COPD và ung thư phổi có mối quan hệ như thế nào?

Bạn có biết mối quan hệ giữa COPD và ung thư phổi? Vì sao người mắc COPD có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 4-6 lần? Cùng CHEK Genomics tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tình trạng hút thuốc và viêm mạn tính trong COPD là nguyên nhân tiềm ẩn của sự phát triển ung thư phổi. Các tế bào cấu trúc và tế bào viêm liên quan đến cơ chế bệnh sinh của COPD và ung thư phổi. Đặc biệt phải kể đến bạch cầu trung tính, đại thực bào và tế bào lympho CD4+ và CD8+.

COPD là gì?

copd là gì

COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tên khoa học là Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Đây là một bệnh phổ biến đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí do đường thở hoặc phế năng tiếp xúc thường xuyên với các hạt bụi hoặc các khí độc hại hàng ngày. Bệnh có thể phòng ngừa cũng như điều trị khỏi bệnh được. 

COPD là một căn bệnh gây ra những gánh nặng cho kinh tế và xã hội do nó là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu thế giới. Tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do COPD gây ra ở mỗi quốc gia và các vùng lãnh thổ trong mỗi quốc gia là khác nhau. Cùng với sự gia tăng dân số, tỉ lệ mắc COPD trên thế giới vào khoảng 11,7% với dân số từ 40 tuổi trở lên, tức 384 triệu bệnh nhân. Căn bệnh này gây ra 3 triệu ca tử vong mỗi năm, ước tính đến năm 2060 con số tử vong có thể lên tới 5,4 triệu ca.

Bệnh nhân mắc COPD thường bắt gặp các triệu chứng như khó thở, ho, khạc đờm. Mà nguyên nhân chính gây ra nguy cơ mắc bệnh chính là do người bệnh hút thuốc lá, tiếp đến là môi trường sống, môi trường làm việc ô nhiễm.

Ngoài ra, các yếu tố cơ địa của người bệnh như có sự bất thường về gen hay bất thường về phát triển phổi và tuổi cũng là một trong những yếu tố gây bệnh. Khi bệnh nhân mắc COPD sẽ xuất hiện những đợt triệu chứng hô hấp xấu đi gọi là đợt cấp COPD. Các đợt cấp càng nhiều thì mức độ của bệnh sẽ càng nặng, vì thế mà tốc độ tiến triển của bệnh cũng càng nhanh.

Các bệnh nhân mắc COPD hầu hết thường có bệnh mắc kèm khiến cho sức khỏe bệnh nhân ngày càng bị xấu đi và nguy cơ tử vong cũng tăng lên đáng kể. Một trong những bệnh lý đồng mắc của COPD phải kể đến đó là ung thư phổi. 

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu với ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,6 triệu ca tử vong. Đối với những người hút thuốc, nguy cơ mắc ung thư phổi là 17,2% ở nam giới, còn ở nữ giới tỉ lệ này là 11,6%. Đối với những người không hút thuốc, nguy cơ mắc ung thư phổi lần lượt là 1,3% và 1,4%.

Tới năm 2030, ước tính tăng lên 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Hầu như các bệnh nhân mắc ung thư phổi khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, vì vậy nên không thể tiến hành điều trị khỏi bệnh cũng như thời gian sống thêm rất ngắn. Tỷ lệ sống sót của các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn sau năm năm chỉ khoảng 16%.

Đột biến gen gây ung thư dẫn đến sự tăng sinh của các tế bào đột biến, hình thành khối u là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi. Có hai loại ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 85% tổng các ca và ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm 15% các ca còn lại. Trong ung thư phổi không tế bào nhỏ thì ung thư biểu mô chiếm khoảng 40%, ung thư biểu mô bào vảy chiếm 30%, ung thư biểu mô tế bào lớn từ khoảng 5 – 10%.

Mối liên quan giữa COPD và ung thư phổi

copd và ung thư phổi

COPD và ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những bệnh nhân mắc ung thư phổi trên toàn thế giới. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá được coi là nguyên nhân gây ra COPD và ung thư phổi, khói thuốc chiếm đến gần 90% tổng các trường hợp mắc bệnh. Hai bệnh này nhìn chung có nhiều con đường kích hoạt như nhau, viêm và ung thư có mối quan hệ chặt chẽ.

Hầu hết các mô ung thư đều có biểu hiện chung là viêm cùng một vài bệnh lý viêm có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư. Tình trạng viêm mạn tính trong COPD là động lực mạnh mẽ cho ung thư phổi phát triển nhờ hiệu quả của các thuốc chống viêm non-steroid điều trị ung thư.

Người mắc COPD có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do các cơ chế bệnh sinh chung như viêm mạn tính, biến đổi ngoại gen, quá trình sửa chữa DNA hay do mất cân bằng oxy hóa.

Mất cân bằng oxy hóa bắt nguồn từ các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, sự xuất hiện tự kháng thể, hoạt động của protease giải phóng cytokine gây viêm. Đều là các nguyên nhân gây ra sự phá hủy của đường thở, quá phát phổi, giãn phế nang và làm tổn thương phổi ở những bệnh nhân COPD.

Khi tổn thương phổi lặp đi lặp lại sẽ gây ra sự hạn chế của các luồng không khí, gây suy giảm khả năng thanh thải các phân tử độc hại hít vào cơ thể, tăng tiếp xúc ở biểu mô. Tình trạng viêm mạn tính đã thâm nhập vào tế bào miễn dịch gây mất cân bằng oxy hóa sẽ tiếp tục tồn tại rất lâu trong cơ thể ngay cả khi đã ngừng hít các chất độc hại. 

