5 Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn muộn

Một trong những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn muộn như: đau bụng bất thường, chán ăn, sợ ăn, buồn nôn, táo bón và tiêu chảy, da nhợt nhạt,…Cùng Chek Genomics điểm mặt các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trong bài viết dưới đây.

Ung thư dạ dày giai đoạn muộn là gì?

ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày giai đoạn muộn hay ung thư giai đoạn 4 (IV) là một khối u ác tính trong dạ dày đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể (ví dụ như gan, phổi, xương, não…)

Ung thư dạ dày giai đoạn IV được chia thành 2 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn IVa: Ung thư đã phát triển xuyên qua thành dạ dày và xâm nhập vào các cơ quan hoặc mô lân cận. Nó có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần bụng, nhưng chưa lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Giai đoạn IVb: có nghĩa là ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài dạ dày, chẳng hạn như phổi, gan, các hạch bạch huyết ở xa và các mô lót ở bụng.

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn muộn 

dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn muộn

Đau bụng bất thường 

đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu rất phổ biến của nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày chứ không riêng gì ung thư. Tuy nhiên, cơn đau bụng thường có biểu hiện bất thường hơn khi một khối u ác tính đã hình thành trong dạ dày.

Đặc biệt là những cơn đau thường dữ dội và thường xuyên. Cơn đau phần lớn xuất hiện ở vùng bụng trên, lúc đói thì đau, sau khi ăn cũng đau, uống thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm.

Chán ăn và sợ ăn

Ung thư dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa. Người bệnh ăn uống khó khăn, buồn nôn do khô miệng, khó tiêu hóa thức ăn một cách bình thường gây chán ăn. Cảm giác chán ăn càng nhiều khi việc sử dụng thuốc gây ra tác dụng phụ.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư dạ dày nhưng thường bị bỏ qua nếu các triệu chứng ban đầu ít và không thường xuyên. Trường hợp nặng do khối u chèn ép dạ dày có thể gây chướng bụng, trào ngược, buồn nôn và nôn nhiều hơn. Ngoài ra, thuốc điều trị ung thư cũng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và nôn.

Táo bón và tiêu chảy

Sự phát triển của ung thư dạ dày có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa và chức năng tiêu hóa kém. Đây là nguyên nhân gây táo bón ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Ngoài ra, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột cũng có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị tiêu chảy.

Phân đen khi đi đại tiện

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, một trong những dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết đó là đi ngoài phân đen. Nó được hình thành bởi sự tổn thương của một số mạch máu trên khối u hoặc loét khối u trong dạ dày.

Giảm cân nhanh

sụt cân không rõ nguyên nhân

Hầu hết bệnh nhân, dù có ung thư hay không, đều bị sụt cân nhanh chóng. Đặc biệt là ung thư dạ dày, do liên quan trực tiếp đến đường tiêu hóa, là một trong những căn bệnh khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng.

Ung thư khiến dạ dày mất khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các triệu chứng nặng của bệnh còn khiến người bệnh chán ăn và ăn uống khó khăn, nôn nhiều nên khả năng sụt cân càng nhanh hơn.

Da nhợt nhạt và thiếu máu

Trong các dấu hiệu ung thư dạ dày, biểu hiện người bệnh thường gặp nhất là thường xuyên bị xuất huyết dạ dày. Nhất là khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Xuất huyết dạ dày thường khiến người bệnh bị mất máu cấp tính dẫn đến da xanh xao, thiếu sức sống.

Ngoài ra, do ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa, ăn uống kém, hấp thu dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp cho cơ thể nên người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, gầy sút, xanh xao.

Dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư dạ dày 

Biểu hiện ban đầu của hầu hết các bệnh ung thư là không rõ ràng. Chỉ khi đi thăm khám, bác sĩ và các xét nghiệm mới có thể tìm thấy các tế bào ung thư. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân ung thư khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn nặng.

Xem thêm: Tiên lượng sống và cách phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Đối với bệnh ung thư dạ dày, những dấu hiệu ban đầu có thể coi là cảnh báo bất thường, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, buồn nôn, ợ chua.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Chán ăn, đau vùng thượng vị, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Khó nuốt, có cảm giác vướng ở cổ.

Cách phát hiện ung thư dạ dày từ sớm?

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, tốt nhất người bệnh nên đi khám ngay, đồng thời tìm ra nguyên nhân thông qua thăm khám, nội soi dạ dày, xét nghiệm, sinh thiết và các phương pháp khác. Điều này cho phép phát hiện ung thư dạ dày sớm nhất và nâng cao hiệu quả điều trị tăng tiên lượng sống cho bệnh nhân.

Kết luận

Giai đoạn cuối của ung thư dạ dày rất khó có thể chữa khỏi và có tỷ lệ tử vong rất cao do đó việc nắm bắt rõ các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn muộn và tầm soát sức khỏe thường xuyên là điều vô cùng cần thiết để giúp bạn tối đa hoá hiệu quả điều trị nếu không may được chẩn đoán mắc bệnh này.

Đừng quên follow Chek để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về sức khỏe nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x