U lympho hệ thần kinh trung ương là một căn bệnh ung thư nguy hiểm có tỉ lệ sống sau 5 năm thấp. Là một căn bệnh không có các triệu chứng rõ ràng và không được phân biệt dựa theo các giai đoạn và di căn như các loại ung thư khác. Căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được điều trị kịp thời và sử dụng phác đồ điều trị phù hợp.
Tìm hiểu về U lympho hệ thần kinh trung ương
Bệnh U lympho hệ thần kinh trung ương là một loại bệnh ung thư có tên tiếng anh là Central Nervous System Lymphoma (viết tắt là CNSL). Loại ung thư này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống bạch huyết có trong não hoặc tủy sống. Nguồn phát bệnh là các tế bào bạch huyết làm suy yếu khả năng chống lại các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể làm gây ra các bệnh.
Là một dạng của ung thư không Hodgkin[1] hiếm gặp nên U lympho hệ thần kinh trung ương có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bạch huyết tức ảnh hưởng đến một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể người. Các tế bào ung thư lympho hệ thần kinh phát triển mạnh trong các mô bạch huyết của não hoặc trong tủy sống. U thứ phát sẽ xảy ra nếu như tế bào ung thư từ các bộ phận khác của cơ thể xâm nhập đến não và tủy sống.
Ung thư lympho hệ thần kinh chiếm đến 95% sẽ ảnh hưởng đến các tế bào tạo ra kháng thể có tên là lympho B. Ở các trường hợp khác thì nó sẽ ảnh hưởng đến các tế bào lympho T. Các tế bào lympho T có tác dụng chống lại các nhiễm trùng bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch nhằm tiêu diệt các vi trùng có hại. Hoặc sẽ làm chậm đi sự phát triển của các mầm bệnh nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể.
Loại ung thư này nguy hiểm hơn rất nhiều so với các dạng u lympho khác bởi tỷ lệ sống khi mắc bệnh sau 5 năm chỉ có 30%. Ung thư tái phát tại những người đã thuyên giảm thì tỷ lệ sống sẽ thấp hơn rất nhiều. Nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị thì bệnh nhân chỉ có thể sống trung bình nhiều nhất là 1,5 tháng sau chẩn đoán. Người bệnh có thể sống lâu hơn hoặc phục hồi tốt nến như được điều trị đúng phác đồ của bác sĩ. Nhờ vào việc điều trị mà người bệnh có thể sống lâu hơn tới 15 – 20%. Tỷ lệ mắc u lympho ở nam giới cao hơn ở nữ giới.
Hiện nay đã có các phương pháp điều trị mới làm tăng thời gian sống của người bệnh. Trung bình tuổi thọ của họ có thể kéo dài khoảng từ 22 – 25 tháng. Với những trường hợp bệnh nhân có thời gian sống kéo dài hơn thì vẫn chưa có chẩn đoán người bệnh sẽ sống được bao lâu hoặc ung thư có bị tái phát không.
Tiên lượng khác nhau nên các yếu tố làm giảm cơ hội giúp người bệnh có tiến triển tích cực cũng khác nhau. Các yếu tố làm giảm mức độ chữa trị thành công là:
- Bệnh nhân bị mắc bệnh HIV hay bị mắc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Tăng dần theo độ tuổi, chủ yếu bệnh nhân đã trên 60 tuổi. Rất hiếm gặp bệnh này ở trẻ em.
- Sức khỏe đã suy yếu, tổng thể sức khỏe kém.
Tất cả những yếu tố này đều góp phần làm cho cơ hội chữa khỏi cũng như cơ hội sống của người bệnh bị giảm đi rất nhiều.
Các triệu chứng của bệnh nhân u lympho hệ thần kinh trung ương
U lympho hệ thần kinh trung ương là loại ung thư không có triệu chứng thể hiện ra ngoài. Nếu như có triệu chứng thì nó cũng chỉ xuất hiện từ từ và âm thầm trong cơ thể của người bệnh mà không có báo hiệu trước nào. Thường căn bệnh này được phát hiện là do những bệnh nhân đi khám sức khỏe và vô tình phát hiện ra. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể sẽ gặp những triệu chứng khi cảm nhận được có những sự thay đổi về thần kinh của mình.
