Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi như thế nào?

Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi được xác định cụ thể, rõ ràng là cơ sở để bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Dựa vào giai đoạn phát triển của bệnh, người bệnh cũng biết được mức độ nguy hiểm hiện tại của bệnh và xem nó đã di căn hay chưa. Bài viết dưới đây chia sẻ đầy đủ những thông tin về các giai đoạn phát triển của ung thư phổi, cùng tham khảo nhé!

Ung thư phổi là gì?

ung thư phổi

Sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường trong mô của một hoặc cả hai lá phổi được gọi là ung thư phổi. Các khối u phổi xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể thì được gọi là ung thư phổi di căn. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ hay còn được gọi tắt là NSCLC. Khoảng 80 – 85% các trường hợp ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư phổi không tế bào nhỏ có ba loại: Ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: loại ung thư này phát triển theo 2 giai đoạn: Giai đoạn giới hạn và giai đoạn lan rộng.

Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi là khác nhau ở mỗi bệnh nhân. 

Lý do cần tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của ung thư phổi 

Hiểu về giai đoạn, tình trạng bệnh hiện tại của chính mình, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn chữa trị tốt nhất là lý do chính để bệnh nhân tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của ung thư phổi. Ở mỗi giai đoạn của bệnh, lượng thông tin mà bệnh nhân cùng bác sĩ phải trao đổi lại khác nhau. Hiểu về tình trạng bệnh sẽ giúp hai bên thảo luận dễ dàng hơn, không quá khó khăn khi gặp phải những thuật ngữ chuyên môn.

Bên cạnh đó, biết được giai đoạn của ung thư phổi sẽ biết được vị trí hiện tại của các khối u gây bệnh, kích thước của khối u to hay nhỏ. Việc ung thư phổi đã di căn sang các bộ phận khác hay chưa cũng có thể xác định dựa vào giai đoạn của bệnh.

Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi bạn nên biết

các giai đoạn phát triển của ung thư phổi

Theo nghiên cứu, sự tiến triển của ung thư phổi được chia làm 3 giai đoạn chính theo hệ thống TNM như sau:

  • Giai đoạn Tumour (T): thể hiện kích thước và vị trí của khối u, độ lan rộng của các khối ung thư vào mô phổi. Có 4 cấp độ tăng dần về kích thước của khối u do Tumour phân loại. Cụ thể, TX có nghĩa là không thể đánh giá được bệnh ung thư chính (nguyên phát). Tiếp đó, sự tăng dần sẽ được trải dài từ T1, T2, T3 đến T4. Ở giai đoạn T1, phần rộng nhất của ung thư không quá 3cm. Ở giai đoạn T2, ung thư thường có chiều ngang từ 3cm đến 5cm. Các tế bào ung thư dài từ 5cm đến 7cm tại giai đoạn T3 và lớn hơn 7cm ở giai đoạn 4. 
  • Giai đoạn Nodes (N): phản ánh tình trạng các tế bào ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết xung quanh hay chưa. Cụ thể, nếu không thể đánh giá tình trạng tại các hạch bạch huyết sẽ gọi là NX. Các hạch bạch huyết không chứa tế bào ung thư là N0. Các tế bào ung thư xuất hiện trong phổi hay tại các hạch bạch huyết ở khu vực gần đường thở là N1. Tế bào ung thư có trong các hạch bạch huyết ở trung tâm của ngực (trung thất) cùng bên với phổi bị ảnh hưởng hoặc ngay dưới nơi mà khí quản phân nhánh đến từng phổi là N2. N3 là hiện tượng tế bào ung thư có ở trong các hạch bạch huyết ở phía đối diện của ngực từ phổi bị ảnh hưởng hoặc trên xương quai xanh hoặc ở trên cùng của phổi.
  • Giai đoạn Metastasis (M): là tình trạng ung thư di căn ra xa hơn so với các hạch bạch huyết. Tình trạng di căn sẽ được phân loại từ M0 là lúc chưa xuất hiện sự lây lan tới M1c là khi tế bào ung thư đã bắt đầu di chuyển, xuất hiện ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể. 

