số bệnh ung thư cũng có giai đoạn 0.
- Giai đoạn 0: Giai đoạn đầu khi ung thư vẫn còn rất nhỏ và chưa lan sang các mô lân cận. Ung thư ở giai đoạn này thường có khả năng chữa khỏi cao bằng cách phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u.
- Giai đoạn I: Giai đoạn này thường là một khối u nhỏ hoặc một khối u chưa xâm nhập vào mô lân cận. Nó cũng chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Đây còn gọi là bệnh ung thư giai đoạn đầu.
- Giai đoạn II và III: Hai giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc một khối u lớn hơn đã xâm nhập vào mô lân cận. Chúng cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn này có nghĩa là ung thư đã di căn đến các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể. Nó được gọi là ung thư giai đoạn tiến triển hoặc di căn.
Vì sao ung thư giai đoạn cuối thường rất đau?
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường phải chịu những cơn đau vô cùng khó chịu do sự chèn ép hay di căn của một khối u sang các bộ phận khác trong cơ thể. Sự đau đớn của bệnh nhân ung thư cũng có thể đến từ các phương pháp điều trị (trị xạ, hoá trị, phẫu thuật) hoặc từ các nguyên nhân khác không liên quan đến ung thư.
Đau do khối u
Khi khối u xâm nhập vào mô có thể gây viêm, nhiễm trùng gây đau đớn cho người bệnh. Khi khối u chèn ép tĩnh mạch, nó có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hoặc gây ra chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, gây sưng và đau ở cẳng chân. Bên cạnh đó, các bộ phận của hệ thần kinh như não, tủy sống, dây thần kinh, hạch… cũng có thể bị tổn thương nghiêm trọng khi khối u chèn ép hoặc xâm lấn.
Đau do phẫu thuật
Thông thường, bệnh nhân ung thư có thể bị đau sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau sẽ tự biến mất sau một thời gian. Nhưng trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Những cơn đau này có thể do sự phát triển của mô sẹo hoặc của các dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn.
Đau do trị xạ
Đau do trị xạ có thể xảy ra sau khi xạ trị và tự hết. Nó cũng có thể lây lan đến một số bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như ngực, vú hoặc tủy sống, vài tháng hoặc vài năm sau khi xạ trị.
Đau do hoá trị
Một số hóa trị có thể gây đau và tê ở ngón tay hoặc ngón chân, đây được gọi là bệnh thần kinh ngoại vi. Thông thường, cơn đau này sẽ biến mất sau khi điều trị xong.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, các bệnh nhân ung thư có thể chịu các cơn đau do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm: đau nửa đầu, viêm khớp hay đau thắt lưng mãn tính. Việc điều trị các loại đau này luôn nằm trong kế hoạch điều trị giảm đau cho các bệnh nhân ung thư nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho người bệnh.
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân ung thư là vô cùng quan trọng bởi nó giúp duy trì và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân. Nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư là bạn nên chọn những thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu, có mùi thanh đạm và giàu chất dinh dưỡng.
Đặc biệt, không được dồn nhiều quá mà phải chia nhỏ thành nhiều bữa, các bữa ăn chỉ nên lặp lại nhiều nhất 2 lần trong tuần.
Một số chất dinh dưỡng cần thiết mà bệnh nhân ung thư cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày bao gồm:
- Chất đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các acid amin thiết yếu. Bệnh nhân ung thư cần có một chế độ ăn đa dạng và cân đối các loại acid amin, bao gồm thịt trắng như thịt gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò giàu sắt và kẽm. Các loại tôm, cua, cá, hải sản,… cũng là nguồn cung cấp acid amin và canxi cho cơ thể.
- Tinh bột: Có thể được bổ sung thông qua các thực phẩm như: gạo, ngô, khoai, khoai tây, khoai lang, khoai sọ… Tránh các thực phẩm chế biến sẵn và chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm…
- Chất béo: Là chất có giá trị năng lượng cao, trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có một lượng chất béo nhất định, hàm lượng các acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
- Rau xanh: Chọn rau tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản ở nhiệt độ thấp, hạn chế thất thoát vitamin trong quá trình sơ chế và sơ chế, bảo quản. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh cung cấp vitamin và giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn.
Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Hầu hết các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đều gặp phải tình trạng chán ăn, buồn nôn, không còn cảm giác ngon miệng… Để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh nên:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn những món yêu thích và không nên ăn quá nhiều nước sốt hay gia vị trong món ăn.
- Những bệnh nhân hoá trị thường chán ăn, buồn nôn nên bổ sung nhiều nước, khoảng > 2 lít nước mỗi ngày, tránh ăn những thức ăn có mùi tanh, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên và tránh ăn quá nhiều trong một lần.
- Những bệnh nhân trị xạ ở vùng đầu cổ có thể gây giảm tiết nước bọt dẫn đến khô miệng, đau, viêm nhiễm khiến tình trạng chán ăn càng thêm trầm trọng. Trong trường hợp này, người bệnh nên tránh ăn đồ cay nóng, quá lạnh, khó nhai nuốt, hạn chế ăn hoa quả chua. Đồng thời, bệnh nhân nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng 4 lần/ ngày, uống nhiều nước và hạn chế sử dụng chất kích thích.
Một số câu hỏi thường gặp về ung thư giai đoạn cuối
Ung thư giai đoạn cuối là giai đoạn mấy?
Đây chính là ung thư giai đoạn IV hay còn gọi là ung thư giai đoạn di căn, đây là giai đoạn ung thư đã xâm nhập vào các cơ quan hoặc bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh với những triệu chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Ung thư giai đoạn cuối có chữa được không?
Rất tiếc, câu trả lời là không thể điều trị khỏi được do các phương pháp điều trị bệnh trong giai đoạn này chủ yếu tập chung vào việc giảm bớt sự đau đớn, kéo dài sự sống và tạo cảm giác thoải mái nhất có thể cho người bệnh.
Ung thư giai đoạn cuối thường có những biểu hiện gì?
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dự đoán chính xác một người có thể sống trong bao lâu khi mắc ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu và biểu hiện thường gặp dưới đây để nhận biết người bệnh đang bước vào những ngày cuối cùng của cuộc đời:
- Sức khỏe suy yếu và kiệt sức, dành nhiều thời gian hơn để ngủ
- Chán ăn, khó nuốt, sụt cân và cơ bắp bị mất đi
- Giảm khả năng nói chuyện và tập trung
- Mất hứng thú với thế giới bên ngoài
- Khó thở
- Da xanh xao, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân
- Môi, miệng bị khô
- Lượng nước tiểu giảm
- Mật kiểm soát bàng quang và ruột
- Cơ thể mất kiểm soát hoạt động
- Bị nhầm lẫn giữa các thông tin
Ung thư giai đoạn cuối có nên hoá trị hay không?
Hóa trị là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc điều trị các bệnh ung thư. Hóa trị là việc sử dụng thuốc truyền vào trong cơ thể để ngăn chặn không cho tế bào ung thư phát triển.
Tùy thuộc vào từng loại bệnh ung thư và ở giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn để đưa ra chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân. Sử dụng hóa trị trong điều trị ung thư giúp làm chậm sự phát triển của khối u, giảm đau do bệnh, đồng thời tạo thuận lợi cho xạ trị hoặc phẫu thuật.
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có nên hóa trị hay không? Dựa trên cuộc khảo sát hơn 300 bệnh nhân ung thư hắc tố di căn và giai đoạn muộn. Trong số những người được khảo sát, khoảng 50% được hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư và giảm kích thước của các khối u.
Các bệnh nhân được chọn hầu hết là nam giới, tuổi trung bình là 59 tuổi và tiên lượng bệnh chỉ khoảng 4 tháng. Nghiên cứu được thực hiện để điều tra hiệu quả thực sự của hóa trị liệu đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đặc biệt là khi họ không còn khả năng tự di chuyển.
Theo các tiêu chí đánh giá về sức khỏe thể chất và tinh thần, các chuyên gia kết luận việc áp dụng hóa trị không cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Đồng thời, việc hỗ trợ hóa trị khiến cuộc sống của những bệnh nhân mà vẫn có thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của họ trở nên tồi tệ hơn vì các tác dụng phụ của hoá trị như: suy nhược, buồn nôn, chán ăn, rụng tóc…
Với những kết quả này, các nhà khoa học khuyến cáo các bác sĩ nên xem xét hóa trị ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ngoài việc cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, hơn là kéo dài sự sống trong đau đớn.
Ung thư giai đoạn cuối có phẫu thuật được không?
Tuỳ vào từ giai đoạn của bệnh, bác sẽ thực hiện phẫu thuật với mục đích khác nhau. Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối các phương pháp điều trị như hoá trị, trị xạ hay phẫu thuật đều nhằm mục đích giảm thiểu các triệu chứng và tạo cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh.
Khi bước vào giai đoạn di căn, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để làm giảm thiểu các triệu chứng nặng nề gây ra bởi ung thư trong giai đoạn cuối.Hơn nữa, có thể kết hợp phẫu thuật cùng các phương pháp khác trong việc khắc phục những tình trạng nguy hiểm cho người bệnh. Ví dụ là các tình trạng như:
- Tắc nghẽn ruột.
- Các cơn đau kéo dài.
- Giảm nhẹ sự tác động của các khối u tới những cơ quan mà khối u di căn tới
Không chỉ vậy, phẫu thuật trong trường hợp này còn giúp tăng cường chất lượng cuộc sống cho người bệnh giúp họ cảm thấy tốt hơn.
Ung thư giai đoạn cuối có chết không?
Câu trả lời là “Có” bởi ung thư giai đoạn cuối hay di căn là giai đoạn cuối cùng của ung thư, người bệnh không thể đáp ứng được điều trị và có thể dẫn đến cái chết.
Tuy nhiên, với sự phát triển của y học vẫn có những phương pháp để giảm thiểu đau đớn và duy trì sự sống cho người bệnh. Tùy vào thể trạng sức khoẻ khác nhau của từng bệnh nhân mà các bác sĩ, chuyên gia sẽ có những chỉ định cụ thể về thuốc cũng như phương pháp điều trị.
Ung thư giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Giai đoạn cuối hay giai đoạn di căn thường phức tạp và rủi ro nhất trong tất cả các giai đoạn ung thư. Việc điều trị cho bệnh nhân lúc này chủ yếu tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng và hạn chế sự di căn của khối u.
Những người bị ung thư giai đoạn cuối thường không sống lâu hơn. Tùy thuộc vào cách đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân mà thời gian sống của bệnh nhân khác nhau.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tiên lượng sống sót sau 5 năm đối với một số bệnh ung thư tiến triển phổ biến là:
- Ung thư ruột kết: 11%
- Ung thư trực tràng: 12%
- Ung thư vú: 21%
- Ung thư tuyến tiền liệt: 29%
- Ung thư tuyến giáp 28-51%…
Ung thư giai đoạn cuối có lây không?
Ung thư được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm và bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống hay tiếp xúc. Các tế bào ung thư không thể từ một người thường sống trong một cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, ung thư vẫn có thể xảy ra trong trong một số gia đình nhất định, nhưng không có nghĩa là các thành viên trong gia đình đã lây lan ung thư cho nhau.
Nguyên nhân là bởi những lý do khác như:
- Các thành viên trong gia đình có chung kiểu gen bất thường liên quan đến bệnh ung thư.
- Các gia đình có lối sống không lành mạnh tương tự nhau (chế độ ăn uống không khoa học, hợp lý và hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích…).
- Các thành viên trong gia đình có thể đều tiếp xúc với cùng một tác nhân gây ung thư.
- Các thành viên trong gia đình lây nhiễm cho nhau các loại vi khuẩn, vi rút làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Kết luận
Ung thư giai đoạn cuối luôn là nỗi lo lắng, sợ hãi của bệnh nhân ung thư bởi họ phải đối mặt với những cơn đau về cả thể xác và tâm hồn trong những ngày cuối đời. Vì thế, hãy cùng ở bên và đồng hành cùng họ trong giai đoạn này nhé. Người thân có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sau:
- Lên kế hoạch thời gian để có thời gian trò chuyện với bệnh nhân khi họ đang trong trạng thái tỉnh táo
- Hãy nhắc họ về thời gian khi bạn nói chuyện với người bệnh
- Tiếp tục cho người bệnh dùng thuốc giảm đau đến cuối đời
- Nếu bệnh nhân bồn chồn, lo lắng, hãy cố gắng tìm hiểu xem họ có bị đau không
- Nếu bệnh nhân đang bối rối, hoảng sợ, hãy nói chuyện một cách nhẹ nhàng, điềm tĩnh để giảm bị giật mình hoặc sợ hãi cho bệnh nhân
Đối với những bệnh nhân có các thay đổi trong quá trình trao đổi chất, ví dụ như chán ăn, miệng khô, người nhà bệnh nhân nên:
- Luôn giữ ẩm cho môi của bệnh nhân bằng son dưỡng
- Bổ sung dưỡng chất cho bệnh nhân uống các chất lỏng như nước hoặc nước ép
- Tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau, buồn nôn, sốt, co giật hoặc lo lắng để bệnh nhân cảm thấy thoải mái
Theo dõi page CHEK Genomics để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!