Vì sao đã tiêm vacxin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung

Dù đã tiêm vacxin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung vậy nên mọi phụ nữ cần phải sàng lọc ung thư cổ tử cung theo định kỳ. Vậy nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung lúc nào? Độ tuổi và loại xét nghiệm ra sao? Tất cả sẽ được CHEK Genomics giải đáp ngay cho bạn qua bài viết này.

Đã tiêm vắc-xin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung?

Tiêm vacxin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung

Nhờ có hệ thống miễn dịch và sự thay đổi pH trong âm đạo mà 90 – 95% các trường hợp nhiễm virus HPV có khả năng tự đào thải và tiêu diệt hoàn toàn loại virus này. Phần lớn phụ nữ đều sẽ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được rằng có gì đảm bảo virus HPV trong cơ thể có thể tự đào thải được hay không. Vắc-xin HPV phòng ngừa HPV là một biện pháp không chỉ giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung với tỷ lệ lên tới trên 90% mà nó còn giúp giảm bớt các tổn thương tiền ung thư khoảng trên 60%. 

Các nghiên cứu chỉ ra, vắc-xin HPV chỉ có hiệu quả với người chưa bị lây HPV hoặc chưa quan hệ tình dục. Việc tiêm vắc-xin được khuyến cáo cho trẻ em gái hoặc phụ nữ ở lứa tuổi từ 9 – 26 tuổi. Thời gian bảo vệ của vắc-xin HPV kéo dài từ 4 – 6 năm. Chưa có bất cứ nghiên cứu chính thức nào khẳng định vắc-xin còn hiệu lực bảo vệ bạn khỏi virus HPV sau thời gian này. Vì vậy mà đã tiêm vắc-xin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung. 

Vậy nên Tổ chức Y tế thế giới[1] khuyến cáo phụ nữ dù đã tiêm vắc-xin HPV vẫn cần sàng lọc để phát hiện tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm. 

Vacxin HPV cần tiêm mấy mũi và tiêm trong bao lâu?

vacxin hpv

Có hai loại vắc-xin đã được cấp phép sử dụng trong hành trình phòng ngừa chủng virus HPV là Gardasil của Mỹ và Cervarix của Bỉ. vắc-xin Cervarix của bỉ giúp ngăn ngừa vi rút HPV 16 và HPV 18, Gardasil của Mỹ giúp ngăn ngừa vi rút HPV tuýp 6, 11, 16, 18. Cả hai chủng HPV 16 và HPV 18 đều là loại nhiễm trùng nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng. Với hai loại là HPV 6 và HPV 11 gây ra mụn cóc sinh dục. Vậy nên tiêm phòng vắc-xin HPV sẽ giúp ngăn ngừa các chủng virus này hiệu quả nhất. Vậy cần tiêm mấy mũi HPV và tiêm trong thời gian nào? 

  • Vắc-xin HPV cần phải được tiêm đầy đủ 3 mũi trong vòng 6 tháng. Trong đó mũi nhắc lại đầu tiên cách mũi đầu 2 tháng, mũi nhắc lại thứ hai cách mũi thứ hai 4 tháng.
  • Trong trường hợp phải điều chỉnh lịch tiêm, liều tiêm thứ 2 nên tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất là 1 tháng sau đó, liều thứ 3 nên tiêm cách liều thứ 2 ít nhất là 3 tháng.
  • Nếu mũi nhắc lại bị tiêm trễ hơn thì bạn vẫn tiêm như bình thường và không cần bổ sung mũi. Bạn nên tiêm đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo đáp ứng được miễn dịch của cơ thể. 

Theo các nghiên cứu, vắc-xin Gardasil có hiệu quả lên đến 30 năm, vì vậy nếu bạn đã tiêm đủ 3 mũi theo đúng khuyến cáo thì không cần tiêm mũi nhắc lại sau 10 năm. Đã tiêm vắc-xin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung vậy nên sau tiêm cần duy trì đi khám phụ khoa và xét nghiệm Pap Smear theo định kỳ. vắc-xin không có tác dụng với những người bệnh đã từng mắc ung thư cổ tử cung. 

Nếu gặp phải các phản ứng như đau hoặc sưng tại vị trí tiêm, sốt nhẹ và đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy, bạn cần phải thông báo ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn kịp thời. 

Đã tiêm 3 mũi HPV, có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung nữa không?

