Homocystin niệu – Căn bệnh di truyền hiếm quái ác

Homocysteine ​​là một axit amin góp phần tạo ra các protein khác mà cơ thể cần. Thông thường, rất ít homocysteine ​​lưu lại trong máu của bạn. Tuy nhiên ở người mắc bệnh homocystin niệu có mức homocysteine ​​cao. Đây là căn bệnh di truyền hiếm nguy hiểm với nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn trong việc điều trị và chuẩn bị những gì tốt nhất cho con.

homocystin niệu

Homocystin niệu là gì?

Homocystin niệu (homocystinuria hoặc homocysteinemia, ký hiệu là HCU), là một căn bệnh di truyền hiếm gặp, nhưng gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng lên cơ thể. Thuật ngữ homocystin niệu là thuật ngữ y học mô tả sự tăng bài tiết của homocysteine trong nước tiểu và cũng là sự gia tăng nồng độ  của chất này trong huyết tương. Nguồn gốc của sự gia tăng này có thể là một trong nhiều yếu tố trao đổi chất, chỉ một trong số đó là sự thiếu hụt enzyme cystathionine beta synthase (CBS). Một số khác bao gồm các 

Đây là căn bệnh rối loạn di truyền do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong số đó có sự thiếu hụt CBS. Một số khác bao gồm khiếm khuyết về tái methyl hóa (khiếm khuyết cobalamin , thiếu hụt methionine synthase, Methylenetetrahydrofolate reductase – MTHFR[1] ), thiếu hụt vitamin bao gồm riboflavin (vitamin B2), pyridoxal phosphate (vitamin B6), folate (vitamin B9) và cobalamin (vitamin B12). 

Thông thường, cơ thể con người phân hủy thực phẩm có chứa protein như thịt và cá thành các axit amin, tức các mảnh nhỏ của protein. Bất kỳ axit amin nào không cần thiết thường được “chia nhỏ” và loại bỏ khỏi cơ thể. 

Tuy nhiên ở một số người xảy ra tình trạng cơ thể không thể xử lý axit amin methionine, gây ra sự tích tụ methionine và một chất có tên gọi là homocysteine. Sự tích tụ quá mức của các chất trong máu và nước tiểu gây hại cho cơ thể.

Đây là một tính trạng lặn di truyền trên nhiễm sắc thể thường, có nghĩa là một đứa trẻ cần phải thừa hưởng một bản sao của gen khiếm khuyết từ cả cha và mẹ để mắc bệnh homocystin niệu

Nguyên nhân

nguyên nhân gây bệnh homocystin niệu

Homocysteine ​​là một axit amin giúp tạo ra protein cho cơ thể. Vitamin B12, vitamin B6 và vitamin B9 (folate) sẽ giúp phá vỡ homocysteine ​​để tạo ra các hóa chất khác mà cơ thể bạn cần.

Khi homocysteine tương tác với các vitamin B, homocysteine sẽ ​​chuyển đổi thành hai chất:

  • Methionine: một axit amin thiết yếu và chất chống oxy hóa tổng hợp nên protein.
  • Cysteine, một axit amin không thiết yếu được tổng hợp từ methionine có tác dụng giảm viêm, tăng sự liên lạc giữa các tế bào miễn dịch và tăng cường sức khỏe của gan.

Một cặp gen cụ thể trong bạn biết cách tạo ra hai loại enzym này một cách chính xác. Nếu cả hai cặp gen này đều không hoạt động để tạo ra loại enzym này hoặc bị đột biến, bạn sẽ bị homocystinuria.

Nói theo một cách khác, Homocystin niệu là một bệnh di truyền. Gen phải được truyền lại từ cả bố và mẹ của bạn. Các đột biến trong các gen CBS , MTHFR , MTR , MTRR và MMADHC gây ra homocystinuria.

Các đột biến trong gen CBS gây ra dạng homocystinuria phổ biến nhất. Gen CBS hướng dẫn cơ thể sản xuất một loại enzym gọi là cystathionine beta-synthase. Enzyme này hoạt động chịu trách nhiệm chuyển đổi axit amin homocysteine ​​thành một phân tử gọi là cystathionine. Kết quả là các axit amin khác, bao gồm methionine, được tạo ra. Các đột biến trong gen CBS phá vỡ chức năng của cystathionine beta-synthase, ngăn không cho homocysteine ​​được sử dụng đúng cách. Kết quả là, axit amin này và các chất phụ độc hại theo thời gian sẽ tích tụ trong máu gây hại. Ngoài ra, một số homocysteine ​​dư thừa được bài tiết qua nước tiểu.

