Bệnh ADHD ở trẻ em là gì? Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách phòng ngừa và Điều trị

Bệnh ADHD ở trẻ em hay còn có tên gọi khác là rối loạn tăng động, là căn bệnh mãn tính, gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt ở trẻ và mang lại nhiều lo lắng cho các bậc làm cha mẹ. Trẻ mắc ADHD thường quá hiếu động và thiếu tập trung, đôi khi còn ảnh hưởng đến chính đời sống của trẻ.

bệnh adhd ở trẻ em

Tỷ lệ trẻ mắc ADHD ở nước ta không phải là thấp. Tuy vậy không nhiều phụ huynh thực sự hiểu rõ Bệnh ADHD ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh ADHD ở trẻ em là gì?

Bệnh ADHD (Rối loạn tăng động) đã và đang ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới. Đây là bệnh mãn tính, triệu chứng kéo dài cho đến tận tuổi trưởng thành. Trẻ mắc ADHD thường gặp vấn đề trong giao tiếp xã hội, mất khả năng tập trung, có những hành vi hiếu động quá mức và thậm chí là bốc đồng.

Bệnh ADHD ở trẻ em thường sẽ giảm dần độ nghiêm trọng khi trẻ lớn dần. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp triệu chứng bệnh chỉ giảm nhẹ chứ không hề biến mất hoàn toàn. 

Hiện nay các phương pháp điều trị tình trạng này ở trẻ đa số cũng là nhằm giảm các triệu chứng, giảm chú ý ở trẻ chứ không thể chữa trị hoàn toàn. Sử dụng thuốc và các can thiệp vào hành vi của trẻ là hai biện pháp đang được sử dụng nhiều nhất. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm cho trẻ tạo ra sự khác biệt rất lớn với tình hình sức khoẻ bệnh nhân. 

Triệu chứng của bệnh ADHD

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ADHD ở trẻ em là hiếu động quá mức và thiếu tập trung. Trẻ từ 3 đến 12 tuổi là lúc triệu chứng bệnh xuất hiện rõ nhất. Mỗi trẻ lại bị ảnh hưởng của bệnh ADHD theo từng mức độ khác nhau. Từ nhẹ, trung bình đến nặng và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc giảm dần.

Biểu hiện của bệnh cũng khác nhau theo giới tính. Tỷ lệ trẻ nam mắc ADHD cao hơn so với trẻ nữ. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc ADHD tại nước ta là 3,01% và ngày càng tăng dần trong những năm gần đây. Triệu chứng bệnh thường được chia thành vô tâm, hiếu động và kết hợp giữa vô tâm với hiếu động. 

Dạng vô tâm

trẻ vô tâm

Với các triệu chứng bệnh ở dạng vô tâm, các bé gái thường hay gặp hơn. Phần lớn các bé đều rất khó tập trung và quan tâm vào những vấn đề đang xảy ra. Một số thành vi thường gặp là:

  • Thường bỏ qua chi tiết và khá bất cẩn.
  • Không thể tập trung dù là học hay chơi.
  • Không chú tâm vào những gì đối phương nói, kể cả khi đang trò chuyện trực tiếp.
  • Khó tuân theo những sự chỉ dẫn hoặc tham gia các hoạt động cần sự tập trung.
  • Thường xuyên quên việc vặt và dễ bị phân tâm. 

Dạng hiếu động quá mức

Trẻ mắc ADHD ở dạng hiếu động quá mức thường:

  • Nói quá nhiều so với mức cần thiết.
  • Tay chân hoạt động liên tục, thường xuyên di chuyển.
  • Khó có thể ngồi yên trong lớp học hay bất cứ đâu trong một thời gian dài.
  • Thường ngắt lời người khác.
  • Không đủ kiên nhẫn để chờ đợi.
  • Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài. 
  • Đột nhiên nói to, cười to hoặc tức giận không cần thiết. 

Nếu không được điều trị, chú ý kịp thời, trẻ mắc bệnh ở dạng này sẽ dễ có nhiều suy nghĩ, quyết định thiếu đúng đắn với cuộc sống sau này. 

Dạng kết hợp

Trẻ mắc dạng ADHD kết hợp thường có sự pha trộn giữa các triệu chứng của dạng vô tâm và dạng hiếu động quá mức. Thời điểm biểu hiện từng dạng cũng khác nhau. Trẻ sẽ thường chỉ chú tâm vào những thông tin mà chúng thích.

Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, phụ huynh sẽ dễ nhầm lẫn sự hiếu động hoặc các phản ứng của con là bình thường. Nên để xác định được tình trạng của trẻ sớm cần dành nhiều sự quan tâm đến con. Việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh tăng động của trẻ cũng cần được xem xét cẩn thận.

Nguyên nhân gây bệnh ADHD

Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu và thống kê đã được tiến hành nhưng vẫn chưa thể làm rõ được nguyên nhân chính xác gây bệnh ADHD ở trẻ em là gì. Một số những yếu tố có thể tác động đến sự phát triển của bệnh là:

  • Yếu tố di truyền.
  • Những tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Các vấn đề về hệ thống thần kinh trung ương tại những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển.

Biến chứng của bệnh ADHD

Khả năng tập trung của trẻ trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và việc thực hiện các quyết định trong cuộc sống tương lai của trẻ. Trẻ khó tập trung thì thường sẽ ghi nhớ kém hơn và có khả năng phân tích, xử lý các tình huống không tốt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ dễ bị tụt lại so với các bạn. Ít nhiều công việc, sự nghiệp và cuộc sống cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Không chỉ vậy, khi trẻ bước vào lứa tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành, nếu không được quan tâm, can thiệp xử lý các biểu hiện của bệnh sớm thì sẽ dễ có những hành vi không tốt tới xã hội. Ví dụ như xung động bạo lực, nghiệm game hay cờ bạc,…

Bệnh ADHD ở trẻ em không làm trẻ bị chậm phát triển cơ thể hay mắc bệnh tâm lý nhưng chúng lại có nguy cơ mắc nhiều loại rối loạn khác như:

  • Rối loạn tâm trạng: thường gồm rối loạn lưỡng cực và trầm cảm. 
  • Rối loạn ODD (thách thức chống đối)[1]: trẻ sẽ thường có những hành vi tiêu cực, mang tính chống đối, thù địch với một đối tượng nhất định. 
  • Rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
  • Rối loạn phổ tự kỷ: sự phát triển của não bộ bị tác động và ảnh hưởng đến cách trẻ nhận thức, giao tiếp.
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện: ma túy, thuốc lá, rượu,..
  • Rối loạn Tic hoặc hội chứng Tourette.

Cách phòng ngừa bệnh ADHD ở trẻ em

Để phòng ngừa việc mắc bệnh ADHD ở trẻ em, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Không nên uống rượu, sử dụng các chất gây nghiện hay hút thuốc lá khi  mang thai. Nên tránh các yếu tố gây hại cho sự phát triển của thai nhi ở mức tối đa.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với khói thuốc hoặc sơn chì. Các chất ô nhiễm và độc tố này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ quá nhiều.
  • Trong 5 năm đầu đời, tránh cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với màn hình TV và điện thoại, game quá nhiều. Nên giới hạn thời gian sử dụng của trẻ. 
  • Thực hiện sàng lọc sơ sinh ngay khi trẻ chào đời

Phương pháp điều trị bệnh ADHD

Mỗi trẻ lại có một tình trạng mắc bệnh khác nhau và cần có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp chung cho tất cả các trường hợp mắc bệnh ADHD ở trẻ em là sự quan tâm chăm sóc và kiên nhẫn của cha mẹ. Không có biện pháp nào giúp trẻ có thể trở lại cuộc sống bình thường ngay lập tức, mọi việc đều cần có sự nỗ lực từng ngày. Một số phương pháp điều trị cho bạn tham khảo là:

Sử dụng thuốc

Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ mắc ADHD có triệu chứng giảm nhẹ khi dùng thuốc lên tới 80%. Các loại thuốc đặc trị giúp làm dịu tinh thần của trẻ, giảm các triệu chứng bồn chồn hay lo âu. Đồng thời cũng giúp cải thiện sự mất cân bằng hoá học trong não bộ của trẻ. Loại thuốc phổ biến nhất được dùng để điều trị chứng bệnh này là thuốc an thần.

Thường xuyên cho trẻ tập thể dục

trẻ tập thể dục

Theo các chuyên gia, mỗi ngày trẻ rối loạn tăng động nên dành ra 60 phút để tập thể dục. Mức độ tập luyện nên được nâng cao dần hàng ngày, từ trung bình đến các bài tập cường độ cao. Các hoạt động để bé vận động không hề bị giới hạn. Trẻ có thể thoải mái tham gia môn thể thao mà chúng yêu thích hoặc có năng khiếu từ chạy bộ, đạp xe, nhảy múa hay đá bóng,…

Đi bộ hay vui chơi ngoài trời mỗi ngày cũng giúp trẻ trở nên bình tĩnh hơn và rèn luyện được tính tập trung. Không chỉ vậy, tập thể dục còn giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn. Lượng máu ở vùng não của trẻ mắc ADHD thường thấp hơn so với trẻ bình thường. Việc trẻ phải suy nghĩ, hành động hay bày tỏ cảm xúc, lập kế hoạch cũng khó hơn. Tập thể dục làm lượng máu đến não nhiều hơn, giúp tư duy của trẻ nhạy bén và tốt hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoạt động thể chất giúp cải thiện mạch máu, cấu trúc não và hoạt động của não ở trẻ ADHD. 

Liệu pháp hành vi

Đối với trẻ mắc bệnh ADHD, đòi hỏi bố mẹ cần kiên nhẫn và quan tâm gấp nhiều lần so với trẻ bình thường. Bậc làm cha mẹ có thể cải biến những hành vi của trẻ theo hướng tích cực mỗi ngày bằng những lời nói và hành động chỉ bảo nhẹ nhàng. 

Việc điều chỉnh này nên được thực hiện từ từ, từng chút một. Bạn nên chia nhỏ từng mục tiêu cần đạt được cho con. Hoặc có thể giúp con xây dựng thói quen làm việc theo kế hoạch bằng cách lập thời gian biểu mỗi ngày. Tránh đặt áp lực và gây tâm lý ức chế cho trẻ. 

Dạy bảo chúng không phải là một điều dễ dàng, trẻ sẽ có rất nhiều lần thực hiện không đúng. Những lúc như vậy, cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở chứ không nên la mắng hay đánh trẻ. 

Tránh ăn các loại thực phẩm, đồ uống có chứa chất bảo quản, tạo màu

Trẻ em bị mắc chứng ADHD có thể gặp những ảnh hưởng xấu khi hấp thụ phải một số chất bảo quản, chất tạo màu có trong các loại thực phẩm như:

  • Đồ uống có ga, nước ép trái cây.
  • Dưa chua, ngũ cốc, đồ ăn nhẹ và sữa chua có chứa FD&C vàng. 
  • Nước giải khát, kem có chứa FD&C đỏ. 

Ngoài ra, chế độ ăn hạn chế các chất dị ứng cũng giúp trẻ kiểm soát hành vi của mình tốt hơn.

Nguồn:

https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/facts.html

Bệnh ADHD ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng cũng như cách điều trị ra sao? CHEK Genomics mong rằng mqua bài chia sẻ trên bạn đã tìm được lời giải đáp cho những thắc mắc này. Nếu chẳng may bé nhà bạn có mắc phải bệnh rối loạn tăng động thì cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần kiên nhẫn thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp cho bé, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x