Ung thư đại trực tràng là một căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm. Đây được xem là căn bệnh gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới và chỉ đứng sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày. Tuy mức độ nguy hiểm của bệnh khá cao nhưng nếu được phát hiện kịp thời thì khả năng chữa khỏi bệnh. Nhiều trường hợp cho thấy người bệnh vẫn sống khỏe mạnh sau 20 năm phát hiện bệnh.
Vậy làm như thế nào để nhận biết loại bệnh này, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng như thế nào để hiệu quả? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được cung cấp những thông tin về bệnh ung thư đại trực tràng chuẩn xác nhất!
Ung thư đại trực tràng là gì?
Ung thư đại trực tràng là bệnh có nguồn gốc từ đại tràng hoặc trực tràng. Đây là bệnh ung thư khá phổ biến nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến trên thế giới và là căn bệnh ung thư đứng top 4 gây tử vong hàng đầu chỉ sau ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày.
Ung thư đại trực tràng có sự tiến triển chậm và di căn khá muộn so với những bệnh ung thư khác. Ung thư đại trực tràng thường có các dấu hiệu dễ nhầm lẫn so với các căn bệnh khác. Cũng vì thế, căn bệnh này là mối lo lắng, đáng ngại của rất nhiều người. Tuy có nguy cơ nguy hiểm cao nhưng nếu phát hiện và chữa trị kịp thời thì tỷ sống trên 5 năm của người bệnh lên tới 80 – 90 %.
Bệnh ung thư đại trực tràng đa số đều phát sinh từ sự tăng tăng của niêm mạc trực tràng – polyp. Và chúng có khả năng tiến triển thành ung thư đại trực tràng và còn tùy thuộc vào tính chất polyp, kích thước của polyp và số lượng polyp. Chính vì vậy, nội soi đại tràng là phương pháp giúp phát hiện và cắt bỏ polyp để giảm khả năng gây ung thư đại trực tràng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh thường gặp nhiều ở độ tuổi từ 40 – 60 và hiện nay bệnh càng có xu hướng trẻ hóa khi nhiều trường hợp mắc u trực tràng ở độ tuổi 18 – 20, thậm chí có trường hợp mắc bệnh khi chỉ 12 tuổi. Tại Việt Nam, cứ 100.000 người thì có đến 13 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Bệnh mắc phải ngày một tăng vì do vấn đề ăn uống không lành mạnh, ăn thực phẩm nhiễm hóa chất,…
Nguyên nhân mắc ung thư đại trực tràng là gì?
Do sự tăng sinh của polyp
Nguyên nhân chủ yếu của ung thư đại trực tràng là do sự khởi phát từ sự tăng sinh của niêm mạc đại trực tràng – polyp. Các polyp tăng sinh này có thể phát triển thành ung thư và khả năng tiến triển của chúng còn tùy thuộc vào từng loại polyp khác nhau. Có 2 loại polyp chính, đó là:
- Polyp tuyến: Là loại polyp dễ tiến triển thành ung thư nhất. Chính vì vậy, loại polyp này còn được gọi là tình trạng tiền ung thư
- Polyp tăng sản và polyp viêm: hai loại polyp này tuy khá phổ biến nhưng thường không dễ tiến triển thành ung thư.
Thành trực tràng được cấu tạo từ nhiều lớp. Ung thư đại trực tràng xuất phát từ lớp trong cùng của thành thực tràng và có khả năng phát triển vào lớp hoặc tất cả các lớp khác. Khi tế bào ung thư đại trực tràng xuất hiện trên thành trực tràng, chúng có thể đi sâu vào trong mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Từ đó, các tế bào ung thư có khả năng di căn đến các cơ quan của cơ thể. Mức độ di căn của ung thư đại trực tràng còn tùy thuộc vào mức độ gieo rắc ngoài của đại trực tràng.
Theo nghiên cứu của Deineka trên 50% trường hợp mắc ung thư đại trực tràng là do sự tăng sinh của polyp trực tràng. Với số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư càng một cao. Ngoài ra, theo phân tích của Shinya và Wolf[1] trên 5786 mẫu cho thấy nếu số lượng polyp là 1 thì tỷ lệ ung thư là 31,3% và nếu số lượng polyp là 3 thì tỷ lệ ung thư lên tới 45,6%. Một nghiên cứu khác của A.I. Kozhevnikov trong 958 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng thì nếu có 1 polyp thì tỷ lệ ác tính là 1/35 và trong trường hợp có nhiều polyp thì tỷ lệ ác tính lên đến 1/3 và phát triển thành ung thư sau 10 – 15 năm.
Phát sinh từ các bệnh đại trực tràng mãn tính
Ngoài ra, ung thư đại trực tràng còn do sự phát sinh trên tổn thương của các bệnh lý như lao, giang mai, amip, thương hàn và những bệnh lý khác của đại trực tràng.
Theo nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng hay mắc bệnh Crohn thì khả năng mắc ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường. Theo nghiên cứu của F. Sasser và D.Waridel cho thấy rằng khoảng 3 – 4 % bệnh nhân mắc viêm loét đại trực trực đều có biến chứng ung thư.
Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư đại trực tràng. Khi chế độ ăn ít chất xơ nhưng lại nhiều mỡ và đạm động vật kéo dài thì nguy cơ bị ung thư đại trực tràng rất cao. Nguyên nhân là do chế độ ăn như thế này sẽ làm thay đổi vi khuẩn yếm khí ở đại tràng, axit mật và cholesterol sẽ chuyển hóa thành những chất gây ung thư.
Ngoài ra, chế độ ăn ít chất xơ là nguyên nhân chính gây táo bón, các chất gây ung thư có thời gian tiếp xúc với niêm mạc ruột lâu hơn và tác động lên biểu mô của đại tràng, tăng khả năng gây ung thư đại thực tràng.
Bên cạnh đó, người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia,… cũng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.
Do di truyền
Bệnh ung thư đại trực tràng còn phát sinh do yếu tố di truyền. Theo nghiên cứu cho thấy, gia đình có người từng mắc ung thư đại trực tràng thì sinh con cũng có khả năng mắc bệnh khá cao.
Những người nào có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng?
Người thừa cân, béo phì
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại thực tràng khá cao. Tình trạng thừa cân sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ xấu, trong đó có ung thư đại thực tràng. Bệnh sẽ mắc ở cả nam và nữ, nhưng theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam giới thừa cân, béo phì sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư đại thực tràng cao hơn ở nữ giới.
Người thiếu hoạt động thể chất
Đối với những người thiếu hoạt động thể chức sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại thực tràng cao hơn người bình thường. Ngược lại, việc hoạt động thể chất thường xuyên và đều đặn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại thực tràng.
Người có chế độ ăn uống không lành mạnh
Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh thì có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại thực tràng khá cao. Nhất là những người ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt heo,… và thịt chế biến như xúc xích, thịt hộp,… trong thời gian dài thì có khả năng mắc ung thư khá cao.
Đặc biệt, các món ăn được chế biến bằng cách chiên, nướng hay quay có thể tạo ra chất làm tăng nguy cơ ung thư. Ngược lại, một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh, chất xơ và trái cây giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và chúng vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn.
Người thường xuyên hút thuốc và sử dụng rượu bia
Những người thường xuyên hút thuốc và sử dụng rượu bia có khả năng gây ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường. Hút thuốc lá không những là nguyên nhân chính gây ung thư phổi mà còn có liên quan đến nhiều loại ung thư khác, trong đó có cả ung thư đại trực tràng. Việc uống 1 ly rượu hoặc bia mỗi ngày vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều rượu bia và uống theo thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Người ngoài 50 tuổi
Theo nghiên cứu cho thấy, những người ngoài 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng khá cao.
Những người có gia đình mắc ung thư đại trực tràng
Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng thì khả năng mắc ung thư cũng khá cao. Theo khảo sát, có đến 1/5 người mắc ung thư đại trực tràng với trường hợp gia đình đã có tiền sử về bệnh.
Bệnh nhân có tiền sử về đại tràng
Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn thì tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cũng cao hơn người bình thường.
Người có hội chứng di truyền
Các hội chứng di truyền có liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng thường là polyp tuyến gia đình và hội chứng lynch. Theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 5 – 10% người bị ung thư đại thực tràng có thừa hưởng gen khiếm khuyết từ gia đình làm cho những người này mắc bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại trực tràng
Đau bụng
Đau bụng là một trong những triệu chứng ung thư trực tràng giai đoạn đầu. Theo khảo sát, có đến 70 – 80% người bị ung thư đại thực tràng có dấu hiệu này. Đặc biệt, đau bụng ở người bị ung thư đại thực tràng thường không có quy luật, người bệnh có thể đau bất cứ khi nào trong ngày, có thể là ngay bữa ăn, sau đó hoặc buổi sáng thức dậy,… và vị trí đau bụng thường nằm ở ngay vùng ung thư. Cơn đau có thể kéo dài từ ít phút đến vài giờ, và cường độ đau sẽ mạnh dần theo thời gian, đặc biệt sẽ đau nhiều về sau.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể có triệu chứng bán tắc ruột, người bệnh sẽ đau theo từng cơn hoặc đôi lúc thấy sôi bụng, có nhiều trường hợp sau khi trung tiện sẽ hết đau. Khi có triệu chứng bán tắc ruột, người bệnh sẽ có những cơn đau vô cùng dữ dội.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng khá phổ biến của bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Theo khảo sát, có đến 60% bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khi mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở người mắc ung thư đại trực tràng thường là đi cầu táo bón xen kẽ với cầu lỏng. Nhưng táo bón là triệu chứng phổ biến hơn. Tình trạng táo bón kéo dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau bụng, đau đầu, chán ăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, trong trường hợp này sử dụng thuốc nhuận tràng có thể khiến người bệnh đi cầu bình thường, nhưng sau đó táo bón vẫn tiếp tục.
Táo bón gây hẹp lòng ruột, cản trở quá trình lưu thông của phân, ứ đọng phân. Từ đó gây ra hiện tượng thối rữa và lên men, gây chướng bụng, đầy hơi và nhiều biểu hiện xấu khác như tăng bài tiết nhầy của đường ruột, chính vì vậy nhiều lúc đi ngoài, phân sẽ thường kèm theo máu. Khi khối u bắt đầu phát triển sẽ làm hẹp đại tràng, cũng vì thế mà đi cầu phân sẽ nhỏ và hẹp.
Đi đại tiện phân ra lẫn máu
Người bị ung thư đại thực tràng khi đi đại tiện thường thấy phân ra kèm với máu và chất nhầy. Đây là triệu chứng ung thư trực tràng hậu môn phổ biến. Máu chảy ra ở vị trí ung thư và thường có màu đỏ thẫm. Trong trường hợp xuất huyết ở đại tràng trái thì phân sẽ có màu đỏ tươi hơn và đi ra ngoài kèm phân và chất nhầy từ niêm mạc ruột. Máu ra thường rỉ từng chút một nên ban đầu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu kéo dài, sẽ khiến người bệnh dẫn đến tình trạng mất máu.
Các triệu chứng toàn thân khác
Trong quá trình mắc bệnh, bệnh nhân ung thư đại trực tràng thường có những triệu chứng như:
- Sụt cân: Người bệnh có thể bị sụt cân từ từ kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi,…
- Thiếu máu: Tình trạng máu bị rỉ ra ngoài do chảy máu ở vị trí ung thư có thể gây mất máu và thiếu máu trầm trọng ở người bệnh, khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Triệu chứng này rất khó phát hiện có biểu hiện không rõ ràng và máu mau khô.
- Sốt: Ngoài ra, bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng còn có biểu hiện là sốt cao và có đến 16 – 18% bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng có dấu hiệu này.
Khối u
Khối u có thể phát hiện qua quá trình thăm khám và chiến tỷ lệ 60% người mắc bệnh. Trong trường hợp sờ thấy được khối u của trực tràng tức là người bệnh đã đến giai đoạn muộn.
Chẩn đoán ung thư đại trực tràng như thế nào là đúng cách?
Thăm khám lâm sàng
Đầu tiên, người bệnh cần đi đến bác sĩ để thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin về triệu chứng mà người bệnh đang gặp cũng như tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và gia đình để từ đó bác sĩ có thể định hướng được các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn về bệnh.
Nội soi trực tràng
Đây là kỹ thuật để xem bên trong của trực tràng như thế nào nhằm xác định được những tổn thương của trực tràng cũng như có thể quan sát được polyp, vùng mô bất thường hoặc ung thư. Nội soi trực tràng có thể sử dụng bằng ống cứng hoặc hoặc mềm, tùy thuộc vào vị trí tổn thương của trực tràng là ở trên khung đại tràng hay trực tràng.
Quá trình nội soi giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác bệnh lý cũng như xác định được u lành tính hay ác tính. Thông qua nội soi trực tràng, bác sĩ dùng thiết bị để lấy mẫu mô bất thường làm sinh thiết.