Những người hay hút thuốc lá có nguy cơ phát triển thành ung thư phổi từ COPD. COPD xuất hiện trước ung thư phổi trong 70 – 80% tổng các trường hợp mắc bệnh. Mối quan hệ giữa mức độ nặng của COPD và nguy cơ ung thư phổi đã được chứng minh qua nghiên cứu thuần tập của Mannino và cộng sự.

Hiện tượng giãn phế nang là yếu tố nguy cơ phát triển thành ung thư phổi, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào và ung thư phổi biểu mô không tế bào nhỏ. 

Các bệnh nhân COPD có nguy cơ phát triển ung thư phổi tăng từ 4 – 6 lần mà không phụ thuộc vào tiền sử hút thuốc, độ tuổi hay giới tính. Do hệ miễn dịch ở những người hút thuốc và COPD nhẹ bọ ức chế và hoạt động kém hơn để chống lại sự hình thành của khối u so với người có hệ thống miễn dịch hoạt động trong giai đoạn COPD nặng. Một nghiên cứu khác tại Mỹ dọc trên 5.420 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ mắc ung thư phổi tăng lên nếu COPD nặng hơn. 

Quá trình chuyển đổi trung biểu mô và phản ứng viêm là đặc điểm bệnh lý của COPD và ung thư phổi. Các tế bào viêm sẽ tạo ra môi trường bệnh lý bao quanh khối u tại vùng phổi giãn phế nang.

Môi trường gây độc tế bào trong COPD khiến các khối u được hình thành do mất cân bằng oxi hóa gây độc cho gen. Quá trình này được thông qua các đại thực bào và bạch cầu trung tính dẫn đến sửa chữa DNA gây đột biến gen. 

Tổn thương DNA do mất cân bằng phản ứng oxi hóa gây ra đứt gãy sợi đơn, biến đổi tại các vị trí trong nhiễm sắc thể. Sự gia tăng mất cân bằng oxi hóa và tổn thương DNA xảy ra khi tiếp xúc với sinh khối nhưng không mạnh bằng ảnh hưởng của thuốc lá.

Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư phổi

radon gây ung thư phổi

Các yếu tố nguy cơ khác ngoài thuốc lá của ung thư phổi được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ[1] liệt kê còn có một loại khí phóng xạ khác gây ung thư phổi là radon.

Radon không màu, không mùi, tồn tại trong không khí tự nhiên. Khí radon khiến cho khoảng 21.000 ca tử vong hàng năm do ung thư phổi. 

Ngoài ra bạn có thể có nguy cơ mắc ung thư phổi khi: tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc, gia đình có tiền sử ung thư phổi, nhiễm HIV, mắc bệnh tự miễn và xạ trị vào ngực.

Nếu tiếp xúc với các chất độc hại như bụi silica, khí thải diesel, bụi bặm, nhựa đường, crom, amiang, thạch tín, cadimi, niken và berili cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho bạn. 

Khuyến cáo phòng ngừa copd và ung thư phổi

Phòng ngừa COPD và ung thư phổi là nói không với hút thuốc. Chụp vi tính cắt lớp ngực liều thấp giúp cải thiện sống còn ở các đối tượng cao tuổi từ 55 – 74 tuổi đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm. Một vài nghiên cứu khác đề xuất đưa các yếu tố về tuổi, tiền sử hút thuốc, BMI và tình trạng tắc nghẽn đường thở, giãn phế nang cùng tiền sử gia đình làm tiêu chuẩn để tăng hiệu quả sàng lọc ung thư phổi sớm bằng chụp vi tính cắt lớp ngực liều thấp.

Sàng lọc ung thư phổi cần phải tiến hành hợp lý để tránh tình trạng lạm dụng chẩn đoán khiến tỉ lệ biến chứng và tử vong gia tăng do quá trình chẩn đoán các tổn thương lành tính không cần thiết, tránh lo lắng và theo dõi không đầy đủ. Ngừng hút thuốc khi sàng lọc ung thư phổi bằng chụp vi tính cắt lớp liều thấp giúp cải thiện chức năng thông khí.

Làm giảm các nốt nhỏ trong phổi từ đó giảm tỷ lệ ung thư phổi và COPD. Can thiệp cai nghiện thuốc và sàng lọc ung thư phổi bằng chụp vi tính cắt lớp nên được khuyến khích đẩy mạnh.

Kết luận

Có mối quan hệ giữa COPD và ung thư phổi do cùng yếu tố nguy cơ hút thuốc lá. Trong COPD, tính nhạy cảm di truyền và những biến đổi gen trong quá trình methyl hóa DNA cùng quá trình mãn tính khi trú, các cơ chế tái cấu trúc phổi dẫn đến ung thư phổi. 

Mức độ tắc nghẽn phổi và ung thư yếu hơn mức độ giãn phế nang và ung thư phổi. Ở bệnh nhân COPD có nguy cơ ung thư phổi rất cao nếu có cả giãn phế nang và tắc nghẽn đường thở. Sàng lọc ung thư phổi các bệnh nhân COPD bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp mỗi năm là biện pháp tối ưu nhất hiện nay. 

Theo dõi CHEK hàng ngày để cập nhật thông tin mới nhất bạn nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x