Ngoài ra, các giai đoạn phát triển của ung thư phổi còn được phân loại dựa theo từng loại ung thư như sau:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ

ung thư phổi không tế bào nhỏ

Với ung thư phổi không tế bào nhỏ, các giai đoạn phát triển của ung thư phổi được chia thành giai đoạn bị che lấp, giai đoạn 0, giai đoạn II, giai đoạn II, giai đoạn III và giai đoạn IV. Cụ thể:

  • Giai đoạn che lấp: là thời điểm các khối u được tìm thấy bằng phương pháp nội soi đờm hoặc mẫu nước, chưa xuất hiện trong phổi.
  • Giai đoạn 0: lúc này các khối u đã xuất hiện trong lớp niêm mạc của phổi nhưng còn rất nhỏ và không có khả năng lây lan.
  • Giai đoạn I: các tế bào xuất hiện dần ở phổi nhưng cũng chưa lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. 
  • Giai đoạn II: tế bào ung thư bắt đầu di chuyển sang nhiều bộ phận quan trọng khác của cơ thể như màng phổi, hạch bạch huyết, thành ngực,….
  • Giai đoạn III: vị trí lây lan của các tế bào ung thư phổi trở nên rộng rãi và nghiêm trọng hơn. Chúng có nguy cơ xuất hiện ở khắp lồng ngực hoặc lây lan sang cổ dưới.
  • Giai đoạn IV: Các tế bào ung thư lúc này không thể cắt bỏ và ngăn chặn bằng phương pháp phẫu thuật. Ung thư đã lan dần sang lá phổi còn lại cùng nhiều bộ phận khác.

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Khác với ung thư phổi không tế bào nhỏ, các giai đoạn phát triển của ung thư phổi tế bào nhỏ thường chỉ được chia làm 2 giai đoạn hạn chế và mở rộng. Lý do chính là bởi loại ung thư này lan tràn, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể khá sớm. 

  • Giai đoạn hạn chế: thời điểm tế bào ung thư phổi mới chỉ xuất hiện tại một lá phổi và một số khu vực mô xung quanh phổi.
  • Giai đoạn mở rộng: là giai đoạn mà các tế bào ung thư phổi được tìm thấy ở rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể ở xa phổi. Lúc này, ung thư phổi đã di căn rộng rãi.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của ung thư phổi

Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi là khác nhau và thay đổi tùy thuộc vào loại ung thư, tình trạng sức khỏe người bệnh cũng như rất nhiều yếu tố, tác nhân khác như:

  • Giới tính, cơ địa, tuổi tác của người mắc bệnh. Theo thống kê, phụ nữ hút thuốc ít hơn nam giới nên tỷ lệ nữ giới mắc ung thư phổi cũng thấp hơn so với nam giới. Đa số bệnh nhân mắc bệnh đều là những người lớn tuổi, người trẻ tuổi thường có tiên lượng bệnh tốt hơn. 
  • Thói quen xấu như hút thuốc. Với người khỏe mạnh, hút thuốc đã gây ra nguy cơ mắc bệnh lớn. Với những bệnh nhân đã mắc ung thư phổi mà vẫn tiếp tục hút thuốc thì nguy cơ bệnh chuyển nặng càng lớn hơn, cơ hội sống sót cũng bị thu hẹp đi nhiều. Theo khảo sát, bệnh nhân mắc bệnh bình thường có tỷ lệ sống sót là 62%, với bệnh nhân không bỏ thuốc là giảm còn 41%.
  • Mang bệnh nền: bên cạnh ung thư phổi, nếu người bệnh mắc một số bệnh nền mạn tính nguy hiểm khác như tim mạch, tiểu đường hay COPD,… thì khả năng điều trị bệnh thành công và kéo dài tuổi thọ là rất thấp. 
  • Khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân: việc tiếp nhận các phương pháp điều trị ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Nếu cơ thể người bệnh đáp ứng tốt thì sẽ có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh và ngược lại.
  • Những biến chứng của bệnh: trong quá trình điều trị, những biến đổi về sức khỏe, tình trạng di căn của ung thư phổi là rất khó để đoán trước. Điều này cũng gây ra một số những ảnh hưởng nhất định tới các giai đoạn phát triển của bệnh cũng như thời gian sống của bệnh nhân.
  • Các yếu tố công nghệ áp dụng trong điều trị: nếu được áp dụng những thiết bị điều trị với công nghệ hiện đại, kết quả điều trị của người bệnh thường mang lại kết quả tích cực và tốt hơn.

Việc nắm bắt được các giai đoạn phát triển của ung thư phổi mang lại nhiều lợi ích cho cả các bệnh nhân và bác sĩ chữa trị. Dựa vào việc xác định chính xác giai đoạn diễn biến của bệnh, bác sĩ sẽ có cơ sở rõ ràng để tìm ra cách điều trị bệnh tốt nhất.

Đừng quên theo dõi CHEK hàng ngày bạn nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x