Đã tiêm vắc-xin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung, vắc-xin HPV không có khả năng ngăn ngừa được tất cả các loại virus gây ung thư cổ tử cung vì nó chỉ phòng ngừa được 2 chủng HPV 16 và HPV 18 – hai loại virus gây ra phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung. Trên thực tế còn tồn tại hơn 10 chủng virus HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, dù chúng ít khi được bắt gặp nhưng tỷ lệ xuất hiện vẫn có thể xảy ra.

Vì vậy mà việc đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap smear định kỳ rất quan trọng để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.  Không thể chủ quan đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin HPV bởi đã tiêm vắc-xin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung. 

Một điều bạn cần biết đó là vắc-xin HPV không có khả năng để bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục khác hoặc giúp điều trị các bệnh có liên quan đến virus HPV. Bạn cần phải có các biện pháp an toàn để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng hoặc lây các bệnh qua đường tình dục khi quan hệ.

Nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung lúc nào?

sàng lọc ung thư cổ tử cung

Bất kỳ phụ nữ nào khi bắt đầu phát sinh quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Theo thống kê tại Việt Nam, cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 người mắc ung thư cổ tử cung và 11 người tử vong vì căn bệnh này. 

Từ khoảng 3 -7 năm là thời gian để các thay đổi nguy cơ cao trong tế bào cổ tử cung phát triển thành ung thư. Việc sàng lọc sẽ giúp cho người bệnh có thể phát hiện sớm những thay đổi và ngăn chặn kịp thời trước khi những thay đổi đó trở thành ung thư.

Nếu được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm thì bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung có cơ hội sống sau 5 năm lên đến 95%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần về khoảng 10% nếu như bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy mà mọi người cần phải chủ động sàng lọc từ sớm để tăng hiệu quả điều trị, chất lượng cuộc sống của bản thân. 

Dựa vào các loại xét nghiệm khác nhau và độ tuổi cũng như tiền sử bệnh lý của từng người mà các chuyên gia sẽ có những cân nhắc khác nhau. Hai mốc để khám sàng lọc ung thư cổ tử cung để có được kết quả tốt nhất là:

  • Mốc 1: Là những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 -24 tuổi, cần làm các xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thin Prep với tần suất là 3 năm 1 lần. 
  • Mốc 2: Là những phụ nữ trong độ tuổi từ 25 – 65 tuổi. Những phụ nữ trong độ tuổi này nên kết hợp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear và xét nghiệm HPV định kỳ 5 năm 1 lần.

Những phụ nữ từ 30 – 49 có quan hệ tình dục nên sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung. Những người quan hệ tình dục sớm, sinh con trước 17 tuổi, có nhiều bạn tình, sử dụng thuốc tránh thai hơn 5 năm, hút thuốc hay có những biểu hiện bất thường cũng nên đến sàng lọc ung thư từ sớm. Đối với những người tiêm đủ 3 mũi cũng cần phải xét nghiệm sàng lọc vì đã tiêm vắc-xin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung. 

Thời điểm sàng lọc tốt nhất là 2 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất. Không được đặt thuốc vào âm đạo trong vòng 48 giờ và không được quan hệ tình dục tối hôm trước, trước khi lấy xét nghiệm. 

Những phụ nữ sau 65 tuổi và không có tiền sử tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường ở mức trung bình – cao – ác tính, có 3 kết quả thực hiện Pap hoặc HPV âm tính trong vòng 10 năm thì sẽ thể dừng sàng lọc ung thư. Các trường hợp phụ nữ đã cắt bỏ cổ tử cung cũng có thể ngừng sàng lọc dấu ấn ung thư. CÁc bệnh nhân phẫu thuật loại bỏ tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung thì nên duy trì sàng lọc ung thư theo định kỳ. 

Mọi người cần sàng lọc ung thư bởi cho dù đã tiêm vắc-xin HPV vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung. Hiểu rõ về thời gian khám sàng lọc và duy trì thói quen xét nghiệm HPV định kỳ có thể giúp bạn phát hiện sớm nhất các bất thường xảy ra trong tế bào cổ tử cung.

Ngoài ra, quý khách hàng có thể tầm soát ung thư di truyền tại CHEK hoặc tham khảo thêm các dịch vụ khác như Xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn, Sàng lọc người mang gen lặn, Xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant 360,…và nhiều Dịch vụ khác tại Chek. Liên hệ ngay để được tư vấn đầy đủ.

hotline 091 176 3082 checkco.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *