Tìm hiểu về Tác dụng phụ hóa trị ung thư vú

Trong bài viết này, CHEK Genomics giới thiệu tới bạn các tác dụng phụ hóa trị ung thư vú thường gặp trong quá trình áp dụng phương pháp điều trị ung thư này.

Với tỉ lệ 43 người mắc ung thư vú trên 100.000 dân, ung thư vú đang dần trở thành căn bệnh phổ biến với chị em phụ nữ. Hiện nay số ca mắc vẫn đang tăng lên hàng năm, độ tuổi mắc bệnh cũng ngày càng trẻ hóa. Vì thế, ung thư vú trở thành nỗi lo của nhiều quốc gia trên thế giới.

Dù chưa có phương pháp đặc hiệu nhưng tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú cũng khá cao, ở giai đoạn đầu 98% người mắc bệnh có thể thành công chữa khỏi bệnh. Một trong những phương pháp quen thuộc nhất với không chỉ ung thư vú mà là các loại ung thư khác nói chung đó là hóa trị.

Tuy vậy, tác dụng phụ hóa trị ung thư vú vẫn còn để lại nhiều băn khoăn nhất định cho người bệnh trước khi tiến hành lựa chọn phương pháp chữa bệnh.

Hóa trị ung thư vú là gì?

vai trò của hóa trị đối với ung thư vú

Hóa trị là phương pháp điều trị để ức chế, loại bỏ tế bào ung thư phổ biến. Từ việc sử dụng thuốc để làm giảm, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát. Bên cạnh đó, để điều trị hiệu quả ung thư cho bệnh nhân, các chuyên gia cũng sử dụng những phương pháp khác. Ví dụ như bạn có thể dùng thuốc theo 2 cách: uống trực tiếp hoặc truyền tĩnh mạch.

Hóa trị ung thư vú có thể hiểu đơn giản là phương pháp dùng hóa trị để điều trị:

  • Ung thư vú giai đoạn sớm: xóa bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật hoặc giảm thiểu nguy cơ tái phát ung thư. 
  • Ung thư vú di căn: tiêu diệt tế bào ung thư  ở nhiều nơi khác nhau.

Để các bác sĩ có thể đưa ra được kế hoạch và phương pháp điều trị ung thư vú nó còn phụ thuộc vào: loại ung thư, loại thuốc được dùng, mục tiêu điều trị và khả năng đáp ứng của khối u. Bên cạnh những lợi ích mà phương pháp hóa trị mang lại thì tác dụng phụ hóa trị ung thư vú cũng thường gây ra không ít khó khăn cho người bệnh.

Khi nào nên thực hiện hóa trị ung thư vú?

Thời điểm thực hiện hóa trị ung thư vú

hóa trị ung thư vú giai đoạn đầu

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện hóa trị ung thư vú, bởi tùy thời điểm mà hóa trị được chia nhỏ, với hóa trị ung thư vú khoa học hiện đang chia nó ra làm 2 loại:

  • Hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật: phương pháp rất hữu ích để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại hay những tế bào ung thư đã di căn nhưng chưa thể phát hiện thông qua phương pháp xét nghiệm hình ảnh. Cần phải biết rằng các tế bào ung thư này nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ phát triển rất mạnh mẽ, nguy hiểm khi nó có thể hình thành những khối u mới ở những nơi khác trong cơ thể. Nguy cơ tái phát ung thư vẫn có thể xuất hiện nhưng nhờ có phương pháp hóa trị ung thư vú này mà các nguy cơ được giảm thiểu đáng kể.
  • Hóa trị tân bổ trợ trước phẫu thuật: dưới hình thức là dạng tiêm để thu nhỏ khối u và giúp các bác sĩ dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể thông qua cuộc phẫu thuật ít mở rộng, nguy hiểm hơn. Các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để điều trị khi tình trạng ung thư nghiêm trọng mà không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật khi được chẩn đoán lần đầu (hay còn gọi là ung thư tiến triển tại chỗ). Việc thực hiện hóa trị ung thư vú ngay trước khi phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ là cơ sở hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình đánh giá khả năng phản ứng của người bệnh với phương pháp này. Có tình huống có thể xảy ra như bộ thuốc ở lần hóa trị đầu tiên này không làm thu nhỏ được khối u, bệnh nhân có thể sẽ phải chuyển sang sử dụng các loại thuốc điều trị khác mà có tác dụng tương tự. Và như phương pháp hóa trị bổ trợ, hóa trị tân bổ trợ cũng rất hữu ích trong quá trình làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú của bệnh nhân.
  • Điều trị ung thư vú giai đoạn muộn: hóa trị có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị chính dành cho những phụ nữ có ung thư đã lan ra ngoài vú và vùng dưới cánh tay. Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của hóa trị và mức độ dung nạp của bệnh nhân.

