Thói quen gây ung thư “TUYỆT ĐỐI” nên tránh

Ung thư không phải chỉ di truyền mà còn do thói quen sống không lành mạnh. Để cơ thể khỏe mạnh, những thói quen gây ung thư dưới đây tuyệt đối nên tránh bạn nhé.

thói quen gây ung thư

Tổng quan về ung thư

Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào trong cơ thể. Nếu trong quá trình sinh trưởng, các tế bào chịu tác động bởi các yếu tố gây tổn thương làm rối loạn các thành phần di truyền trong nhân tế bào, thì chúng có thể sẽ trở thành tế bào ác tính, các tế bào này phân chia bất thường không theo quy luật tự nhiên nào gọi là tế bào ung thư. 

Ung thư là bệnh ở tế bào – đơn vị cấu trúc thấp nhất của cơ thể. Các tế bào trong cơ thể không ngừng sinh ra và chết đi. Quá trình này giúp cho cơ thể phát triển hoặc chữa lành các vết thương. Các tế bào mới sẽ mang mã gen của tế bào cũ. Trong quá trình này cũng diễn ra quá trình đột biến gen hoặc các gen bị tổn thương sẽ gây ra bệnh ung thư cho các tế bào. Các tế bào dị tật sẽ phát triển dưới dạng các khối u -bướu.

Ung thư nguy hiểm như thế nào?

Tùy thuộc vào tâm lý, tính cách, tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh của bệnh nhân mà ung thư sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân thường đau, suy kiệt, suy mòn và dẫn đến tử vong. Thông thường đến giai đoạn này người bệnh thường hoảng hốt, lo sợ. Nếu bệnh nhân được thăm khám sớm thì bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi được nên người bệnh sẽ bình tĩnh và bàn bạc với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Các thói quen gây ung thư

Thói quen gây ung thư dạ dày

thói quen gây ung thư dạ dày

Do chế độ dinh dưỡng

ăn đồ cay nóng

Thường xuyên ăn những thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, các món cay, nóng… ảnh hưởng không tốt tới dạ dày,  là một trong những thói quen gây ung thư dạ dày.

Sở thích ăn những món ăn vặt ở các quán xá vỉa hè.Thức ăn chưa được chế biến kỹ, không đảm bảo an toàn vệ sinh… Khiến các virus, vi khuẩn xâm nhập tấn công dạ dày

Sử dụng rượu bia

uống bia rượu

Việc lạm dụng rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, tim mạch và các bệnh về đường tiêu hóa, nguy hiểm nhất là ung thư đường tiêu hóa.

Sử dụng chung bát nước chấm, uống chung ly, gắp thức ăn cho nhau hoặc mớm cơm cho trẻ em… Khiến vi khuẩn HP[1] – nguyên nhân gây bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày xâm nhập vào cơ thể.

Không khám sức khỏe định kì

khám sức khỏe định kỳ

Không thăm khám sức khỏe thường xuyên, chủ quan với các biểu hiện đau bụng, ợ hơi, ợ chua hoặc giảm cân… đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có liên quan tới ung thư.

Hút thuốc lá

hút thuốc lá

Trong thuốc lá chứa hàm lượng lớn nicotin. Đây là một chất độc phá hủy hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Khi người bệnh hít phải khói thuốc, chất cortisol sẽ được sản sinh ra nhiều hơn gây tình trạng viêm loét nặng hơn, niêm mạc dạ dày bị yếu đi.

Thói quen gây bệnh ung thư gan

ung thư gan

Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng

giấy vệ sinh

Các nhà khoa học cảnh báo, trong giấy vệ sinh kém chất lượng thường sử dụng huỳnh quang, bột talc để tẩy trắng. Đặc biệt, loại giấy vệ sinh này còn được tái chế nhiều lần có khả năng chứa khuẩn E.coli, vi rút viêm gan B.

Ăn quá nhiều chất béo

thực phẩm nhiều chất béo

Nếu ăn một lượng lớn chất béo dễ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư ruột kết, tiền liệt tuyến, nội mạc tử cung và ung thư vú. Do đó, bạn nên chú ý điều tiết chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất, để kiểm soát cân nặng, giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.

Uống nhiều rượu bia

Trong rượu bia chứa các chất gây độc cho gan, dẫn đến xơ gan và nghiêm trọng hơn là ung thư gan. Bệnh ung thư gan ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đau bụng tại vị trí vùng hạ sườn trái là triệu chứng thường gặp nhất khi khối u đã lớn. 

Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu, thời gian sống trung bình từ khi phát hiện bệnh chỉ khoảng 6 tháng và chỉ có khoảng 1% người ung thư gan có nguy cơ sống sau 5 năm.

Thức quá khuya

thức khuya

11 giờ đến 1 giờ mỗi ngày là thời điểm gan lọc và đào thải các chất độc trong cơ thể ra bên ngoài, thời điểm từ 1-3 giờ là lúc bạn cần ngủ say để gan thanh lọc cơ thể tốt nhất.

Từ 3 đến 5 giờ sáng, gan hoàn thành quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi. 5 đến 7 giờ sáng là thời điểm tốt nhất để thức dậy để vệ sinh cá nhân và thải độc tố ra bên ngoài. Vì đồng hồ sinh học của cơ thể ấn định như thế nên nếu bạn thức quá khuya hay dậy quá muộn đều gây hại đến việc thải độc và nghỉ ngơi của gan.

Thói quen ăn uống gây ung thư thực quản

Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư phổ biến đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhiều người, đặc biệt ở nam giới có tỷ lệ mắc ung thư cao thực quản cao hơn nữ giới. Nguyên nhân nằm ở những thói quen vô cùng phổ biến.

Ăn uống quá nóng

Bình thường lớp niêm mạc ở thực quản chỉ chịu được nhiệt độ tối đa 40 ℃ đến 50 ℃, nếu chúng ta ăn uống các món ăn có độ nóng từ 65 ℃ trở lên sẽ gây tổn thương, viêm loét và các vấn đề khác cho thực quản.

Theo cảnh báo trong một báo cáo của Trung tâm IARC trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, uống đồ uống nóng trên 65 ℃ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Ăn các món muối chua

Các loại thức ăn muối chua như dưa cải muối hoặc các món dưa muối có thể chứa các loại nấm mốc chứa một lượng lớn nitrit, đặc biệt là khi ở nhiệt độ cao hơn 20 ℃, hàm lượng nitrit sẽ tăng lên, hàm lượng nitrit càng cao thì nguy cơ ung thư thực quản cũng sẽ tăng cao.

Nghiện rượu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rượu mặc dù không chứa chất các chất gây ung thư, nhưng sẽ kích thích lớp niêm mạc thực quản gây ra những tổn thương vô cùng lớn, đặc biệt đối với những loại rượu có nồng độ cao hơn 60 độ sẽ gây ra tổn thương lớp niêm mạc thực quản một cách rõ ràng trong một thời gian ngắn.

Ăn nhiều các món thô cứng

Những người có thói quen ăn các món quá thô hoặc quá cứng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản rất cao. Cụ thể các món ăn khi nuốt vào thực quản có thể gây ma sát, ăn mòn thực quản, những món ăn cứng, có gai, nhám hoặc hương vị quá nặng như quá cay, chua, mặn…

Các món ăn như thịt, hải sản, tôm cua có vỏ, nếu nhai quá nhanh và không kỹ, khi nuốt vào cũng có nguy cơ làm rách thực quản hoặc làm thực quản bị tổn thương, lâu dần sinh ra viêm nhiễm, nổi u và gây ung thư.

Thói quen xấu gây ung thư vú

Hạn chế những thói quen sau đây có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú:

Uống rượu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra , những người phụ nữ có thói quen uống rượu thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người không uống rượu. 

Sử dụng các loại thuốc điều hòa hoóc-môn

Nhiều người cho rằng thuốc điều hòa hóc môn là tốt, nhất là các chị em đang trong thời kỳ mãn kinh thường sử dụng loại thuốc này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên tới 75% ngay cả khi bạn sử dụng trong thời gian ngắn. 

Ngồi quá nhiều

ngồi nhiều

Các chuyên gia từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết những phụ nữ ngồi trên 6 giờ hoặc nhiều giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ phát triển bệnh u xơ vú, buồng trứng và ung thư vú xâm lấn cao hơn 10% so với những phụ nữ ngồi dưới ba giờ mỗi ngày.

