Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là căn bệnh thường xuyên xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho trẻ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ để lại những biến chứng ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về căn bệnh này, cùng tham khảo nhé!
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?
Thời tiết chuyển lạnh, không khí xung quanh ô nhiễm, sức đề kháng kém khiến trẻ dễ bị viêm mũi dị ứng với những biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, khó chịu về đêm.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng thường gặp ở trẻ em tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị đúng cách và triệt để, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho trẻ như viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc (màng bên trong mũi) bị viêm do phản ứng dị ứng với các chất bên trong và bên ngoài cơ thể . Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể tiết ra histamin[1], có thể gây ngứa, sưng tấy và tích tụ chất lỏng bên trong mũi.
Viêm mũi dị ứng có thể theo mùa hoặc quanh năm. Ở những vùng có khí hậu lạnh như miền Bắc Việt Nam, hầu hết bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi đó phấn hoa bị phân tán nhiều và không khí quá ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Dựa vào nguyên nhân phát sinh bệnh, viêm mũi dị ứng ở trẻ em được chia làm 2 loại: Theo mùa và quanh năm.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm mũi dị ứng là do cơ thể phản ứng với các vật thể lạ như khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, bào tử nấm và khi thời tiết thay đổi. Những tác nhân này đóng vai trò như những kháng nguyên không hoàn toàn sẽ phản ứng khi đối đầu với kháng thể tương ứng (trong cơ thể .
Thông thường, bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở những trẻ bị dị ứng cơ địa. Vì vậy, cùng một số tác nhân gây kích ứng, có trẻ bị viêm mũi dị ứng, có trẻ thì không. Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, khi đó phấn hoa phát tán trong không khí nhiều hơn, không khí quá ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Vậy viêm mũi dị ứng có do di truyền không?
Ngoài các nguyên nhân liên quan đến yếu tố như môi trường, khí hậu, cơ địa, tiền sử bệnh nêu trên, các chuyên gia cho biết bệnh còn liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc nếu người trong gia đình của bạn bị viêm mũi dị ứng thì khả năng thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Tỉ lệ thế hệ sau mắc bệnh rất lớn nếu cả bố và mẹ đều bị viêm mũi dị ứng. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh sớm để phát hiện bệnh sớm và có cách xử lý kịp thời.
Cách chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Đối với trẻ có tiền sử bệnh rõ ràng: Chẩn đoán mà không cần xét nghiệm
Đối với trẻ em có tiền sử bệnh không rõ ràng, cần thực hiện các xét nghiệm như:
- Test lấy da: Độ nhạy cảm cao và đặc hiệu với các chất gây dị ứng đường hô hấp
- IgE đặc hiệu: có thể hữu ích nếu nghi ngờ một chất gây dị ứng cụ thể
- IgE toàn phần huyết thanh: Giá trị IgE tăng cao là gợi ý cho chẩn đoán; ít nhạy cảm hơn so với xét nghiệm test lấy da.
Để chẩn đoán xác định bệnh, bác sĩ phải thăm khám và hỏi bệnh rất kỹ lưỡng, kết hợp với các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh.
Các biến chứng có thể gặp phải khi trẻ mắc viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm xoang cấp do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm tắc các lỗ thông xoang
- Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa
- Polyp mũi – xoang
- Mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động do nghẹt mũi, tắc mũi khiến người bệnh khó ngủ.
- Có nguy cơ cao bị mắc bệnh hen suyễn.
Cần phải làm gì khi trẻ bị viêm mũi dị ứng?
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết đột ngột cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý, không nên cho trẻ tự ý dùng thuốc.
Tìm ra nguyên nhân trẻ bị dị ứng và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên. Chẳng hạn như không trồng hoa gần nhà, không nuôi chó mèo, không để trẻ trong môi trường khói bụi, nhốt trẻ nơi bụi bẩn, thoáng gió, ẩm thấp,…
Mục tiêu của điều trị viêm mũi dị ứng là giảm tối đa các triệu chứng và lựa chọn những loại thuốc vừa hiệu quả lại ít tác dụng phụ. Có nhiều nhóm thuốc dùng để điều trị các bệnh về mũi, và chúng được chia thành hai loại chính: thuốc uống và thuốc bôi (hít hoặc xịt vào mũi).
Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
- Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước biển phun sương hàng ngày, nhất là khi đi ngoài đường về.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho vùng da dưới mũi để tránh làm da bé bị trầy xước do cọ xát vào mũi.
- Chạy máy tạo ẩm trong không khí đạt chuân, mát mẻ để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu ở nhà không có máy tạo độ ẩm, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau: Trước khi đi ngủ, dùng khăn ấm lau sạch hai bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm nghẹt mũi và giúp con bạn dễ chịu hơn.
- Nên hạn chế trồng hoa xung quanh nhà. Không nên để chó mèo vào trong nhà, và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi càng nhiều càng tốt.
- Thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối, đệm, thảm, màn, vải bọc, bọc nệm. Chuồng trại cần đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt hạn chế nấm mốc phát triển.
- Răng của trẻ cần được làm sạch hàng ngày, đặc biệt là sau bữa ăn và trước và sau khi ra khỏi giường.
- Dùng nước ấm và tắm đúng cách khi tắm cho trẻ.
- Với trẻ dưới 3 tháng, khi có dấu hiệu bị sổ mũi, viêm mũi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời vì trong giai đoạn này các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng và cúm rất giống nhau nên không thể chẩn đoán bằng mắt thường được. Cần đưa trẻ đi khám sớm để hạn chế các nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi nguy hiểm cho con.
- Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân trong thời điểm giao mùa
- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cho hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.
- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, uống bổ sung vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng nếu cần.
Nguồn
- Allergic Rhinitis in Children | Johns Hopkins Medicine
- Allergic Rhinitis in Children | Cedars-Sinai
- Frontiers | Allergic Rhinitis in Childhood and the New EUFOREA Algorithm (frontiersin.org)
- Pediatric Allergic Rhinitis: Practice Essentials, Background, Pathophysiology (medscape.com)
Kết luận
Viêm mũi dị ứng ở trẻ tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình phát triển nếu không được điều trị đúng cách. CHEK Genomics hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn viêm mũi dị ứng cũng như làm sao để bảo vệ và chăm sóc con đúng cách. Đừng quên follow page để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!