Hóa trị ung thư vú sẽ được các bác sĩ chỉ định dựa trên mức độ di căn của các tế bào ung thư, sức khỏe, khả năng thích ứng với thuốc của các bệnh nhân. Về cơ bản, có thể khẳng định hóa trị là phương pháp quan trọng trong quá trình loại bỏ các tế bào ung thư, ức chế sự phát triển cũng như khả năng tái phát của nó. 

Cách thực hiện hóa trị ung thư vú

Với những loại thuốc hóa trị ung thư vú được đặc chế riêng sẽ được các bác sĩ tiêm vào tĩnh mạch số IV trong khoảng thời gian ngắn khoảng vài phút, hoặc đưa vào cơ thể thông qua đường truyền nhưng với thời gian dài hơn.

Lúc này ở tĩnh mạch số IV sẽ được chỉ định dùng một ống thông tới tĩnh mạch trung tâm hay chính là tĩnh mạch CVC. Ống thông này sẽ giúp truy cập tĩnh mạch trung tâm là CVAD[1] hoặc đường trung tâm.

Bên cạnh đó, đây cũng là phương tiện để bác sĩ đưa thuốc, sản phẩm máu, chất dinh dưỡng hoặc chất lỏng vào trong máu của bệnh nhân. Ngoài ra, ống thông cũng được sử dụng để lấy máu xét nghiệm định kỳ để xem tiến độ phát triển của cơ thể, khả năng thích ứng, chịu đựng của cơ thể người với các phương thuốc.

Y tế trên thế giới đã phát minh, sáng tạo ra nhiều loại CVC khác nhau. Nhưng loại phổ biến nhất, được sử dụng ưu việt hơn cả là cổng và đồng PICC. Đối với những bệnh nhân mắc ung thư vú, đường trung tâm thường được đặt ở phía đối diện với đường dưới cánh tay đã được loại bỏ các hạch bạch huyết để phẫu thuật ung thư vú.

Tuy nhiên hóa trị ung thư vú sẽ được tiêm theo chu kỳ để bệnh nhân có khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định cho cơ thể phục hồi sau những tác dụng của thuốc. Thông thường chu kỳ dài nhất là từ 2-3 tuần. Tùy vào loại thuốc được sử dụng mà quá trình của hóa trị ung thư vú sẽ được thay đổi.

Ví dụ có thể kể đến như một số loại thuốc hóa trị chỉ được tiêm vào ngày đầu tiên của chu kỳ. Một số trường hợp khác, chúng có thể được tiêm trong vài ngày liên tiếp hoặc một lần một tuần. Sau đó, vào cuối chu kỳ, lịch hóa trị được lặp lại để bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

Hóa trị bổ trợ và tân bổ trợ thường được áp dụng trong tổng thời gian từ 3-6 tháng, tùy thuộc vào loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng. Thời gian điều trị ung thư vú giai đoạn cuối sẽ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của thuốc và tác dụng phụ của chúng đối với cơ thể người bệnh.

Vì vậy hóa trị ung thư vú với mỗi giai đoạn chắc chắn sẽ khác nhau. Càng ở thời gian đầu phát triển thì việc xạ trị của bệnh nhân mới trở nên có ý nghĩa.

