Vì sao ung thư cổ tử cung tái phát sau điều trị? Tỉ lệ tái phát có cao không? Cùng CHEK Genomics tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ dưới đây.
Ung thư cổ tử cung tái phát có sự khác biệt đáng kể ở từng giai đoạn phát hiện bệnh của bệnh nhân. Nguyên nhân tái phát đến từ nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm: giai đoạn phát hiện bệnh, chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng, bệnh viện điều trị và tinh thần chống bệnh của người bệnh.
Để phát hiện bệnh, mọi người cần phải khám sức khỏe phụ khoa và sức khỏe thường xuyên theo định kỳ. Vậy vì sao ung thư cổ tử cung lại tái phát?
Tỉ lệ tái phát ung thư cổ tử cung
Về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào khỏe mạnh của cổ tử cung có đột biến ở DNA. Các tế bào này phát triển và nhân lên với tốc độ nhất định rồi sẽ tự chết đi.
Các đột biến xảy ra khiến các tế bào phát triển mất kiểm soát , không tự phân hủy và hình thành các tế bào ung thư. Các tế bào này sẽ xâm lấn vào các mô lân cận rồi vỡ ra khỏi khối u và di căn đến các cơ quan khác. Ung thư cổ tử cung gồm có ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn sau
- Giai đoạn I: Tế bào ung thư phát triển trong tử cung, chưa lan ra bộ phận khác.
- Giai đoạn II: Các khối u đã xâm lấn ra ngoài cổ tử cung, chưa di chuyển đến khung chậu và phần dưới âm đạo.
- Giai đoạn III: Tế bào ung thư lan đến phần dưới âm đạo hoặc khung chậu, các tế bào ung thư lúc này vẫn chưa lan đến các vị trí ở xa.
- Giai đoạn IV: Ung thư di căn sang các cơ quan lân cận và xâm lấn bào các bộ phận khác.
Người mắc ung thư cổ tử cung có dấu hiệu như chảy máu âm đạo bất thường, xuất huyết trong hoặc sau quan hệ tình dục, xuất huyết giữa kỳ mãn kinh hoặc trong độ tuổi mãn kinh, đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, dịch có mùi và tiết dịch bất thường tại âm đạo. Ngoài ra còn có dấu hiệu như đau tức lưng dưới, táo bón, đau xương chậu và thận, đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát, tiểu ra máu và sưng phù chân.
Tỉ lệ tái phát ung thư cổ tử cung
Một nghiên cứu tại Hồ Nam – Trung Quốc đã ước tính tỷ lệ tái phát tích lũy của người mắc ung thư cổ tử cung trong tổng cộng 4358 bệnh nhân, trong khoảng thời gian theo dõi trung bình là 7,4 năm. Tỷ lệ ung thư cổ tử cung tái phát cho thấy có sự gia tăng nhanh chóng từ 3.8% ở năm đầu tiên sau xuất viện lên 8.0% trong năm thứ năm. Tỷ lệ tái phát sau đó tương đối ổn định ở năm thứ 10 và năm thứ 15 lần lượt là 9,7% và 10,8%. Thời gian tái phát trung bình là 15,5 tháng với IQR từ 5,5 – 40,0 tháng.
Có sự khác biệt đáng kể khi phân tầng theo chẵn lẻ, sảy thai, giai đoạn lâm sàng, phương pháp điều trị, di căn hạch bạch huyết, hóa trị liệu nhận được. Phân loại cho thấy thời gian tái phát trung bình sẽ ngắn hơn đáng kể so với những đối tượng có chẵn lẻ thấp hơn, số lần sảy thai nhiều hơn, giai đoạn lâm sàng cao hơn, di căn hạch bạch huyết và được hóa trị.
Đối tượng ung thư cổ tử cung tái phát có độ tuổi trẻ hơn đáng kể, chẵn lẻ thấp hơn số lần sảy thai nhiều hơn, có nhiều khả năng bị di căn hạch bạch huyết và được hóa trị liệu.
Tỷ lệ tái phát tích lũy tổng thể là 3,8% trong năm đầu tiên sau xuất viện, 5,2% trong năm thứ 2, 8,0% trong năm thứ năm. Xu hướng tăng đã tương đối chậm nhưng vẫn tương đối ổn định ở mức là 10%. Thời gian tái phát bệnh trung bình là 15.5 tháng. Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tái phát khi được phân tầng và thời gian tái phát trung bình cũng có sự khác biệt đáng kể.
Nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân có ba lần sảy thai trở lên, tăng 65% so với những người không có tiền sử sảy thai (95% CI 1,23–2,22). So với giai đoạn 1 thì bệnh nhân có giai đoạn lâm sàng 2 có tỷ lệ tái phát cao gấp 1,73 (CI 95% 1,24–2,41) lần còn với giai đoạn 2 hoặc giai đoạn cuối là gấp 2,04 (CI 95% 1,32–3,16) lần.
Các đối tượng được hóa trị liệu có khả năng tái phát cao gấp 3,62 lần so với đối tượng chỉ được phẫu thuật (CI 95% 1,13–11,62). Các phân tích độ nhạy loại trừ các đối tượng tái phát trong vòng 3 tháng sau khi xuất viện. Bệnh nhân có độ tuổi lớn hơn 60 có nguy cơ thấp hơn (HR 0,53, CI 95% 0,30–0,94) so với người có độ tuổi dưới 40.
Đối tượng có hơn hai lần sảy thai (HR 1,74, CI 95% 1,26–2,39) và chỉ được hóa trị liệu (HR 5,61, CI 95% 1,58–19,95) có nguy cơ tái phát cao hơn.
Vì sao ung thư cổ tử cung tái phát?
Triệu chứng tái phát ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm sau khi bệnh nhân đã được điều trị. Đây là kết luận của Cancer Treatment Centers of America[1]. Theo như ước tính của tổ chức này thì trên thế giới hiện có gần 35% trường hợp bị tái phát ung thư cổ tử cung hoặc có những biến chứng và mắc bệnh dai dẳng. Hầu hết các trường hợp tái phát đều xảy ra trong vòng 2 năm sau khi đã được điều trị.
Vì sao ung thư cổ tử cung tái phát? Ung thư cổ tử cung hoặc các loại ung thư khác có thể bị tái phát khi các vùng nhỏ của tế bào ác tính sau điều trị vẫn còn sót lại trong cơ thể của người bệnh. Thời gian kéo dài khiến các tế bào này tiếp tục nhân lên và phát triển, từ đó mà gây ra tái phát ung thư.
Ung thư tái phát xảy ra khi nào và nó xuất hiện ở đâu còn tùy thuộc vào từng loại bệnh khác nhau. Ung thư tái phát có 3 loại phổ biến là tái phát cục bộ, tái phát khu vực và tái phát từ xa.
Các khối u ác tính tái phát có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, bao gồm các vị trí như khung chậu, khoang bụng, phổi, gan và xương. Các vị trí tái phát phổ biến của ung thư cổ tử cung là ở vòng bít âm đạo, khung chậu, hạch cạnh động mạch chủ, phổi, hạch mạch đòn (Theo nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Cổ tử cung Đại học Columbia – Mỹ).
Các triệu chứng tái phát ở bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung cũng khác nhau, có những trường hợp tái phát bệnh tại chỗ, bệnh nhân sẽ bị tình trạng chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc trong thời kỳ mãn kinh.
Khi phát bệnh, âm đạo sẽ tiết ra dịch bất thường như nước, màu hồng và có mùi hôi. Người bệnh khi quan hệ tình dục sẽ bị đau vùng xương chậu và rò rỉ nước tiểu từ âm đạo.
Vì sao ung thư cổ tử cung tái phát? Nguyên nhân của sự tái phát này xuất phát từ 4 nguyên nhân sau:
Giai đoạn mắc bệnh mà bệnh nhân tiếp nhận điều trị
Giai đoạn phát hiện bệnh là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng điều trị ung thư cổ tử cung có thành công hay không sau phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Giai đoạn này quyết định đến tiên lượng bệnh dài hay ngắn, khả năng tái phát của bệnh là bao nhiêu.
Trong giai đoạn tiền ung thư, người bệnh có khả năng chữa khỏi khá cao, cần duy trì khám phụ khoa và sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp những phụ nữ mắc bệnh mà không có triệu chứng lạ hoặc có dấu hiệu bệnh hiểm nghèo có thể phát hiện được bệnh sớm.
Tái phát do chế độ ăn uống và vấn đề dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng và thực đơn hàng ngày cung cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung tái phát. Người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cho thực đơn của mình. Các thực phẩm này giúp đáp ứng cung cấp đủ chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình phát triển của khối u, là giảm nguy cơ tái phát.
Bệnh viện và đội ngũ bác sĩ chuyên môn
Muốn điều trị khỏi ung thư cổ tử cung, bệnh nhân cần tìm cho mình một bệnh viện ung bướu lớn có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi. Có như vậy thì tỉ lệ chữa trị thành công mới càng cao.
