1. Thụ tinh nhân tạo là gì? Và quy trình thực hiện như thế nào?
Thụ tinh nhân tạo được biết đến như là một cách để điều trị vô sinh, sử dụng các kỹ thuật để hỗ trợ, điều trị sinh sản nhằm giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi.
Trước khi thực hiện thụ tinh, các bác sĩ sẽ thăm khám và làm một số xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân gây nên sự hiếm muộn và xem phương pháp này có phù hợp với họ không.
Quy trình của thụ tinh nhân tạo là các bác sĩ sẽ thu thập các tinh trùng đã qua lọc rửa (để chọn ra những tinh trùng khỏe mạnh nhất), sau đó đặt tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ trong khoảng thời gian rụng trứng bằng ống thông chuyên dụng. Thủ thuật này sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là mỏ vịt để giữ âm đạo được mở sau đó bác sĩ sẽ sử dụng một catheter rất nhỏ, mềm, mảnh để đưa vào âm đạo và đặt tinh trùng vào tử cung.
2. Thụ tinh nhân tạo phù hợp cho đối tượng nào?
Người phụ nữ không thể thụ thai tự nhiên sau sáu tháng quan hệ tình dục không an toàn nếu phụ nữ lớn hơn 35 tuổi và sau một năm nếu phụ nữ bé hơn 35 tuổi. Các bác sĩ sẽ xem xét những bất thường, cũng như tiền sử mang thai và sảy thai của người phụ nữ.
Các bác sĩ cũng sẽ xem xét liệu người đàn ông có bị chấn thương tinh hoàn hay có bất kỳ vấn đề phát triển nào không. Tinh dịch của nam giới cũng sẽ được kiểm tra lượng tinh trùng có thể quá ít hoặc khả năng vận động kém.
Thụ tinh nhân cũng là lựa chọn an toàn nhất khi một người đàn ông trước đó đã trải qua xạ trị để điều trị ung thư
Ngoài ra, thụ tinh nhân tạo còn được áp dụng nếu gặp phải các tình huống sau:
- Rối loạn cương dương ở đàn ông
- Lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ
- Người đàn ông bị nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
3. Tỷ lệ thành công của thụ tinh nhân tạo
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của thụ thai nhân tạo như: độ chính xác của thời gian rụng trứng, công nghệ, thủ thuật thực hiện, nguyên nhân gây vô sinh… Song yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ thành công là từ độ tuổi của người phụ nữ. Cụ thể theo một nghiên cứu đã phân tích trên 2.019 ca thực hiện thụ tinh nhân tạo thì:
Phụ nữ từ 20 – 30 tuổi: tỷ lệ mang thai 17,6%, tỷ lệ sinh 13%.
Phụ nữ từ 31 – 35 tuổi: tỷ lệ mang thai 13,3%, tỷ lệ sinh 10%.
Phụ nữ từ 36 – 38 tuổi: tỷ lệ mang thai 13,4%, tỷ lệ sinh 9%
Phụ nữ từ 39 – 40 tuổi: tỷ lệ mang thai 10,6%, tỷ lệ sinh 7%
Phụ nữ trên 40 tuổi: tỷ lệ mang thai 5,4%, tỷ lệ sinh 3%. Như vậy có thể kết luận khi người phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng mang thai cũng như khả năng sinh sẽ càng thấp.
4. Các tác dụng phụ?
Một số phụ nữ có thể bị chuột rút hoặc chảy máu sau khi thực hiện thụ tinh nhân tạo.
Người phụ nữ có thể bị nhiễm trùng vùng chậu hoặc viêm sau khi làm thủ thuật mặc dù thủ thuật được thực hiện theo cách vô trùng.
Uống thuốc sinh sản cùng với thụ tinh nhân tạo làm tăng khả năng sinh nhiều con, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba.
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ thụ tinh nhân tạo và dùng thuốc sinh sản không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Ngoài ra, một vài tác dụng phụ khi dùng thuốc sinh sản thường gặp ở phụ nữ như:
- Nóng bừng
- Tâm trạng thất thường và chán nản
- Buồn nôn, nhức đầu hoặc rối loạn thị giác
- Buồng trứng sưng và đau
- Khó chịu vùng chậu, đau ngực hoặc đầy hơi
- Sưng hoặc phát ban xung quanh vị trí tiêm