Các triệu chứng của u lympho hệ thần kinh dễ nhận thấy như:
- Có cảm giác bị buồn nôn, nôn khan hoặc nôn mà không rõ nguyên nhân tại sao.
- Đột nhiên bị co giật không rõ nguyên nhận.
- Thường xuyên bị mất tập trung, không tập trung vào công việc quá lâu hoặc khó suy nghĩ về một vấn đề nào đấy rõ ràng.
- Tay chân cảm giác thấy vô lực, lực tay chân yếu, mau mệt, dễ mất sức.
- Cơ thể cảm thấy khó chịu, nôn nao mệt mỏi, có thể xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy râm ran mà không tìm được lý do.
- Thường xuyên cảm thấy đau đầu, choáng váng hoặc có thể kèm theo chóng mặt.
- Gặp phải các vấn đề về thính giác đột ngột, nghe không rõ, nghe vọng hoặc có thể là mất thính giác.
- Tăng áp lực của hộp sọ, bệnh nhân bị đau đầu tăng dần khi nằm, đau đầu sau khi thức dậy.
- Nhìn kém, hay bị nhìn đôi.
08 nguyên nhân làm tăng nguy cơ u lympho hệ thần kinh trung ương
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư nguy hiểm này là do sự phát triển của các tế bào nằm trong hệ miễn dịch bị phân chia không kiểm soát được. Đến nay các nghiên cứu vẫn chưa giải thích được hoàn toàn lý do các loại u lympho có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương của con người.Ngoài ra tại sao một số người lại phát triển loại ung thư này cũng chưa có câu trả lời.
Yếu tố làm cho nguy cơ bệnh tại người do rất nhiều yếu tố từ trong cơ thể và cả ở ngoài cơ thể nhiễu loạn. Các yếu tố này đều tập trung làm tăng khả năng phát triển của u lympho không Hodgkin bao gồm u lympho hệ thần kinh trung ương. Vậy các yếu tố gây ra căn bệnh ung thư này là :
Hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị suy giảm
Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như người mắc HIV hoặc người mắc các bệnh làm hệ miễn dịch suy yếu, những người này thường mắc bệnh u lympho hệ thần kinh nhiều hơn so với những người bình thường khác. Ở một số bệnh nhân mắc loại ung thư này, HIV được coi là một nguy cơ khiến cho bệnh lây lan đế hệ thần kinh trung ương của họ.
Mắc bệnh do bị nhiễm trùng do vi rút
Bạn có thể sẽ bị bệnh này nếu như nhiễm phải một số loại vi rút như: vi rút Epstein Barr, vi rút Herpes simplex hoặc vi rút Human T lymphotropic. Các loại vi rút này làm tăng nguy cơ nhiễm u lympho hệ thần kinh do có sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch của người bệnh. Các bệnh nhiễm trùng cung là nguyên nhân dẫn đến sự kích thích hệ thống miễn dịch trong một thời gian dài, do đó mà nguy cơ mắc bệnh càng được tăng lên.
Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn
Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus hoặc một số các bệnh tự miễn khác sẽ làm cho nguy cơ u lympho hệ thần kinh trung ương tăng cao hơn với người bình thường.
Người bệnh có sự tiếp xúc với các chất bức xạ nguy hiểm
Những người có tiếp xúc với bức xạ của bom nguyên tử hoặc gặp các tai nạn hạt nhân có nguy cơ cao mắc bệnh này. Ngoài ra các bệnh nhân đã từng điều trị ung thư trước đó cũng tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người lớn tuổi, sức khỏe không đảm bảo
Những người đã trên 60 tuổi cũng dễ bị bệnh u lympho hơn những người trẻ tuổi. Tuy nhiên bệnh này cũng vẫn được phát hiện ở các bệnh nhân trẻ tuổi.
Bệnh nhân bị di truyền hoặc gia đình có tiền sử bệnh
Nếu trong gia đình có những người đã từng bị mắc ung thư lympho hệ thần kinh như: bố, mẹ, anh, chị, em thì đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người bệnh có tiền sử tiếp xúc với các hóa chất có hại
Các hóa chất có hại là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư này như: tiếp xúc với thuốc sâu, thuốc diệt cỏ, benzen hoặc các loại thuốc trị ung thư.
Nguy cơ mắc bệnh do chủng tộc
Theo như nghiên cứu thì các người Mỹ da trắng sẽ dễ mắc u lympho hơn so với những người Mỹ gốc Phi và những người Mỹ gốc Á.
Cách chẩn đoán để phát hiện ung thư hệ thần kinh trung ương
Nếu bạn gặp các triệu kể trên thì hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sẽ kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu để chuẩn đoán xem bạn có bị u lympho hệ thần kinh hay không. Các xét nghiệm được áp dụng gồm:
Thực hiện khám bệnh và hỏi bệnh sử của bệnh nhân
Khi đến các bệnh viện để thực hiện thăm khám bệnh, bác sĩ sẽ hỏi cặn kẽ bạn về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Đồng thời bạn cần phải nói cho bác sĩ biết các tiền sử bệnh lý của gia đình bạn. Bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra thần kinh để tìm các dấu hiệu của u lympho hệ thần kinh. Các dấu hiệu này có thể là những thay thay đổi trong phản xạ thần kinh hoặc có tiền sử có cơn động kinh.
Bệnh nhân được khám mắt để phát hiện khối u
Bác sĩ làm các kiểm tra cho đôi mắt của bạn. Bằng cách làm giãn đồng tử, nhìn qua các thiết bị dành cho mắt để kiểm tra phản ứng mắt xem có các dấu hiệu và khối u nào không. Các bài kiểm tra này có thể sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần để có thể theo dõi được chính xác những thay đổi cũng như xem xét sự phát triển của các khối u.
Sử dụng chụp cộng hưởng để đo lưu lượng máu não
Phương pháp này sẽ sử dụng từ trường để đo lưu lượng máu ở trong não của người bệnh. Phương pháp này người bệnh sẽ được bác sĩ tiêm thuốc cản từ vào tĩnh mạch. Cách này giúp quan sát rõ hơn các bộ phận của não giúp tìm kiếm các tế bào ung thư chính xác hơn.
Áp dụng thủ thuật chọc thủng tủy sống để kiểm tra
Thủ thuật chọc thủng tủy sống được thực hiện bằng cách đâm kim vào cột sống của người bệnh để rút dịch não tủy nằm trong tủy sống. Sau khi kiểm tra dịch này sẽ cho kết quả chính xác xem có chứa các tế bào ung thư hoặc có lượng protein hoặc glucose cao hoặc thấp hơn bất thường hay không.
Sử dụng thủ thuật sinh thiết tế bào
Để thực hiện được thủ thuật này bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu của khối u đang nghi ngờ từ người bệnh. Sau đó sẽ mang đến phòng thí nghiệm để các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm kiểm tra kỹ lưỡng các tế bào ung thư dưới kính hiển vi.
Từ đó mà xác định được chính xác tế bào đó có bị ung thư không, và loại ung thư gì. Tuy nhiên nếu các mẫu bệnh phẩm sinh thiết nhỏ sẽ gây trở ngại cho quá trình chuẩn đoán cũng như các phân tích sinh học phân tử.
Thực hiện các xét nghiệm máu cho người bệnh
Bạn sẽ được tiến hành lấy máu để thực hiện các xét nghiệm máu quan trọng. Bác sĩ sẽ thực hiện tổng phân tích máu toàn phần của người bệnh để có thể tìm kiếm được các bất thường tồn tại trong hệ miễn dịch. Các xét nghiệm được đồng thời để phát hiện nguy cơ của u lympho hệ thần kinh đó là làm xét nghiệm HIV.
U lympho hệ thần kinh không được phân loại theo các mức độ và di căn. Nó không có bất kỳ một hệ thống phân giai đoạn chuẩn nào cả. Để xác định được mức độ và kế hoạch điều trị, các bác sĩ chỉ có thể xem xét các yếu tố khác nhau của người bệnh để tiến hành chẩn đoán. Có thể dựa vào vị trí của khối u, sức khỏe của bệnh nhân để xác định.
Cách để phát hiện bạn đang mắc u lympho hệ thần kinh là nguyên phát hay thứ phát dựa vào điểm xuất phát của nó. Nếu ung thư xuất hiện đầu tiên trong não hoặc trong tủy sống của người bệnh thì đây là ung thư nguyên phát. Nếu ung thư di căn từ các bộ phận khác của cơ thể đến thần kinh trung ương của người bệnh thì đó là ung thư thứ phát.
Các bác sĩ chuyên khoa tham gia tiếp nhận bệnh nhân ở các khoa cấp cứu cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nhận biết tốt với căn bệnh này.
Các phương pháp điều trị u lympho hệ thần thần kinh trung ương
Phương pháp để điều trị u lympho hệ thần kinh phải phụ thuốc vào các yếu tố như vị trí khối u, sức khỏe người bệnh và mục tiêu điều trị của họ để tiến hành. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn rồi căn cứ vào kết quả xét nghiệm để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với giai đoạn bệnh.
Cũng giống như hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư hệ thần kinh trung ương cũng có các phương pháp chữa trị sau:
Điều trị u lympho bằng phương pháp xạ trị
Người bệnh sẽ được sử dụng các tia năng lượng cao chiếu thẳng vào tế bào ung thư, từ đó giúp tiêu diệt hoặc thu nhỏ các tế bào ung thư. Để tránh cho nguy cơ tổn thương thần kinh cho người bệnh, các y bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân sử dụng các phương pháp điều trị khác. Ngoài ra có thể kết hợp thêm các phương pháp bổ sung khác.
Phương pháp này thường duy trì ngắn hạn với thời gian sống thêm của bệnh nhân là từ 10 đến 18 tháng. Đây là lựa chọn cho những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe kém. Khi này xạ trị có thể cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh tạm thời giúp tăng thời gian sống thêm cho người bệnh.
Sử dụng các loại thuốc chống ung thư
Bạn sẽ được sử dụng các loại thuốc để cải thiện thời gian sống hoặc giảm đi các triệu chứng của ung thư. Một loại thuốc hay được sử dụng nhất nhằm tăng thời gian sống sót của người bệnh là sử dụng thuốc methotrexate.
Điều trị u lympho hệ thần kinh bằng hóa trị
Sau khi nắm rõ được tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành đề nghị một phác đồ chống ung thư cho người bệnh. Phác đồ này sẽ nhắm vào các tế bào ung thư đang phát triển nhanh của cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt. Phương pháp này có thể là phương pháp chính để điều trị u lympho hoặc cũng có thể là phương pháp bổ sung để thực hiện cùng các phương pháp khác.
Cải thiện nhanh triệu chứng ban đầu bằng Corticosteroid
Phương pháp này có thể giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ban đầu của ung thư nhưng chỉ có thể sử dụng được trong một khoảng thời gian ngắn. Chỉ có vài trò giúp cho phẫu thuật cắt bỏ khi thoát vị sắp xảy ra.
Phác đồ trị liệu sẽ sử dụng methotrexate liều cao để các phản ứng kéo dài được xảy ra. Phương pháp này sẽ bổ sung hóa trị liệu củng cố, xạ trị não hoặc là sử dụng hóa trị liều cao để cứu các tế bào gốc giúp tăng khả năng sống sót.
U lympho hệ thần kinh trung ương có tái phát sau điều trị không?
Theo như những số liệu ghi chép y tế thì số bệnh nhân bị u lympho hệ thần kinh trung ương bị tái phát sau thời gian điều trị ban đầu là khoảng một nửa trong số đó. Các bệnh nhân tái phát bệnh thường trong khoảng từ 5 đến 10 năm sau điều trị.
Nếu như bệnh nhân bị tái phát lại căn bệnh ung thư này thì đồng nghĩa tử thần đang gõ cửa, họ chỉ có thể sống trung bình một khoảng thời gian là 2 tháng sau tái phát.
Lời kết
U lympho hệ thần kinh trung ương là một căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm mà không ai có thể lơ là với nó. Khi đã phát hiện bệnh cần phải điều trị nhanh chóng mới có thể cải thiện được sức khỏe cũng như thời gian sống của người bệnh lâu hơn.
Bệnh ung thư này có thể chữa khỏi được nhưng cũng có thể sẽ bị tái phát nên yêu cầu người đã điều trị cần hết sức để ý sức khỏe của bản thân. Nếu như bạn hoặc người thân của bạn gặp các triệu chứng về thần kinh mà không rõ nguyên nhân thì hãy sắp xếp thời gian sớm nhất để được khám và chẩn đoán căn bệnh này chính xác nhất.