Các biện pháp phòng tránh ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở cả nam và nữ. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh ung thư phổi hiệu quả nhất hiện nay, cùng tham khảo ngay nhé.

biện pháp phòng tránh ung thư phổi

Biện pháp phòng tránh ung thư phổi số 1: Không hút thuốc

hút thuốc lá

Hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư phổi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá tăng theo số lượng thuốc hút mỗi ngày và số năm hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với những người không hút thuốc.

Nên đọc: Không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi: Đâu là nguyên nhân?

Vì vậy, nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng bao giờ thử. Nếu bạn đã có con, hãy bắt đầu giải thích cho chúng về những tác hại và nguy hiểm của việc hút thuốc để giúp chúng đối phó tốt hơn với những cám dỗ và căng thẳng trong cuộc sống. Còn bản thân những người đang hút thuốc thì nên tập bỏ thuốc ngay từ bây giờ.

Tránh hút thuốc thụ động

hút thuốc lá thụ động

Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư phổi. Những người hít phải khói thuốc thụ động tiếp xúc với các chất gây ung thư giống như những người hút thuốc, mặc dù với lượng nhỏ hơn. Nếu bạn sống hoặc làm việc với những người hút thuốc, hãy khuyên họ bỏ thuốc lá. Hoặc ít nhất, hãy yêu cầu họ hút thuốc bên ngoài hoặc chủ động tránh xa. Ngoài ra, cũng hạn chế đến những khu vực có người hút thuốc.

Giảm lượng radon trong nhà của bạn

radon gây ung thư phổi

Radon là khí phóng xạ sinh ra từ quá trình phân hủy uranium trong đá và đất. Nó thấm vào lòng đất và rò rỉ vào không khí hoặc nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức radon cao trong nhà hoặc nơi làm việc làm tăng số ca mắc bệnh và tử vong do ung thư phổi.

Trong số những người không bao giờ hút thuốc, khoảng 26% trường hợp tử vong do ung thư phổi là do phơi nhiễm radon. Giảm nồng độ radon có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc. Do đó, điều quan trọng là hạn chế radon trong nhà của bạn và có thể giảm bớt bằng cách:

  • Tăng cường thông gió
  • Sử dụng máy lọc không khí
  • Lưu trữ nước trong bể trước khi sử dụng
  • Bịt kín các vết nứt trên sàn hoặc tường
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với sàn nhà hoặc tầng hầm

Phòng ngừa các yếu tố gây ung thư phổi khác

Phơi nhiễm bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ là một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Xạ trị (X-quang, tia gamma…) hay chụp cắt lớp ở bệnh nhân ung thư cũng cần được cân nhắc. Liều bức xạ càng cao thì rủi ro càng lớn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các chất sau đây làm tăng nguy cơ ung thư phổi:

  • Amiăng
  • Asen
  • Crom
  • Niken
  • Cadmium
  • Bồ hóng

Những chất này có thể gây ung thư phổi cho những người tiếp xúc với chúng tại nơi làm việc. Khi mức độ tiếp xúc với các chất này tăng lên, nguy cơ ung thư phổi cũng tăng theo. Nguy cơ mắc ung thư phổi thậm chí còn cao hơn so với những người hút thuốc. Nhân viên làm việc trong những môi trường như vậy được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý, vệ sinh cá nhân cẩn thận và thường xuyên. Đối với những người sống gần những khu vực này cũng cần có sự vệ sinh kỹ càng, lựa chọn thực phẩm và rửa kỹ lưỡng hơn.

Hết sức cẩn trọng trước ô nhiễm không khí

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC)[1], 3,2 triệu người trên toàn thế giới đã chết vì ô nhiễm không khí trong năm 2010, trong đó có 223.000 người tử vong do ung thư phổi. Do đó, bạn cần thực hiện các bước sau để loại bỏ hoặc giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đối với bản thân:

  • Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn đáng tin cậy để chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe khi gây ô nhiễm môi trường.
  • Từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá
  • Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng do các tổ chức có thẩm quyền chứng nhận.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để môi trường sống trong lành
  • Hạn chế thắp hương hay đốt vàng mã quá nhiều trong các dịp lễ tết;
  • Cư dân ở ngoại thành không nên đốt rơm rạ làm bầu không khí thêm ngột ngạt, ô nhiễm
  • Tắt xe máy khi dừng đèn đỏ 
  • Chuyển sang sử dụng nguyên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) thay thế cho bếp củi, bếp than tổ ong để đun nấu
  • Trồng thêm nhiều cây xanh

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều trái cây hoặc rau quả có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn những người ăn ít. Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây và rau xanh giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ ung thư tái phát, ung thư thứ phát hoặc các bệnh mãn tính khác vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Những phát hiện từ các nghiên cứu dân số gần đây cho thấy rằng việc duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên có nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư.

Tập thể dục nhiều hơn

tập luyện thể dục thể thao

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể đối với các yếu tố có hại. Những nghiên cứu mới hơn cho thấy rằng tập thể dục trong quá trình điều trị ung thư không chỉ an toàn và khả thi mà còn có thể cải thiện mức độ hoạt động thể chất và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn chưa tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần.

Cẩn trọng với dấu hiệu ung thư phổi

Mỗi cá nhân sẽ có dấu hiệu của ung thư phổi khác nhau. Một số bệnh nhân có dấu hiệu rõ ràng về sự liên quan đến phổi, số khác không có triệu chứng cho đến khi ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết những người bị ung thư phổi đều không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng ung thư phổi có thể bao gồm:

  • Ho lâu ngày không khỏi
  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Xem thêm: Những dấu hiệu ung thư phổ biến ở Việt Nam

Một số thay đổi khác có thể xảy ra với bệnh ung thư phổi có thể bao gồm viêm phổi tái phát và sưng hạch bạch huyết. Một số triệu chứng có thể xảy ra với các bệnh khác. Vì vậy, khi bạn gặp một số triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Kết luận 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho  bạn đọc trong việc phòng tránh ung thư phổi. Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa ung thư phổi, việc khám tổng quát sức khỏe thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm và tối đa hoá hiệu quả điều trị ung thư phổi.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, đừng quên follow page để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x