Không cho con bú

Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ công bố công trình nghiên cứu chỉ ra, cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú trước và sau mãn kinh. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra lý do tại sao, nhưng một số chuyên gia tin rằng, cho con bú sữa mẹ giúp điều hòa sự cân bằng hóc môn của phụ nữ sau khi sinh. 

Mặc áo lót quá chật

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tại Viện các bệnh văn minh ở Hawaii Mỹ: “Các phụ nữ mặc áo ngực chật và kéo dài quá 12 giờ một ngày có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người mặc áo ngực thoải mái”. Áo ngực quá chật sẽ chèn ép hai đầu vú, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ kích thích sự phát triển bất thường của những tế bào mô vú là nguyên nhân chính đến ung thư.

Thói quen dễ gây ung thư da

Để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng 

da cháy nắng

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư da hiệu quả là tránh tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra ung thư da.

Bạn nên bôi kem chống nắng với SPF từ 30 trở lên, thoa lại sau 2 giờ, có thể thường xuyên hơn nếu tiết nhiều mồ hôi hoặc đi bơi. Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo dài che chắn tay chân, đội mũ rộng vành để bảo vệ mặt, cổ và tai. 

Ở ngoài trời nắng gắt

trời nắng gắt

Thời gian từ 10h tới 16h là khoảng thời gian nắng đỉnh điểm của mùa hè khi các tia cực tím đạt mức mạnh nhất. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ở trong bóng râm trong thời gian này. 

Không thường xuyên kiểm tra da

Nếu không kiểm tra da thường xuyên, bạn sẽ rất dễ bỏ sót các dấu hiệu ban đầu của ung thư da. Bạn nên xét da ít nhất mỗi tháng một lần. Nếu có bất kỳ nốt ruồi hoặc thay đổi bất thường nào trên da, hãy hẹn gặp bác sĩ sớm. 

Hút thuốc 

Hút thuốc lá thường xuyên tăng nguy cơ mắc ung thư da vì làm suy yếu hệ miễn dịch và phá hỏng cấu trúc DNA trong tế bào da của bạn. Đối với người nghiện thuốc lá, bỏ hút là một trong những điều tốt nhất để bảo vệ làn da và sức khỏe tổng thể. 

Thói quen phòng chống ung thư

Tập luyện thể dục thể thao

tập luyện thể dục thể thao

Vận động thường xuyên như chạy bộ, bơi, yoga, chạy xe đạp sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể ngăn ngừa khả năng xuất hiện của các tế bào ung thư.

Tập thể dục còn có vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi của những bệnh nhân mắc ung thư, đối với các bệnh nhân phải xạ trị, tập thể dục hợp lý có thể đẩy nhanh sự phục hồi nhanh chóng các chức năng tạo máu, giúp cơ thể sinh ra nhiều tế bào miễn dịch và các chất miễn dịch, nâng cao toàn diện khả năng miễn dịch. Tập thể dục còn ngăn ngừa và giảm nguy cơ loãng xương, giảm tai biến.

Giữ tâm trạng tốt

Những người có tâm lý lạc quan có tỷ lệ tái phát ung thư thấp và thời gian sống lâu hơn.

Lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, stress, sợ hãi, bi quan là các trạng thái tâm lý nguyên nhân gây ra các bệnh nhân ung thư, nhưng tâm trạng lại có mối quan hệ mật thiết đến sự xuất hiện, phát triển và di căn của tế bào ung thư.

Thói quen ngủ sớm

Giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, những người ngủ đủ giấc có hiệu suất kích hoạt tế bào T trong cơ thể cao hơn những người ngủ kém.

Tuy nhiên, tình trạng rối loạn giấc ngủ là một biến chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư, cơn đau từ các vết mổ và những cảm xúc tiêu cực khác nhau sau khi phẫu thuật có thể khiến bệnh nhân không thể ngủ yên. Bất kể bạn khỏe mạnh hay từng bị ung thư, hãy cố gắng cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình. Cố gắng đi ngủ sớm và thức giấc vào một giờ cố định và kiên trì trong thời gian dài, tắt máy tính và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ; tránh ăn quá no trước khi đi ngủ; tắm nước nóng, đọc sách, thiền trước khi đi ngủ; hạn chế hấp thụ caffeine (cà phê, trà, soda) và đồ uống có cồn.