Tác dụng phụ hóa trị ung thư vú

Tác dụng phụ hóa trị ung thư vú

Không ai có thể phủ nhận được vai trò của phương pháp hóa trị với quá trình chữa ung thư vú nhưng ai cũng đều thấy rất rõ những tác dụng phụ hóa trị ung thư vú gây ra. Chúng biểu hiện tương đối rõ ràng như:

  • Rụng tóc
  • Chán ăn, rối loạn cân nặng
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Lở miệng
  • Tiêu chảy

Đây đều là những tác dụng phụ phổ biến ở các phương pháp hóa trị nói chung. Những tác dụng này phụ thuộc rất lớn vào loại và liều lượng sử dụng thuốc hóa trị, cũng như thời gian điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, hóa trị ung thư vú cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào tạo máu của tủy xương và dẫn đến:

  • Tăng khả năng nhiễm trùng (do số lượng bạch cầu thấp).
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (do số lượng tiểu cầu trong máu thấp).
  • Mệt mỏi (do số lượng hồng cầu thấp và các lý do khác).

Nhưng ở chị em phụ nữ, có những tác dụng phụ khá riêng biệt như:

  • Rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến các vấn đề sinh sản: điều này diễn ra phổ biến ở hóa trị ung thư vú, đặc biệt với phụ nữ trẻ tuổi. Tình trạng mãn kinh sớm và vô sinh có thể xảy ra trong một khoảng thời gian, hoặc vĩnh viễn. Hơn nữa, phụ nữ càng lớn tuổi khi được hóa trị càng có nhiều khả năng trải qua thời kỳ mãn kinh hoặc vô sinh. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mất xương và loãng xương. Mang thai trong quá trình này con sẽ bị dị tật nên các bác sĩ sẽ không cho phép bệnh nhân mang thai. Sau này khi kết thúc liệu trình, người mẹ có thể thực hiện thiên chức cao cả của mình.
  • Các vấn đề ở tim: do các loại thuốc hóa trị như doxorubicin và epirubicin có thể gây tổn thương tim như bệnh suy cơ tim, suy tim. Nếu như đã có bệnh nền về tim hay gia đình có người đã mắc bệnh tim thì khi thực hiện hóa trị ung thư vú bạn có thể gặp rủi ro cao hơn về sức khỏe. Bệnh có thể chữa khỏi hoặc không sau khi đã hoàn thành hóa trị.

Bên cạnh đó do những loại thuốc được dùng có sức ức chế tương đối cao nên người bệnh còn có thể mắc những bệnh nguy hiểm như:

  • Tổn thương dây thần kinh
  • Hội chứng tay chân
  • Rối loạn chức năng não
  • Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Nếu được các bác sĩ, chuyên gia chăm sóc tận tình cũng như sự phối hợp của gia đình thì sau khi hoàn thành hóa trị các tác dụng phụ hóa trị ung thư vú cũng sớm được chữa khỏi.

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến của chị em phụ nữ.  Ung thư vú xuất phát trong các tế bào biểu mô của ống dẫn (tỉ lệ xuất phát khoảng 85%) hoặc tiểu thùy (tỉ lệ xuất phát khoảng 15%) trong mô tuyến của vú.

Lúc đầu, sự phát triển của ung thư chỉ giới hạn ở trong ống dẫn hoặc tiểu thùy, không gây ra triệu chứng và khả năng di căn thấp. Và đây là thời điểm phù hợp nhất để thực hiện hóa trị ung thư vú.

Có thể thấy vai trò quan trọng của quá trình này nhưng các tác dụng phụ hóa trị ung thư vú cũng rất đáng lo ngại. Tuy vậy khi đem so sánh giữa những tác dụng phụ này với sự nguy hiểm của ung thư thì đa số bệnh nhân và gia đình vẫn lựa chọn thực hiện phương pháp này để duy trì sự sống.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x