Ung thư tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu và Các giai đoạn nên biết

Ung thư tuyến giáp nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi tới 98%. Tùy vào mỗi giai đoạn, mức độ và độ tuổi mà tiên lượng sống của mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Cụ thể nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị căn bệnh này sẽ được CHEK thông tin đầy đủ ngay sau đây! 

ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là gì?

Tên tiếng anh: Thyroid Cancer

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp bị biến đổi thành các tế bào bất thường, chúng phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. 

Tuyến giáp là tuyến nội tiết ở vị trí ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng. Chức năng của tuyến giáp là tiết ra hormone, giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.

Bệnh có nhiều loại khác nhau, trong đó thường gặp nhất là ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy, thể không biệt hóa. 

Mời bạn xem video tổng hợp về ung thư tuyến giáp.

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư, cụ thể như:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo ra kháng thể để chống lại xâm nhập của virus, vi khuẩn. Đây là cơ hội để các loại vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể, trong đó có tuyến giáp. 
  • Nhiễm phóng xạ: Việc nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, hô hấp sẽ gây ảnh hưởng tới tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền: Có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có bố mẹ hoặc người thân bị mắc bệnh.
  • Do tuổi tác, thay đổi hooc-môn: Tầm 30- 50, đối tượng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới;
  • Mắc bệnh tuyến giáp: Những đối tượng bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh hơn những người khác.
  • Do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc: Những bệnh nhân nếu mắc bệnh tuyến giáp sẽ phải uống i ốt phóng xạ – đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
  • Các yếu tố khác: Thiếu i ốt, uống rượu, hút thuốc lá thường xuyên, thừa cân, béo phì…

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp

các giai đoạn ung thư tuyến giáp

Mỗi thể của ung thư tuyến giáp sẽ có các giai đoạn khác nhau, cụ thể như:

Ung thư tuyến giáp thể tủy

Với dạng này, bệnh nhân sẽ trải qua các giai đoạn của bệnh như sau: 

  • Giai đoạn 1: khối u xuất hiện trong tuyến giáp với kích thước tối đa là 2cm. 
  • Giai đoạn 2: kích thước khối u lớn hơn với đường kính giao động từ 2cm – 4cm. Khối u chưa bị lây lan sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 3: Khối u có những biểu hiện lây lan qua các hạch bạch huyết. Kích thước khối u phát triển lớn hơn, không xác định được đường kính nhất định. 
  • Giai đoạn 4a: khối u phát triển lớn hơn, sự phát triển của khối u vượt ra ngoài tuyến giáp, xâm lấn các dây thần kinh, thực quản và khí quản. 
  • Giai đoạn 4b: Kích thước khối u tiếp tục phát triển, tế bào ung thư cũng lan rộng sang các mô gần cột sống, mạch máu lân cận.
  • Giai đoạn 4c: Giai đoạn này tế bào ung thư đã di căn sang nhiều cơ quan khác theo đường máu. Cơ hội để điều trị khỏi bệnh ở giai đoạn này thực chất là không có. 

Ung thư tuyến giáp thể nhú 

Các giai đoạn bệnh nhân sẽ trải qua khi bị mắc ung thư thể nhú gồm: 

  • Giai đoạn 1: Bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng nên rất khó để xác định. Nếu xét nghiệm có thể phát hiện khối u tồn tại bên trong tuyến giáp với kích thước ~2cm.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện tình trạng hơi đau họng, ăn uống khó nuốt, kích thước khối u cũng phát triển khoảng 2cm – 4 cm. Lúc này, khối u sẽ phát triển ra lân cận bên ngoài tuyến giáp. 
  • Giai đoạn 3: Khối u phát triển với kích thước >4cm, các tế bào ung thư vẫn chưa lây lan đến bạch huyết, vì thế bệnh nhân có thể tích cực điều trị để phục hồi sức khỏe.
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Giai đoạn này khối u đã phát triển với kích thước lớn, dần xâm lấn sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Những đối tượng bị ung thư thể không biệt hóa sẽ trải qua các giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 4a: Khối u tồn tại với kích thước không xác định . Các tế bào ung thư chưa lây lan, xâm lấn các cơ quan lân cận và hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 4b: Các tế bào ung thư đã xâm lấn tới các cơ quan như dây thần kinh, khí quản, mạch máu, thực quản hoặc hạch bạch huyết đã. Kích thước khối u cũng phát triển lớn hơn và không xác định được đường kính.
  • Giai đoạn 4c: tế bào ung thư đã di căn đến nhiều vị trí khác. Giai đoạn này khả năng điều trị khỏi bệnh là rất thấp.

Dấu hiệu

dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Giai đoạn đầu 

  • Xuất hiện khối u ở cổ: Khối u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn, gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.
  • Có hạch vùng cổ: hạch nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.

Giai đoạn cuối

  • Khối u to với đặc điểm rắn và cố định trước cổ.
  • Khàn tiếng, khó thở do khối u chèn ép vào thanh quản, khí quản
  • Khó nuốt, nuốt vướng vì khối u chèn ép vào thực quản
  • Da vùng cổ bị thâm nhiễm hoặc có thể bị sùi loét chảy máu.

Ung thư tuyến giáp có chữa được không?

ung thư tuyến giáp có chữa được không

Nếu phát hiện sớm, bệnh này có tỷ lệ chữa khỏi cao lên tới 98%.

Nước ta hiện nay có tới 80 – 90% ung thư tuyến giáp là ung thư thể biệt hóa. Với thể này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, điều trị bằng i-ốt phóng xạ 131 để tiêu diệt tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể sống tối trong nhiều năm.

Tiên lượng ung thư tuyến giáp theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn I: Tỷ lệ sống >5 năm đạt 100%.
  • Giai đoạn II: Tỷ lệ sống >5 năm đạt 98 – 100%.
  • Giai đoạn III: Tỷ lệ sống >5 năm đạt 71 – 93%.
  • Giai đoạn IV: Tỷ lệ sống >5 năm đạt 28 – 51%.

Việc điều trị sẽ dựa vào từng loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để có những phương án điều trị phù hợp như:

  • Phẫu thuật cắt tuyến giáp
  • Xạ trị với i-ốt phóng xạ
  • Nội tiết trị liệu
  • Xạ trị ngoài
  • Hóa trị
  • Điều trị đích

Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh nên chủ động thăm khám theo định kỳ để phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát. Cùng với đó, xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ (nếu có).

Việc phát hiện giai đoạn sớm ung thư tuyến giáp đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng điều trị khỏi bệnh. Ngay khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám kịp thời, chủ động tầm soát ung thư theo định kỳ nhằm phòng và phát hiện bệnh sớm nhất.

Ung thư tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu? 

Đối với ung thư thể nhú có tỷ lệ sống 95% sau 5 năm và 90% sau 10 năm. Với các thể khác tỷ lệ sống các năm sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Ung thư tuyến giáp thể nang thì tỷ lệ sống sau 5 năm là >90% và sau 10 năm là >70%. 
  • Ung thư dạng tủy có tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%. Còn 10 năm là trên >86%.
  • Ung thư không biệt hóa tỷ lệ gặp thấp nhất và tiên lượng nặng nhất, thường chỉ phát hiện khi di căn với tỷ lệ sống < 1 năm. 

Có thể thấy tiên lượng của ung thư tuyến giáp khá tốt, đặc biệt là bệnh nhân dưới 45 tuổi có u kích thước nhỏ. Bệnh nhân >45 tuổi, u kích thước lớn và xâm lấn mặc dù tiên lượng khá tốt, nhưng tỷ lệ tái phát ở nhóm này khá cao. 

Bệnh nhân có thể sống trong thời gian dài, điều quan trọng nữa là bệnh nhân cần phải phối hợp với bác sĩ để theo dõi sau khi điều trị.

Bệnh ung thư tuyến giáp có thể sống được tối đa bao nhiêu năm vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng, làm tác động tới tâm lý, ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh.

Việc phát hiện sớm nhất bệnh ung thư tuyến giáp là điều đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, ngay từ hôm nay bạn hãy nhớ thực hiện tầm soát ung thư theo định kỳ. Việc sớm phát hiện ra bệnh sẽ tăng khả năng chữa khỏi bệnh, nâng cao tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.

hotline 091 176 3082 checkco.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *