Các xét nghiệm ung thư phổi phổ biến hiện nay

Các xét nghiệm ung thư phổi cần được người bệnh chủ động tìm hiểu và thực hiện nhanh chóng, sớm nhất có thể. Bởi ung thư phổi là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, thuộc top đầu các loại bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Vậy vì sao cần xét nghiệm sớm, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cụ thể ra sao? Đâu là các xét nghiệm được thực hiện phổ biến nhất? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Ung thư phổi nguy hiểm như thế nào?

ung thư phổi

Việc các tế bào sinh trưởng, phát triển một cách bất thường, quá nhanh chóng và khó kiểm soát gây ra những tác động xấu cho phổi là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư phổi. Ung thư phổi ở giai đoạn di căn thường lan sang lá phổi bên cạnh, khu vực khí quản cùng nhiều bộ phận khác của cơ thể. 

Ung thư phổi cực nguy hiểm bởi thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, gây tỷ lệ tử vong cao. Ở giai đoạn này, mức độ di căn diễn ra rất nhanh chóng và khó có thể kiểm soát. Những lý do chính khiến nhiều bệnh nhân và các bác sĩ lo ngại bệnh ung thư phổi là bởi:

  • Bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu bởi các biểu hiện thường không rõ, dễ lầm tưởng sang các bệnh hô hấp cùng triệu chứng. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong sau khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối lên tới 90%.
  • Có vô số nguy cơ và nguyên nhân dẫn tới tình trạng ung thư phổi. Các tác nhân gây bệnh đến ngay từ môi trường sống và lối sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Một số lý do chính là ô nhiễm không khí, thường xuyên hút thuốc, uống rượu và phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại,…

Người ta chia ung thư phổi ra làm hai loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Triệu chứng và dấu hiệu của mỗi loại ung thư là khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều có một số biểu hiện phổ biến như:

  • Ho kéo dài kèm lẫn máu.
  • Khó thở, thở ngắn hoặc đau ngực thường xuyên.
  • Khó nuốt, thở khò khè, đau xương khi thở hoặc thay đổi giọng nói, bị khàn giọng.
  • Giảm cân mất kiểm soát hoặc nặng hơn là tình trạng tràn dịch màng phổi. 

Ngày nay, để phát hiện sớm tình trạng bệnh ung thư nói chung, ung thư phổi nói riêng, các bác sĩ, các nhà nghiên cứu đã thực hiện và đưa ra một loạt các xét nghiệm. Các xét nghiệm ung thư phổi cần tiến hành ở mỗi người bệnh là khác nhau và thường được thực hiện dưới sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. 

Các xét nghiệm ung thư phổi thường gặp

các xét nhiệm ung thư phổi

Để phát hiện bệnh sớm nhất có thể, nâng cao khả năng chữa trị bệnh và tăng hy vọng sống sót cho bệnh nhân, rất nhiều các xét nghiệm ung thư phổi đã được thực hiện. 

Các xét nghiệm phổ biến và thường được bác sĩ chỉ định thực hiện nhất là:

Các xét nghiệm mô bệnh học

Để thực hiện các xét nghiệm ung thư phổi mô bệnh học, người bệnh sẽ được yêu cầu nội soi hoặc tiến hành các quá trình sinh thiết xuyên thành ngực dưới bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính. Từ đây, các bác sĩ sẽ lấy các mẫu bệnh phẩm phục vụ cho quá trình xét nghiệm các mô bệnh học.

Tiến hành soi phế quản

soi phế quản

Loại xét nghiệm ung thư phổi phổ biến tiếp theo thường được tiến hành là phương pháp soi phế quản. Hình thức này được các bác sĩ chỉ định thực hiện khi người bệnh bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng cụ thể như sốt, choáng váng, ho kèm máu hoặc bị tràn dịch màng phổi,…

Thông qua việc soi phế quản, bác sĩ sẽ có thêm cơ sở để tìm nguồn gốc xuất hiện của các loại khối u xuất hiện tại đây. Hơn thế nữa, các mẫu bệnh thu được từ quá trình soi còn có thể dùng phục vụ cho nhiều loại xét nghiệm có liên quan khác. 

Các xét nghiệm tế bào học

Các xét nghiệm tế bào học thường được thực hiện với mục đích chính là tìm ra các tế bào ác tính. Để có được mẫu bệnh phẩm phục vụ cho việc xét nghiệm tế bào học, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút tế bào hạch hay chọc dò dịch màng phổi.

Loại ung thư phổi người bệnh mắc phải cũng như mức độ, tình trạng diễn biến của bệnh cũng có thể xác định được dựa vào các xét nghiệm tế bào học. Đây là hình thức thuộc nhóm xét nghiệm có xâm lấn, cụ thể là các xét nghiệm dựa vào sinh thiết mô phổi.

Thực hiện chụp X quang phổi, chụp cắt lớp vi tính CT

Chụp X quang phổi và chụp cắt lớp vi tính CT là các xét nghiệm ung thư phổi có tần suất được chỉ định thực hiện khá cao. Thông qua hình ảnh trên phim sau khi chụp X quang, các tổn thương phổi đang gặp phải sẽ được thể hiện khá tốt. Tình trạng tràn dịch màng phổi, các mô phổi tổn thương đều xác định được nhờ vào phim chụp. Phương pháp này được thực hiện nhiều còn do thời gian tiến hành ngắn và tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của hình thức chụp X quang phổi là không thể hiện được rõ những tổn thương ở đỉnh phổi, thường bị bỏ sót.

Với những tổn thương mà chụp X quang không thể hiện được, chụp cắt lớp vi tính sẽ hỗ trợ. Tuy thể hiện rõ hơn tình trạng bệnh nhưng bệnh nhân có thể nhiễm xạ khi chụp CT hoặc dị ứng thuốc cản quang. Do đó, giữa hai lần liên tiếp chụp cắt lớp vi tính cần có một khoảng thời gian nghỉ nhất định theo lời khuyên của bác sĩ.

Xét nghiệm truy tìm dấu ấn của ung thư phổi

Đây là một trong các xét nghiệm ung thư phổi an toàn và dễ thực hiện nhất trong việc thu nhận mẫu của bệnh nhân. Để truy tìm dấu ấn của ung thư phổi, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân xét nghiệm máu với các protein đặc biệt do tế bào ung thư sinh ra như PAM, CEA, CYFRA21-1,….

Tuy nhiên, không phải ai sau khi xét nghiệm máu có kết quả dương tính với ung thư phổi cũng thực sự mắc bệnh. Nhiều khi tình trạng dương tính xảy ra là do máu và khối u có chất lượng không tương đồng với nhau. Do vậy, tuy đơn giản nhưng phương pháp tìm dấu ấn này hiện vẫn chưa phản ánh được hoàn toàn bản chất của ung thư phổi.

Thực hiện xét nghiệm SCS

Xét nghiệm SCS được nghiên cứu và tiến hành trên một số lượng bệnh nhân nhất định nhưng cho đến nay chưa quá phổ biến do độ chính xác chưa cao. Họ sẽ dùng kính hiển vi để xác định hình dạng tế bào đang phát triển có trong đờm của người bệnh. Ưu điểm là tỷ lệ dương tính giả khá thấp, chỉ khoảng 1%. Giá thành rẻ và thời gian xét nghiệm nhanh.

Xét nghiệm chỉ số Cyfra 21-1

Các bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ thường được chỉ định tiến hành xét nghiệm chỉ số Cyfra 21-1. Bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi sẽ có xét nghiệm với kết quả chỉ số vượt mức 3.3microgam/L.

Xét nghiệm ProGRP

Xét nghiệm ProGRP[1] là một trong các xét nghiệm ung thư phổi được áp dụng với các trường hợp bệnh nhân nghi mắc ung thư phổi tế bào nhỏ. Một số bệnh nhân cần phân biệt ung thư phổi với các loại ung thư khác cũng sẽ được khuyến khích thực hiện xét nghiệm này.

Xét nghiệm ProGRP là phương pháp hữu ích đối với những bệnh nhân không đủ điều kiện để thực hiện hình thức sinh thiết khối u ở phổi.

Xét nghiệm NSE

Xét nghiệm NSE có độ nhạy không cao bằng phương pháp xét nghiệm ProGRP. Các bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi tế bào nhỏ có mức độ bệnh càng nặng thì độ nhạy của xét nghiệm sẽ càng cao. Các chỉ số NSE sẽ được xử lý trên máy phân tích miễn dịch. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều có chỉ số NSE huyết thanh vượt mức 25ng/ml.

Xét nghiệm CEA 

Ở người bình thường, chỉ số CEA thường ở trong khoảng từ 0-2.5 ng/mL. Với các bệnh nhân mắc ung thư phổi, kết quả chỉ số CEA đa số vượt mức 10ng/ml. Hiện nay, xét nghiệm CEA vẫn chưa phải là một trong các xét nghiệm ung thư phổi phổ biến với nhiều bệnh nhân.

Xét nghiệm CA19-9

Xét nghiệm CA19-9 thường không được áp dụng với các bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu do tính chính xác và giá trị chẩn đoán không cao. Với loại xét nghiệm này, chỉ số CA19-9 càng tăng, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi càng cao. Bác sĩ sẽ dựa vào lượng kháng nguyên tìm được ở tế bào tuyến của các tạng để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Vì sao nên xét nghiệm sớm ung thư phổi?

xét nghiệm sớm ung thư phổi

Theo thống kê, các bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 1 nếu được phát hiện kịp thời thường có tỷ lệ sống sót và ngăn chặn bệnh thành công khá cao. Tỷ lệ sống trên 5 năm đạt tới hơn 50%. Đối với bệnh nhân gặp tình trạng ung thư di căn tới các mô xung quanh, bệnh đang trong giai đoạn 2,3 thì tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt khoảng 25%.

Với các bệnh nhân ở trong giai đoạn 4, thường chỉ sống được trong vòng 1 năm do ung thư đã di căn tới rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể như gan, xương hay não,….

Phát hiện sớm ung thư phổi mang lại cơ hội chữa khỏi bệnh và sống sót cực kỳ lớn. Với mức độ nguy hiểm và nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao như hiện tại, việc chú ý tới các triệu chứng và diễn biến của bệnh càng quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao các xét nghiệm ung thư phổi ngày càng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Thực hiện các xét nghiệm phát hiện bệnh càng sớm, khả năng chữa bệnh thành công càng cao.

Trên đây là các xét nghiệm ung thư phổi CHEK Genomics muốn giới thiệu tới bạn đọc. Với những thông tin cụ thể về các phương pháp, hy vọng bạn có được kiến thức vững vàng hơn về căn bệnh này. Chủ động tầm soát, sàng lọc bệnh sớm là một trong những phương pháp tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi.

Đừng quên lựa chọn những cơ sở thăm khám, bác sĩ chẩn đoán uy tín để thăm khám và nhận được những tư vấn chính xác, kịp thời nhất. Theo dõi CHEK hàng ngày để cập nhật thông tin sức khỏe mới nhất.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x