Tắm nắng

Đối với những bệnh nhân ung thư phổi, vitamin D là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi, đồng thời giúp ngăn ngừa các phản ứng có hại không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Cách đơn giản, tiết kiệm nhất để bổ sung vitamin D là tắm nắng đúng cách, nhưng lưu ý tránh nắng gắt, phơi nắng khoảng 10 phút mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt.

Ăn uống lành mạnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo sẽ nuôi tế các bào ung thư và khiến các tế bào miễn dịch bên trong khối u bị “chết đói”, làm suy yếu khả năng chống tế bào ung thư và đẩy nhanh tốc độ phát triển của các khối u. Ngoài ra, ăn kiêng mù quáng và đơn giản hóa chế độ ăn uống là không tốt. Cố gắng cân bằng dinh dưỡng, ăn đủ các chất đạm và kiêng kỵ hợp lý mới giúp cho cơ thể có đủ dinh dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch và phục hồi thể lực.

Giữ cân nặng ở mức bình thường

Các nghiên cứu cho thấy béo phì có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tái phát của bệnh ung thư gấp nhiều lần so với những người có cân nặng bình thường, phụ nữ béo phì thường có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 88%. Vì thế, khi bạn ăn quá nhiều, không tập luyện thể dục, khiến cân nặng tăng mất kiểm soát, khả năng mắc ung thư rất cao. Hãy cố gắng chú ý giữ gìn vóc dáng, đây cũng là biện pháp để ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Tránh xa các tia bức xạ

Để ngăn ngừa bị ung thư, nhiều người đến bệnh viện yêu cầu chụp CT để phát hiện và điều trị sớm.Mặc dù dưới góc độ kiểm tra tầm soát khối u, việc kiểm tra CT có lợi cho sức khỏe tuy nhiên chụp CT quá nhiều trong thời gian ngắn cũng có hại.

Bỏ thuốc lá và rượu

Như đã đề cập ở trên, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư, thuốc lá rất có hại cho sức khỏe nói chung và hệ hô hấp của con người nói riêng, chất nicotin có trong thuốc lá có thể gây ung thư trong tế bào.

Còn việc uống nhiều rượu gây kích thích màng nhầy của đường tiêu hóa. Rượu cũng cần được gan chuyển hóa. Đối với các bệnh nhân có gan đã bị suy yếu, nó sẽ làm tăng áp lực đối với quá trình thải độc gan, lâu dần có thể dẫn đến ung thư gan.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Sự phát triển của các tế bào ung thư cũng sẽ trải qua một quá trình lâu dài, nhưng do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và các yếu tố khác nên nó sẽ phát triển nhanh hay chậm, do đó tế bào ung thư rất “ngại” nếu bạn đi khám sức khỏe định kỳ.

Thông thường trong 2 năm kể từ lúc kết thúc điều trị khối u, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra lại định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần và từ sau năm thứ 5, mỗi năm sẽ đi kiểm tra một lần. Bởi vì phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… không thể loại bỏ triệt để tế bào ung thư, có thể có những tổn thương không được phát hiện và ẩn ở một số bộ phận. Do đó việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn tầm soát được tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị tối ưu nhất nếu không may mắc bệnh.

Lắp các loại máy hút mùi, mở cửa sổ thông thoáng gió cho phòng bếp

Nhiều phụ nữ không bật máy hút mùi trong quá trình nấu nướng trong bếp cũng dễ tăng nguy cơ bị ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra nồng độ khói dầu sinh ra trong khi nấu nướng tương đương với việc đốt 96 điếu thuốc lá trong 6 giờ trong một văn phòng kém thoáng gió. Khói dầu có thể đi sâu vào hệ hô hấp dẫn đến nguy cơ ung thư tăng gấp đôi. Bật máy hút mùi cũng như mở thông thoáng các cửa sổ trong lúc nấu ăn cũng sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc ung thư.

Ung thư là một căn bệnh khó chữa trị. Nhưng rất dễ phòng ngừa chỉ cần ta xây dựng được thói quen tốt, loại bỏ các thói quen xấu, là chúng ta đã giúp cơ thể chống lại sự xuất hiện của tế bào ung thư. Giúp cho cơ thể của chúng ta được mạnh khỏe và trẻ khỏe hơn. CHEK Genomics hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu hơn về những thói quen gây ung thư để có thể phòng ngừa ung thư thật hiệu quả.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x