Xét nghiệm máu trong phân
Bệnh nhân mắc ung thư đại thực tràng có thể đại tiện ra ngoài lẫn máu và chất nhầy. Máu trong phân rất khó nhận ra, vì thế xét nghiệm sẽ mang lại kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm chỉ điểm ung thư
Xét nghiệm chỉ điểm ung thư trong máu người bệnh góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Từ đó, đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng rất khó để phát hiện ra khối u vì đường tiêu hóa sẽ cản trở quá trình siêu âm. Nhưng bù lại, kỹ thuật siêu âm ổ bụng giúp bác sĩ phát hiện được các dấu hiệu ung thư đại trực tràng như sự dày lên của thành dạ dày, hiện tượng lồng ruột, tắc ruột,…
Chụp cắt lớp CT vi tính và chụp cộng hưởng từ MRI
Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh có thể thay thế nội soi nhằm phát hiện ra được hình dạng, kích thước hay sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận khác của cơ thể. Phương pháp chẩn đoán này giúp xác định được giai đoạn của ung thư trực tràng khi có được chẩn đoán cụ thể về bệnh.
Sinh thiết
Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng mang lại hiệu quả cao và chính xác nhất. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô nhỏ và đồng thời quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra được tế bào ung thư.
Cách điều trị ung thư đại trực tràng hiệu quả nhất
Cắt polyp
Đây là phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng trong giai đoạn đầu. Lúc này khối u chỉ vừa xuất hiện ở lớp niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng và chưa lan rộng ra ngoài. Do đó, bệnh nhân có thể cắt bỏ hoàn toàn polyp và không cần đến việc can thiệp phẫu thuật.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp dùng để cắt bỏ khối u đại trực tràng và một số mô lành xung quanh. Phẫu thuật được xem là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư đại trực tràng và mang đến hiệu quả khá cao. Phẫu thuật ung thư đại trực tràng được chia làm 2 loại chính đó là phẫu thuật nội soi và mở thông đại tràng.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc hóa chất nhằm ngăn chặn sự phát sinh của các tế bào ung thư và đồng thời tiêu diệt chúng. Thuốc sẽ được truyền vào cơ thể người bệnh thông qua các tĩnh mạch hoặc có thể uống trực tiếp. Thuốc sẽ ngấm vào tế bào máu của cơ thể, sau đó loại bỏ dẫn các tế bào ung thư trên cơ thể người bệnh.
Phương pháp hóa trị dành cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng sẽ có phác đồ hóa trị cụ thể, biểu hiện rõ liều lượng sử dụng thuốc, thời gian sử dụng. Hóa trị có thể được dùng đơn lẻ hoặc được bác sĩ bổ trợ vào trước hoặc sau giai đoạn phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại cũng như ngăn chặn sự tái phát của các tế bào ung thư.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị bằng nguồn bức xạ năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Cũng như hóa trị, xạ trị được bác sĩ bổ trợ trước hoặc sau khi phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, đồng thời thu nhỏ khối u và ngăn chặn sự tái phát của các tế bào ung thư.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng có chữa được không?
Ung thư đại trực trà là loại ung thư khá phổ biến và có thể chữa khỏi thông qua biện pháp phẫu thuật cắt bỏ.
Ung thư đại trực tràng có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của ung thư đại trực tràng thấp hơn so với các bệnh lý ung thư khác. Nếu như bệnh nhân được phát hiện và điều trị kịp thời thì cơ hội sống sót cũng như chữa được bệnh rất cao, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh.
Ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư đại trực tràng sẽ di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và việc điều trị trở nên khó khăn, đồng thời thời gian sống sau 5 năm cũng giảm ngắn lại.
Ung thư đại tràng có lây không?
Ung thư đại trực tràng không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, bệnh có yếu tố di truyền nên trong trường hợp các thành viên trong gia đình có tiền sử bị ung thư đại trực tràng thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.
Ung thư đại trực tràng sống được bao lâu?
Trong trường hợp di căn hiệu quả, bệnh nhân ung thư đại trực tràng có khả năng sống trên 5 năm và trường hợp này chiếm tỉ lệ từ 10 – 20%.
Ung thư đại trực tràng có di truyền không?
Đây là một trong số ít bệnh ung thư mang tính di truyền, đặc biệt là với hai hội chứng thường gặp là Lync và đa polyp. Vì vậy, có thể tầm soát ung thư di truyền để xác định có mang gen bệnh trong người hay không.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về bệnh ung thư đại trực tràng. CHEK Genomics hy vọng những thông tin trên giúp bạn nắm được nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị về bệnh ung thư đại trực tràng.
Nếu bạn có những dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ về bệnh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh kịp thời!
- Thuốc Crizotinib là gì? Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ có thể gặp
- Thuốc Cemiplimab là gì? Công dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ có thể gặp
- Hội chứng Klinefelter là gì? Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Phòng ngừa và Điều trị
- Ung thư vú ăn gì tốt? Bạn có biết lợi ích từ dinh dưỡng đối với ung thư?