Ngày nay, việc sử dụng thuốc hóa trị và thuốc điều trị đích trong quá trình điều trị ung thư không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, việc nắm rõ kiến thức cơ bản về khái niệm, cách thức hoạt động hay tác dụng phụ của thuốc trong và sau khi điều trị không phải ai cũng biết. Hãy cùng CHEK Genomics tìm hiểu sâu hơn về thuốc hóa trị và thuốc điều trị đích trong bài viết này.
Tổng quan về thuốc điều trị đích
Thuốc hóa trị và thuốc điều trị đích đều là liệu pháp dùng thuốc tấn công thẳng vào tế bào trong quá trình điều trị ung thư. Thuốc điều trị đích được xem là an toàn hơn liệu pháp hóa trị. Thuốc điều trị đích tác động trực tiếp tới tế bào, gen, các protein chuyên biệt hoặc vùng môi trường sống để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Do vậy, thuốc điều trị đích thường gây ảnh hưởng xấu và có tác dụng phụ sau điều trị ung thư lên các vùng nang lông, tóc, móng, da của bệnh nhân. Điều đặc biệt của thuốc điều trị đích đó là tấn công trực diện vào gen bị hỏng chứ không tác động lên các tế bào khỏe mạnh như hóa chất truyền thống.
Thuốc điều trị đích gồm 2 loại: Thuốc phân tử nhỏ và kháng thể đơn dòng[1], chúng có tên gọi khác bởi tên gọi và đích tế bào mà chúng hướng đến.
- Thuốc điều trị đích phân tử nhỏ dễ dàng được tế bào ung thư hấp thụ, chúng không làm ảnh hưởng tới các tế bào bình thường và thường được dùng qua đường uống.
- Thuốc điều trị đích kháng thể đơn dòng lại là những protein gắn với đích đặc hiệu của tế bào ung thư. Thuốc này sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch vào cơ thể.
Hiện nay, có một số cơ chế hoạt động của thuốc điều trị đích trong điều trị ung thư được sử dụng phù hợp với nhiều bệnh ung thư khác nhau như:
- Tác động thụ thể hormon: đây là liệu pháp ức chế tế bào ung thư liên quan đến hormon của cơ thể, thường được điều trị trong ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến
- Ức chế phân tử tham gia vào quá trình truyền tín hiệu làm tăng sinh và phát triển tế bào ung thư.
- Điều khiển biểu hiện gen làm giảm chức năng protein đóng vai trò kiểm soát gen của cơ thể.
- Thúc đẩy chu trình “chết theo chương trình”: Đây là một phương thức tự nhiên, cơ thể loại bỏ các tế bào không cần thiết hoặc tế bào bất thường ra khỏi cơ thể, trong khi tế bào ung thư luôn lẩn tránh điều này
- Ức chế tăng sinh mạch: ngăn chặn sự phát triển các mạch nuôi khối u.
- Gây độc tế bào ung thư: Kháng thể đơn dòng gắn với dược chất phóng xạ hoặc hóa chất tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư.
Thuốc hóa trị trong ung thư là gì?
Giống như thuốc điều trị đích, việc sử dụng thuốc hóa trị trong ung thư cũng là một liệu pháp điều trị phổ biến.
Thuốc hóa trị gây độc trực tiếp tới thế bào ung thư nhằm tiêu diệt chúng hoặc ngăn chặn sự phát triển sang các tế bào mới. Đây cũng được coi là liệu pháp điều trị chuẩn và mang tính chất toàn thân trong phác đồ điều trị ung thư. Để đạt được hiệu quả cao, liệu pháp thuốc hóa trị cần được kết hợp với các liệu pháp khác như phẫu thuật, xạ trị,…
Sử dụng thuốc hóa trị trong ung thư cũng cần phụ thuộc vào từng giai đoạn và từng trường hợp khác nhau vì không phải giai đoạn nào cũng đáp ứng được tác dụng của thuốc.
Nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc hóa trị trong ung thư đó là:
- Lựa chọn thuốc thích hợp.
- Lựa chọn liều và liệu trình điều trị phù hợp.
- Lựa chọn phác đồ phối hợp thuốc thích hợp.
- Các hóa chất không có tác dụng đặc hiệu riêng cho từng loại ung thư. Dùng thuốc liều cao, ít tác dụng phụ, cơ thể chấp nhận được.
- Phối hợp với thuốc khác (đa hóa trị liệu) để nâng cao hiệu quả điều trị, tránh kháng thuốc
- Điều trị hóa chất thường xảy ra nhiều tác dụng phụ, tất cả các thuốc chống ung thư cần được pha loãng.
- Cần phối hợp các liệu pháp điều trị hỗ trợ, bao gồm: chống nhiễm khuẩn; giải độc gan, thận; chống xuất huyết giảm tiểu cầu; chống giảm bạch cầu, nâng cao chế độ dinh dưỡng.
Sự khác nhau giữa thuốc hóa trị và thuốc điều trị đích
Thuốc hóa trị và thuốc điều trị đích khác nhau về cơ chế hoạt động. Thuốc hóa trị trong ung thư là liệu pháp điều trị mang tính chất toàn thân, tác động và gây độc tế bào ung thư nhưng không tác động đặc hiệu, đặc trị lên các tế bào ung thư mà sử dụng cơ chế làm ức chế và ngăn chặn sự phân chia tế bào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tế bào bình thường bị ảnh hưởng trong quá trình điều trị.
Ưu điểm của thuốc hóa trị trong ung thư:
- Ngăn chặn tế bào ung thư lây lan.
- Làm khối u phát triển chậm đi
- Giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư: đau đớn hoặc tắc nghẽn ở các bộ phận có khối u.
Thuốc điều trị đích thì có tác động trực tiếp tới gen hỏng và các tế bào ung thư đang phát triển. Thuốc điều trị đích nhằm tiêu diệt triệt để gốc tế bào nhưng vẫn đảm bảo “an toàn” cho các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, thuốc điều trị đích trong ung thư cũng có những hạn chế riêng như:
- Các tế bào ung thư trở nên kháng thuốc điều trị đích. Việc kháng điều trị này xảy ra theo 2 cách: Thứ nhất, thuốc đích thay đổi tình trạng đột biến dẫn đến liệu pháp không còn hiệu quả. Thứ hai, chính các tế bào ung thư tìm phương thức mới để làm khối u tiếp tục phát triển không phụ thuộc vào “đích” đã được phát hiện trước đó. Để khắc phục hiện tượng này thì cần phối hợp các liệu pháp đích tác động đến các con đường hình thành và phát triển ung thư khác nhau hoặc phối hợp với hoá chất.
- Chi phí của các thuốc điều trị đích hiện nay còn khá cao. Một số thuốc chưa được bảo hiểm chi trả hoặc chỉ được chi trả một phần.
Tác dụng phụ của liệu pháp hóa trị và liệu pháp điều trị đích
Do cơ chế hoạt động và vùng tế bào ung thư được tác động trực tiếp khác nhau nên tác dụng phụ của liệu pháp hóa trị và liệu pháp điều trị đích cũng khác nhau.
Dưới đây là một số tác dụng phụ của 2 liệu pháp điều trị ung thư này:
Tác dụng phụ của liệu pháp hóa trị
Phương pháp này thường gây ra một loạt tác dụng phụ liên quan đến nhiễm trùng, suy nhược cơ thể hoặc sự thay đổi thành phần máu trong cơ thể người bệnh. Độc tính với tổ chức phân chia nhanh của nhiều hóa chất đã được biết đó là: Tủy xương, và biểu mô đường tiêu hóa
Tác dụng phụ của liệu pháp hóa trị bao gồm: buồn nôn, nôn, rụng tóc sớm (do sự tạm ngừng phát triển của nang lông), nhiễm trùng, chảy máu chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu do giảm tiết các dịch tiêu hóa, gây độc tủy xương, độc với gan và thận, suy tim, xơ hóa phổi..
Tác dụng phụ của liệu pháp điều trị đích trong điều trị ung thư
Mặc dù thuốc điều trị đích chủ yếu tác động đến các tế bào ung thư, ít ảnh hưởng đến tế bào bình thường nhưng vẫn có những tác dụng phụ. Do thuốc điều trị tác động lên các vùng mô và nang lông nên người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến tóc, móng, da, và mắt như:
- Tổn thương về da: đỏ da, khô da, biến đổi móng, mất sắc tố lông tóc, rụng tóc sớm..
- Hình thành cục máu đông và chậm liền vết thương
- Cao huyết áp
- Một số thuốc đích ức chế miễn dịch và ảnh hưởng chức năng sinh sản
- Ngoài ra bệnh nhân còn mắc một số tác dụng phụ như tiêu chảy, viêm gan.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thuốc hóa trị và thuốc điều trị đích được sử dụng trong phác đồ điều trị ung thư. Hi vọng với bài viết này, quý độc giả đã có thêm thông tin về liệu pháp hóa trị và liệu pháp điều trị đích trong ung thư.
Hiện nay, việc tầm soát ung thư cũng được quan tâm nhiều hơn, việc theo dõi sức khỏe thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp quý độc giả yên tâm hơn về sức khỏe của bản thân mình.
Đừng quên theo dõi CHEK để cập nhật thông tin mới nhất hàng ngày nhé!.