Homocystin niệu cũng có thể được gây ra bởi đột biến ở một số gen khác. Các enzym được tạo ra bởi các gen MTHFR , MTR , MTRR và MMADHC đóng vai trò chuyển đổi homocysteine ​​thành methionine. Các đột biến ở bất kỳ gen nào trong số này ngăn cản các enzym hoạt động bình thường, dẫn đến sự tích tụ homocysteine ​​trong cơ thể.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được lượng homocysteine ​​dư thừa và các hợp chất liên quan dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng của homocystinuria như thế nào.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của homocystinuria cũng có thể do thiếu vitamin B6, B12 hoặc folate.

Triệu chứng và biến chứng

Triệu chứng

Khiếm khuyết này dẫn đến rối loạn đa hệ thống của mô liên kết, cơ, hệ thần kinh trung ương (CNS) và hệ tim mạch. Đây là một nhóm các rối loạn chuyển hóa di truyền đặc trưng bởi sự tích tụ axit amin homocysteine ​​trong huyết thanh và tăng bài tiết homocysteine ​​trong nước tiểu.

Trẻ sơ sinh bị Homocystin niệu ban đầu sẽ rất bình thường và thường không có bất kỳ triệu chứng nào trong năm đầu đời. Nhưng các triệu chứng nghiêm trọng có thể phát triển sau này trong cuộc đời nếu trẻ không được phát hiện và điều trị sớm. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể bao gồm một số trong đây:

  • Tóc và da nhợt nhạt
  • Ngực có hình dạng bất thường
  • Tăng cân chậm và chậm lớn
  • Các vấn đề về thị lực, chẳng hạn như tật cận thị nghiêm trọng, lệch thủy tinh thể (có thể dẫn đến mù lòa), tăng nhãn áp, teo quang, đục thủy tinh thể,…
  • Các vấn đề về xương khớp như xương yếu hoặc loãng xương
  • Cao ráo, dáng người mảnh mai, ngón tay dài, gầy guộc
  • Ửng hồng bất thường ở má
  • Co giật
  • Chậm phát triển (chậm bò, đi và nói)
  • Khuyết tật học tập và các vấn đề trí tuệ
  • Các vấn đề về hành vi và cảm xúc
  • Gặp các bệnh về đường máu

Một số trẻ em bị HCU không được điều trị cũng có nguy cơ bị tổn thương não và sự phát triển của chúng có thể bị ảnh hưởng.Nguy cơ hình thành  cục máu đông và đột quỵ

CY ảnh hưởng đến tất cả trẻ em một cách khác nhau. Nếu con bạn mắc bệnh này, chúng có thể có nhiều hoặc không có các triệu chứng sau:

Biến chứng

Bệnh nhân mắc bệnh nếu không được điều trị sẽ giảm tuổi thọ do các biến chứng liên quan đến bệnh tim. Theo nghiên cứu thì ¼ bệnh nhân trước 30 tuổi mắc bệnh này sẽ tử vong do biến chứng.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán homocystin niệu

Chẩn đoán homocystin niệu

Khi được khoảng 5 ngày tuổi, cha mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để kiểm tra xem con cái có mắc các bệnh di truyền, đặc biệt là homocystin niệu hay không. Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng cách bác sĩ lấy máu gót chân của trẻ để tiến hành xét nghiệm. Ngoài phân tích axit amin trong huyết tương thì phân tích axit amin qua nước tiểu cũng sẽ cho thấy sự gia tăng của methionine và sự hiện diện của homocysteine.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, cha mẹ có thể tiến hành điều trị cho trẻ để giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Điều trị có thể bao gồm liều dùng thử vitamin B6 (pyridoxine), thuốc từ bác sĩ, một chế độ ăn uống kiêng khem đặc biệt và lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Việc chẩn đoán sớm và điều trị chính xác thì phần lớn trẻ em mắc HCU có thể sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc điều trị homocystin phải được tiếp tục cả suốt đời.

Điều trị homocystin niệu

Vitamin B6 (pyridoxine) và thuốc betaine (trimethylglycine)

vitamin b6

Không có phương pháp chữa trị cụ thể cho bệnh này. Tuy nhiên, nhiều người được điều trị bằng cách sử dụng liều cao vitamin B6 (còn được gọi là pyridoxine) để kiểm soát mức độ chất homocysteine. Ít hơn 50% người mắc bệnh homocystin niệu đáp ứng được với phương pháp điều trị này và cần uống bổ sung vitamin B6 trong suốt phần đời còn lại. Nếu liệu pháp này có hiệu quả, trẻ sẽ cần phải bổ sung vitamin B6 suốt cả đời. Vitamin này giúp ngăn ngừa các vấn đề về hành vi và một số vấn đề về trí tuệ ở một số trẻ em. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt và xương cho bệnh nhân cũng như giải quyết vấn đề về các cục máu đông.

Hầu hết các bệnh nhân còn lại, những người không đáp ứng với vitamin B6, sẽ được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng: 

  • Betaine và axit folic: Những chất bổ sung này có thể làm giảm mức homocysteine ​​cao nguy hiểm. Trẻ em đáp ứng với vitamin B6 thường đáp ứng tốt với betaine.
  • Vitamin B12 và L-cysteine: B12 được sử dụng dưới dạng tiêm. L-cysteine ​​là một axit amin khác có thể được sử dụng như một chất bổ sung nếu nó không chứa trong khẩu phần ăn.

Trong đó, Betaine được sử dụng phổ biến hơn. Đây là loại thuốc trị homocystin được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh. Betaine (trimethylglycine) được sử dụng để giảm nồng độ của homocysteine ​​bằng cách thúc đẩy sự chuyển đổi homocysteine ​​trở lại thành methionine. Điều này có nghĩa là tăng lượng thông qua con đường tái methyl hóa độc lập với các dẫn xuất folate, chất hoạt động chủ yếu ở gan và thận. Methionine được hình thành lại sau đó được loại bỏ dần dần bằng cách kết hợp vào protein cơ thể. Methionine không được chuyển hóa thành protein sẽ được chuyển đổi thành S-adenosyl-methionine và tiếp tục hình thành homocysteine ​​một lần nữa. Do đó, betaine chỉ có hiệu quả nếu lượng methionine được loại bỏ ít. Do đó, điều trị bao gồm cả betaine và chế độ ăn ít methionine. 

Bệnh nhân sử dụng thuốc trị bệnh này cần uống thuốc thường xuyên và theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn kiêng đề xuất

Liều bổ sung axit folic bình thường và thỉnh thoảng thêm cysteine ​​vào chế độ ăn uống có thể hữu ích cho trẻ bị homocystin niệu vì glutathione được tổng hợp từ cysteine ​, do đó việc bổ sung cysteine ​​có thể rất quan trọng để giảm stress và chống oxy hóa. Riboflavin trong thực phẩm cũng có thể được khuyến khích.

Trẻ em được chẩn đoán mắc HCU không đáp ứng với vitamin B6 sẽ được chuyển đến bác sĩ dinh dưỡng chuyên khoa về chuyển hóa và được áp dụng chế độ ăn ít protein. Điều này được điều chỉnh để giảm lượng methionine mà bé nhận được.

Thực phẩm giàu protein cần được hạn chế, bao gồm: thịt, cá, phô mai, trứng,… Chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn chi tiết, vì trẻ vẫn cần một số loại thực phẩm này để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Việc cho con bú và sữa mẹ cũng cần được theo dõi và đo lường theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng. Trẻ có thể dùng sữa có công thức đặc biệt. Chế độ ăn uống sẽ được thiết kế để chứa tất cả các vitamin, khoáng chất và các axit amin khác mà bé cần.

Khi bé chuyển sang thức ăn đặc, chuyên gia dinh dưỡng có thể giải thích loại thức ăn ít protein nào phù hợp cho trẻ. Một số loại trong số này có thể được bán ở nhiều nơi tại Việt Nam, bao gồm sữa có hàm lượng protein thấp, sản phẩm thay thế sữa và mì ống ít protein.

Những người bị Homocystin niệu có thể cần phải tuân theo một chế độ ăn kiêng đã được sửa đổi trong suốt phần đời còn lại của họ. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ cần học cách kiểm soát chế độ ăn uống của mình và liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và theo dõi thường xuyên.

Người mắc bệnh cũng cần xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi lượng homocysteine ​​trong máu của họ.

Cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây bệnh homocystin niệu là do cha mẹ truyền lại do đó không có biện pháp phòng ngừa bệnh. những người thường không có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng này.

Mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh này nhưng việc chẩn đoán sớm có thể được thực hiện để kiểm tra tình trạng càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị thích hợp. Trước khi có ý định sinh con, bố/mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc người mang gen lặn để chắc chắn trong cơ thể không mang gen lặn truyền lại cho thế hệ sau.

Bạn cũng có thể muốn xem xét tư vấn từ các nhà di truyền học, bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ khoa nhi để biết thông tin và lời khuyên về bệnh cũng như tình trạng di truyền, chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ.

Kết luận

Trẻ mắc bệnh homocystin niệu nếu không được điều trị sớm có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí giảm tuổi thọ. Do đó, cha mẹ nên tiến hành chẩn đoán sớm cho trẻ để tiến hành điều trị sớm, giúp trẻ có một cuộc sống bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *