Xét nghiệm nhằm hỗ trợ quyết định điều trị toàn thân với liệu pháp hormone và/hoặc hoá trị liệu cho bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú ER+, HER2- ung thư vú xâm lấn.

Đối Tượng Bệnh Nhân Nào Có Thể Thực Hiện Xét Nghiệm

Trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư vú, chắc hẳn bạn phải làm quen với các thuật ngữ như hocmon HER2, hocmon ER, gen BRCA1, gen BRCA2. Đây đều là những thành phần chủ chốt góp phần vào việc tế bào tăng sinh và mất kiểm soát, dẫn đến xuất hiện khối u ở ngực.

Tùy theo tình trạng cá nhân của mỗi người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.

Tuy nhiên, riêng đối với ONCOTYPE DX, xét nghiệm này chỉ phù hợp với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu (I hoặc IIa) – khi các khối u chưa lan đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay, đã được phẫu thuật cắt bỏ, và kiểm tra máu có ER dương tínhHER2 âm tính.

Đối với các trường hợp khác, hiện nay đã có những liệu pháp điều trị riêng dành cho từng điều kiện bệnh. Ví dụ như nếu bệnh nhân có HER2 dương tính, hiện nay đã có 2 loại thuốc nhắm trúng đích được cấp phép lưu hành ở Việt Nam.

Quy Trình Thực Hiện Xét Nghiệm

bac si e1653391125546

Chỉ Định

Bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm

tumor blood

Thu Mẫu

CHEK Genomics sẽ liên hệ thu mẫu mô có sẵn của bệnh nhân

lab

Phân Tích

Mẫu được vận chuyển đến phòng xét nghiệm Genomic Health thực hiện phân tích

Consultation

Trả Kết Quả

Bác sĩ nhận kết quả trong 10-14 ngày làm việc* 

Tìm Hiểu Thêm Về Xét Nghiệm Oncotype Dx

Ung thư vú có thể tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ khối u?

Ung thư vú được xem là căn bệnh u ác tính phổ biến ở phụ nữ, không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những thập kỉ gần đây, nhờ sự phát triển của khoa học chẩn đoán phân tử, tỉ lệ bệnh nhân tử vong do ung thư vú đã giảm đáng kể nhờ việc chẩn đoán sớm cũng như việc cải thiện phác đồ điều trị. Nếu bạn bị chẩn đoán với bệnh ung thư vú không xâm lấn (ung thư vú giai đoạn đầu), liệu pháp điều trị tiên quyết sẽ là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên sau đó, việc tái phát bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra nếu các tế bào ung thư chưa được giải quyết triệt để. Do vậy, sau khi phẫu thuật, bác sĩ điều trị thông thường sẽ chỉ định thực hiện liệu pháp hóa trị bổ sung để ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh.

Hóa trị bổ trợ đôi khi không thật sự cần thiết?

Hóa trị là phương pháp điều trị sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Và nguy hiểm là các loại thuốc, hóa chất dùng trong hóa trị cũng sẽ tiêu diệt luôn những tế bào khỏe mạnh bình thường. Do vậy bên cạnh khả năng điều trị, hóa trị cũng sẽ mang đến rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài. Như vậy, có cần thiết phải thực hiện hóa trị hay không? Trong khi thực tế thông qua các đợt thử nghiệm của Trung tâm Y tế Montefiore New York cho thấy, 60-70% bệnh nhân ung vú sau khi phẫu thuật đã phải chịu đựng tác dụng phụ không mong muốn của hóa trị khi mà việc này không có ý nghĩa nhiều về mặt trị liệu lâm sàng, tức là không có sự khác biệt giữa việc thực hiện hóa trị hay không.

Làm thế nào để biết khi nào cần thực hiện liệu pháp hóa trị bổ sung?

Khi xem xét lựa chọn điều trị bổ trợ tốt nhất cho ung thư vú giai đoạn đầu, bác sĩ thường xem xét về tuổi tác, sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh của bạn và gia đình, cũng như kích thước và tính chất của khối u, liệu có xâm lấn đến bất kỳ hạch bạch huyết hay di căn đến các cơ quan khác hay không.

Để có được thông tin như vậy, các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm chẩn đoán phân tử của khối u bằng cách kiểm tra hoạt động của 21 gen liên quan trực tiếp đến khả năng tái phát khối u và khả năng đáp ứng điều trị hóa trị trong mô khối u. Xét nghiệm này có tên gọi là OncoType DX bắt đầu đưa vào thực hiện tại Mỹ từ năm 2004. Kết quả phân tích được đưa vào một công thức tính toán để đưa ra kết quả “điểm tái phát” (Recurrence Score), một con số dao động từ 0 đến 100, có thể cung cấp thông tin về khả năng ung thư vú của bạn tái phát trong vòng 10 năm sau khi chẩn đoán và, có lẽ quan trọng hơn là có hay không việc bạn sẽ được hưởng lợi từ hóa trị bổ sung.

Điểm tái phát (Recurrence Score) là gì? Có cần thiết thực hiện liệu pháp hóa trị hay không? Khi nào bệnh nhân không cần thực hiện hóa trị?

Là kết quả cuối cùng của xét nghiệm. Theo thang điểm từ 0-100. Điểm càng cao, ung thư vú càng có khả năng quay trở lại và bạn càng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ việc thực hiện hóa trị.lúc này hóa trị bổ trợ sẽ có tác dụng nhiều hơn trong việc phòng ngừa tái phát.

Cụ thể:

Screenshot 2022 05 27 154233

Tác dụng phụ của hóa trị là cực kì đáng lo ngại không chỉ cho bệnh nhân, mà còn ảnh hưởng đến quyết định chỉ thị phương pháp điều trị bệnh của bác sĩ. Hiện nay CHEK Genomics là đơn vị duy nhất tại Việt Nam hỗ trợ thu nhận mẫu mô xét nghiệm ONCOTYPE DX gửi đến phòng xét nghiệm Genomics Health (Redwood City, CA 94063, Mỹ) – là đơn vị thực hiện Xét nghiệm Điểm tái phát OncotypeDX. CHEK Genomics hỗ trợ quý bệnh nhân và bác sĩ từ quy trình thu nhận mẫu, gửi mẫu đến phòng xét nghiệm và hỗ trợ liên hệ với phòng xét nghiệm trong trường hợp cần thiết. Bạn có thể liên lạc đến CHEK Genomics theo số 0911763082.

Thông tin bạn cung cấp sẽ được chuyển cho các chuyên gia di truyền để hỗ trợ bác sĩ trong việc tư vấn khi bạn làm xét nghiệm.

Họ cũng sẽ là người theo dõi kết quả và hỗ trợ bác sĩ đưa ra các khuyến nghị theo dõi bệnh hay tư vấn các quyết định đối với thai kì.

Nói một cách cụ thể, các loại thuốc hóa trị được thiết kế để khi vào cơ thể sẽ tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư, loại tế bào phát triển nhanh.

Tuy nhiên, trong cơ thể con người, cũng có những loại tế bào phát triển nhanh như tóc, máu, cơ quan tiêu hóa.

Thuốc hóa trị chưa được phát triển để phân biệt sự khác nhau của những tế bào trên và tế bào ung thư, nên vô hình chung đã tấn công vào cả những tế bào khỏe mạnh.

Từ đó gây nên những tác dụng phụ như mất máu, rụng tóc, nôn ói, khó tiêu, suy giảm miễn dịch,…

Những triệu chứng này có thể giảm bớt dựa theo y lệnh hỗ trợ điều trị của bác sĩ hoặc khi dừng dùng thuốc. Nhưng chung quy việc nó đem lại sự khó chịu đau đớn và những tổn thương về sau cho bệnh nhân là điều hoàn toàn không thể ngăn chặn.