Dựa vào tinh thần chiến đấu với ung thư của người bệnh
Người bệnh cần giữ tình thần lạc quan, vui vẻ và luôn có niềm tin vào các bác sĩ sẽ đẩy lùi được ung thư, mong muốn một cuộc sống tươi đẹp sẽ góp phần đẩy lùi bệnh quay trở lại. Bệnh nhân cũng cần có sự chia sẻ thường xuyên với người thân và bạn bè của mình để luôn cảm thấy thoải mái nhất.
Triệu chứng tái phát của ung thư cổ tử cung khá giống với các dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi tái phát bệnh nhân sẽ thấy: đau vùng xương chậu, chảy máu bất thường ở vùng âm đạo, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh và người nhà cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh sớm.
Tỉ lệ sống sót sau khi tái phát
Xác suất sống sót sau 1 năm đối với những người không tái phát ung thư là 96,3%, xác suất sống sau 5 năm là 79,5%, xác suất sống sau 15 năm giảm xuống còn 50,7%. Xác suất này sẽ thấp hơn nếu như người bệnh bị ung thư tái phát: 90,6% trong năm thứ nhất, 54,0% trong năm thứ 5, 28,7% trong năm thứ 10 và sau 15 năm còn 15,4%.
Hồi quy Cox, HR có tỷ lệ tử vong là 2,79 (CI 95% 2,42–3,22) các đối tượng bị tái phát so với người không bị tái phát. Bệnh lý và năm nhập viện đều có liên quan đến tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bị ung thư tái phát. người mắc ung thư biểu mô tuyến có nguy cơ tử vong cao hơn người mắc ung thư biểu mô tế bào vảy (HR 1,50, CI 95% 1,23–1,83).
Phân tích độ nhạy lân sàng các giai đoạn I và II cho thấy, tái phát và loại bệnh lý và năm nhập viện cũng có liên quan đến tỷ lệ tử vong.
Thời gian sống trung bình của bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung sau tái phát thường rơi vào khoảng từ 10 -12 tháng. Nguy cơ tái phát bệnh sẽ liên quan tình trạng hạch bạch huyết, kích thước và mức độ khối u xâm lấn tới các bộ phận khác nó.
Người mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu có khả năng phát bệnh là 20%. Giai đoạn càng nặng thì khả năng tái phát bệnh cũng càng cao, cho đến khi lên đến con số 75%. Vì vậy mà sau khi được điều trị và chẩn đoán bệnh, bệnh nhân cần phải đi tái khám và theo dõi ít nhất 5 năm.
Ung thư cổ tử cung tái phát sẽ được điều trị tương tự với ung thư cổ tử cung nguyên phát, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp phẫu thuật triệt căn, hóa trị và xạ trị. Tùy vào giai đoạn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến được sử dụng trong giai đoạn sớm của bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện khoét chóp cổ tử cung hoặc thực hiện cắt bỏ hoàn toàn cổ tử cung để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh có thể chữa khỏi, chỉ cần bạn phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Ung thư cổ tử cung giống như các căn bệnh hiểm nghèo khác, nó không có cách ngăn ngừa tuyệt đối. Nhưng mọi người vẫn có cách để giảm nguy cơ mắc bệnh. Các tổ chức khuyến cáo, phụ nữ nên kiểm tra cổ tử cung thường xuyên để phát hiện các bất thường của tế bào cổ tử cung sớm nhất. Đây là cách để việc điều trị bệnh được diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao nhất.
Ung thư cổ tử cung có thể tái phát chỉ sau 2 năm sau khi bệnh nhân đã tiếp nhận điều trị. Căn bệnh này có thể chữa khỏi nhưng để có kết quả tốt nhất thì cần phát phải hiện bệnh sớm. Vì vậy mà mọi phụ nữ nên đi khám phụ khoa và sức khỏe định kỳ để xác định nguy cơ mắc bệnh của bản thân.
Hy vọng qua bài viết bạn có thể có cái nhìn trực quan nhất về ung thư cổ tử cung tái phát, đồng thời có lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh hiểm nghèo này.
Nếu phát hiện tái phát sớm, Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể điều trị, giúp thời gian sống của bệnh nhân dài hơn. Ngoài việc chăm sóc cho bản thân sau quá trình điều trị, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn để theo dõi, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
CHEK Genmics hiện là đơn vị nổi bật trong lĩnh vực xét nghiệm gen và tư vấn di truyền hiện nay, các dịch vụ nổi bật tại CHEK như: Xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant 360, xét nghiệm ung thư vú, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc người mang gen lặn, xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPS,…Quý khách hàng muốn tìm hiểu chi tiết, liên hệ ngay với Chek để được tư vấn.