U lành tính và U ác tính có điểm gì giống và khác nhau?

Bạn đã biết tới khái niệm u lành tính và u ác tính chưa? Phân loại chúng như thế nào, điểm giống và khác nhau của 2 loại này ra sao? Cùng CHEK Genomics tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

u lành tính và u ác tính

Sức khoẻ là yếu tố luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Hiện nay, dưới những tác động của môi trường và thực phẩm, cùng với đó là những thói quen xấu mà tỷ lệ người bệnh tăng nhanh, trong đó phải kể đến các khối u gây bệnh. Khi nhắc đến khối u, người ta thường nghĩ đến các triệu chứng nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí là cả tính mạng con người. Thực tế, các khối u được chia làm 2 dạng: u lành tính và u ác tính.

Tổng quan

U lành tính là gì?

đặc điểm u lành tính

U lành tính là khối u mà ở đó tồn tại các tế bào bình thường. Các tế bào này thường sẽ không lan rộng hay xâm nhập đến các mô, cơ quan lân cận (hay còn gọi là di căn). Nhìn chung, các khối u lành tính không gây ra quá nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, khi các tế bào trong khối u bám vào các mô xung quanh, dây thần kinh hay mạch máu thì có thể gây ra những tổn thương nhất định. 

Các khối u lành tính thường có kích thước nhỏ và không gây ra quá nhiều đau đớn cho người bệnh. Tất nhiên không thể loại trừ trường hợp khối u phát triển nhanh tới một kích thước lớn hơn. Khi đó, cần phải can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ hay làm nhỏ chúng. Có rất nhiều trường hợp u lành tính tái phát, nhưng thường sẽ ngay tại vị trí ban đầu gây bệnh. 

Có nhiều người vẫn thắc mắc liệu u lành tính có khả năng phát triển thành u ác tính hay không? Thường thì chỉ có trường hợp các khối u đại trực tràng mới có khả năng biến đổi thành u ác tính. Ngoài ra, đa số khối u lành tính sẽ không biến đổi thành u ác tính. Tuy nhiên, dù là trường hợp nào cũng cần thăm khám kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp, thậm chí là có thể phẫu thuật cắt bỏ nếu cần thiết. 

U ác tính là gì?

u ác tính

Khác với các khối u lành tính, u ác tính có tốc độ phát triển nhanh chóng, về cả kích thước lẫn tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, các tế bào ở khối u này cũng xâm nhập rất nhanh, sau đó lây lan, tác động đến các cơ quan bên cạnh (di căn) thông qua đường máu và hạch bạch huyết. U ác tính vô cùng nguy hiểm, thường sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 

U ác tính có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan, bộ phận nào trên cơ thể con người. Việc điều trị các khối u này cũng tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe người bệnh và thời gian phát hiện bệnh. Bởi lẽ, nếu các tế bào trong khối u ác tính một khi đã lây lan diện rộng thì rất khó để kiểm soát được.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tái phát đối với căn bệnh này cũng rất là cao. Theo thống kê, u ác tính gây ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Có thể thấy, u ác tính không hề đơn giản chút nào. 

So sánh u lành tính và u ác tính

U lành tính và u ác tính giống nhau như thế nào?

Về kích thước

u lành ở tay
kích thước u lành tính ở tay

Nhìn chung, cả khối u lành tính lẫn khối u ác tính đều có nguy cơ phát triển lớn về kích thước. Lấy ví dụ điển hình như u xơ tử cung, là một dạng của u lành tính có thể phát triển với kích thước to bằng một quả bóng rổ. Tương tự như u ác tính, đa số khối u sẽ rất lớn khiến cơ thể người bệnh khó chịu và đau đớn. 

Về khả năng gây tổn thương

u lành tính

Các khối u dù là lành tính hay ác tính thì cũng có xu hướng xuất hiện tại các nhạy cảm như vùng thần kinh, mắt hay tim hoặc là trong không gian kín của não. Những khối u này dù lớn hay nhỏ thì cũng gây ra những tổn thương nhất định cho người bệnh, thậm chí còn có thể biến dạng tùy thuộc vào vị trí xuất hiện. 

Về sự tái phát

Khối u lành tính hay ác tính đều có sự tái phát cục bộ, tức có thể quay trở lại sau khi thực hiện các phương pháp điều trị. Nếu như u lành tính sẽ tái phát lại ở các vị trí ban đầu gây bệnh thì u ác tính có thể tái phát ở nhiều chỗ khác nhau (được gọi là di căn). 

Về quá trình hình thành

ung thư

Theo các Y bác sĩ tại Bệnh viện K Trung ương[1], khối u lành tính và u ác tính có quá trình hình thành là tương đối giống nhau. Theo đó, cơ chế chung của khối u như sau: Các tế bào trên cơ thể cũng có tuổi thọ nhất định.

Sau khi trải qua nhiều quá trình như sinh sản vô tính, phân chia tế bào, … thì các tế bào này sẽ mất dần các chức năng. Theo đó, nhiều tế bào mới sẽ xuất hiện thể thay thế vị trí không gian cũng như chức năng của các tế bào “già” trước đó.

Tuy nhiên, nếu tế bào già không chết đi mà tế bào mới vẫn tiếp tục được sinh ra, khi đó các tế bào mới này đảm nhận chức năng như tế bào sinh ra nó, gọi là biệt hoá, dẫn đến sự xuất hiện của các khối u. Nếu quá trình diễn ra như trên sẽ làm xuất hiện u lành. 

Tuy nhiên, nếu quá trình đột biến đó không chỉ dừng lại ở đó, mà còn kèm theo những đột biến khác nữa thì rất dễ dẫn đến tình trạng sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát. Theo đó, các tế bào mới sau khi được sinh ra sẽ có thể tạo ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới.

Các chất này khá nguy hiểm, có thể tiêu hủy lớp bảo vệ bên ngoài của khối u để xâm nhập vào các cơ quan khác, tách khối u ban đầu đưa vào các mạch máu hay mạch bạch huyết của một hay nhiều cơ quan khác trên cơ thể, đó là u ác tính. 

U ác tính khác u lành như thế nào?

Đối với u ác tính 

sự phát triển của u ác tính

Hiện nay, con người rất dễ mắc phải các khối u trên cơ thể, nhất là các khối u ác tính với con số có thể lên đến hơn 200 loại. Các loại u ác này xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể, khiến con người mắc các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Thực tế, u ác ở người thường được chia làm 2 loại, dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: 

  • U ác tính tổ chức liên kết như: cơ, xương, mạch máu, thần kinh, … 
  • U ác tính tổ chức biểu mô như: da, đường hô hấp, đường tiêu hoá, gan, thận, đường tiết niệu,… 

Tuỳ vào từng loại khối u mà sẽ có quá trình tiến triển nhanh chậm và di căn khác nhau. Theo đó, mỗi loại sẽ có những phương thức điều trị riêng với các mô thức khác nhau. Vì vậy mà tiên lượng cho các khối u ác tính này cũng khác nhau.

Có thể lấy ví dụ như: khối u ác tính trên da nhưng tế bào gây bệnh lại xuất phát từ biểu mô đáy thì không di căn và ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu các tế bào đó lại xuất phát từ biểu mô hắc tố thì lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ. 

Trong thời gian gần đây, các khối u ác tính đã được chẩn đoán thông qua việc tiến hành chẩn đoán đột biến gen. Nhìn chung, các kết quả xét nghiệm đều đã được ứng dụng trong lâm sàng, mang lại nhiều giá trị trong điều trị các khối u ác tính. 

Tóm tắt:

Các khối u ác tính được tạo thành từ các tế bào ung thư. Ung thư ác tính là tập hợp các tế bào có các đặc điểm sau:

  • Thường phát triển nhanh và mất kiểm soát hơn các khối u lành tính
  • Có khả năng lan rộng khiến các mô lân cận cũng bị hư hại
  • Có thể dựa vào các bộ phận cơ quan khác của cơ thể mà theo đường máu hoặc qua hệ thống bạch huyết để hình thành các khối u thứ cấp, dẫn đến tình trạng ung thư di căn

Đối với u lành tính

Khác với u ác tính, nhiều loại u lành tính có thể tồn tại trong cơ thể con người mà không gây ra tổn hại gì về sức khỏe. Có thể kể đến một vài loại u lành như: nốt ruồi, u tuyến giáp địa phương, u nang buồng trứng, …

U lành có thời gian phát triển khá chậm, tuy nhiên số lượng tế bào tạo thành khối u là tăng dần, dù nhiều hay ít thì cũng gây nên “hiệu ứng khối”, nhất là các u tồn tại trong một “khuôn bọc” như: u nang gan, u máu trong não, u màng não tủy lành tính, …

Lâu dần sẽ gây nên sự chèn ép đến các mô và cơ quan khác trong cơ thể, nhất là đối với các dây thần kinh, mạch máu từ đó gây đau hoặc tổn thương thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử các tổ chức, cơ quan ở phía ngoại vi.

Ngoài ra, các khối u lành của các tuyến nội tiết còn có thể gây hạ đường huyết ác tính, gây chảy máu não dễ gây tử vong, gây loét dạ dày đa ổ, chảy nhiều máu. Hay như u tuyến yên lành ở trẻ còn có nguy cơ gây nên hội chứng “người khổng lồ”, hội chứng đầu to ở người lớn, … Vì vậy, dù là u lành nhưng cũng cần thăm khám sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả. 

Nhìn chung, tuỳ vào tình trạng u lành mà sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, chủ yếu là phẫu thuật. Thực hiện phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u gây chèn ép hoặc để đảm bảo thẩm mỹ như u mỡ ở vùng đầu, mặt, cổ.

Tóm tắt: Kích thước của các khối u lành tính thường phát triển chậm hơn và cũng không xâm lấn sang các mô xung quanh trong cơ thể. U lành tính thường ổn định theo thời gian và có thể tồn tại trong cơ nhiều năm mà không gây hại gì. Ngoài ra, các khối u lành có lớp bao bọc là các tế bào bình thường và khỏe mạnh.

Bảng so sánh 

Như vậy, u lành tính và u ác tính có những điểm khác biệt nhau về nhiều mặt, có thể tổng hợp qua bảng sau: 

Đặc tính U lành tính U ác tính
Sự phát triển Chậm, chèn ép Nhanh, xâm lấn
Di căn Không
Hiệu quả điều trị Khỏi hoàn toàn Khó, dễ tái phát
Đặc điểm đại thể

Bề mặt ngoài

Vỏ bọc

Ranh giới

Di động

Hoại tử

Chảy máu

 

Nhẵn

Không

Không

 

Không đều

Không

Không

Không

Đặc điểm vi thể

Cấu trúc

Tế bào

Nhân

Giống tổ chức gốcBiệt hóa cao

Kích thước và hình dạng bình thường

Không giống tổ chức gốcKém biệt hóa

Đa hình thái

Như vậy, u lành tính và u ác tính có những đặc điểm giống và khác nhau nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt chính xác được hai dạng u này. Vì vậy, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị và tư vấn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về u lành tính và u ác tính. CHEK Genomics hy vọng qua đây, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong phân biệt hai loại u lành và u ác . Cảm ơn các bạn đã đọc bài.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x