Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là một tình trạng được tìm thấy cả ở người trưởng thành. Khi thoát vị rốn xuất hiện sẽ gây ra các khối u phồng lên ở rốn, chúng có thể thay đổi kích thước khi người bệnh hoạt động. Dù là một tình trạng không gây nguy hiểm lớn đến tình mạng và được biết đến là một dị tật bẩm sinh ở trẻ nhưng không nên quá chủ quan với tình trạng diễn biến nặng của trẻ.
Cùng Chek Genomics tìm hiểu về thoát vị rốn của trẻ sơ sinh và những thông tin cơ bản về bệnh này qua bài viết này ngay bây giờ.
Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì?
Thoát vị rốn là một tình trạng xuất hiện ở trẻ em khi sự phát triển ở cơ thành bụng chưa được hoàn thiện, từ đó khiến cho ống dây rốn của trẻ không được bịt kín như bình thường. Trong quá trình phát triển trong bụng mẹ, tại các cơ bụng của trẻ sẽ có một lỗ nhỏ để cho dây rốn có thể đi qua.
Sau khi sinh, các cơ ở bụng của trẻ sẽ đóng kín lại, nhưng đôi khi vì một vài lý do mà sự đóng cơ không diễn ra hoàn toàn làm cho lỗ không được bịt kín. Tình trạng này xuất hiện khiến cho một phần của ruột, mô mỡ hoặc nội tạng của trẻ bị chui vào khe hở ngay dưới da và hình thành lên một khối u lồi ở rốn. Thoát vị rốn có thể tự biến mất trước khi trẻ thôi nôi hoặc có thể kéo dài tới nhiều năm sau đó.
Ở người trưởng thành, họ cũng có thể gặp phải một trong những trường hợp thoát vị rốn do: mắc các bệnh gây áp lực lên ổ bụng như mang thai nhiều lần hoặc tràn dịch ổ bụng,…
Triệu chứng
Đối với trẻ em và người lớn mắc thoát vị rốn, các triệu chứng dễ thấy bao gồm:
- Xuất hiện một khối u mềm nhô lên ở rốn, trong u là một phần nội tạng, ruột hoặc có thể là dịch.
- Khi cười, khóc, ho, đi vệ sinh, nằm co mình.. làm tăng áp lực lên vùng bụng thấy làm khối u phình lên, còn khi nằm thẳng hoặc cảm thấy thoải mái thì khối u có thể xẹp xuống.
- Cảm giác khó chịu ở vùng bụng, trẻ mắc bệnh thường quấy khóc.
- Bụng tròn lên, to hơn bình thường.
- Vùng da tại khối u sưng và đỏ.
- Trẻ có thể bị nôn, sốt, đi ngoài khó khăn hoặc không đi ngoài được.
Nguyên nhân
Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh được hình thành ngay khi trẻ đang được nuôi dưỡng trong bụng mẹ qua dây rốn. Trong thời gian này, dây rốn đi qua cơ bụng của trẻ bằng một lỗ nhỏ, sau khi chào đời chúng sẽ được các bác sĩ hộ sinh cắt đi. Thời gian từ 1-2 tuần sau sinh, cuống rốn của trẻ sẽ teo dần và rụng đi tạo thành rốn khi vết thương lành.
Lỗ ở thành bụng để dây rốn đi qua lúc này sẽ dần được đóng lại tự nhiên cùng với sự lớn lên của trẻ. Nếu như các cơ này không đóng lại hoàn toàn sẽ khiến cho nội tạng hoặc mô mỡ chui vào gây bệnh thoát vị rốn ở trẻ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh do cơ bụng của chúng không được đóng lại hoàn toàn nên đây được coi là một hiện tượng mang tính bẩm sinh. Những trẻ sinh non hoặc sinh ra rất nhỏ và nhẹ lại lại những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguy cơ mắc bệnh không có liên quan đến giới tính của trẻ.
Ở người lớn thì khác, một số trường hợp được coi là khiến cho khả năng mắc bệnh cao hơn bao gồm các trường hợp sau:
- Ở người lớn, phụ nữ có nguy cơ mắc thoát vị rốn cao hơn so với nam giới.
- Những người béo phì là đối tượng hành đầu của bệnh.
- Phụ nữ mang thai nhiều lần hoặc một lần mang nhiều thai nhi.
- Những người đã từng trải qua phẫu thuật dạ dày.
- Những người có xuất hiện nhiều dịch ở trong ổ bụng.
- Những người mắc chứng ho dai dẳng, họ nặng để lâu ngày không chữa trị được.
- Những người thường xuyên phải gồng sức do phải mang vác các vật nặng.
Biến chứng có thể xảy ra
Thoát vị rốn là bệnh không gây hại quá nhiều đến sức khỏe của con người. Nhưng nếu bệnh kéo dài hoặc bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh các biến chứng khó lường xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những biến chứng có thể xảy ra ở trẻ thường ít xảy ra bởi hầu hết các trường hợp bệnh thường không cần phải điều trị, chúng có thể tự khỏi trong khoảng thời gian là từ 1- 2 năm đầu đời. Bệnh này không khiến cho trẻ bị đau đớn mà chỉ đem lại cho chúng cảm giác khó chịu do áp lực ở bụng gây ra.
Tuy nhiên một vài trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến cả tính mạng như: ruột bị kẹt khiến các mô tổn thương, đau đớn. Trong trường hợp ruột bị mắc kẹt hoàn toàn có thể khiến máu không lưu thông làm cho nguồn dinh dưỡng từ đó cũng bị tắc nghẽn. Khi những biến chứng này xảy ra sẽ khiến cho phần ruột bị hoại tử, nhiều trùng và lan ra các cơ quan và các vùng lân cận, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Ở người lớn, có những trường hợp mà người bệnh không tự khỏi bệnh mà cần phải được thăm khám và có sự can thiệp kịp thời của y tế. Bệnh có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu như xuất hiện các biến chứng sau:
- Đau đớn, sưng tấy hoặc đổi màu ở vị trí thoát vị rốn.
- Bụng to tròn và đầy bất thường.
- Người bệnh bị nôn mửa hoặc trong phân lẫn máu.
Cách chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán thoát vị rốn được thực hiện bằng các xét nghiệm hoặc qua khám lâm sàng ở người bệnh. Một số bệnh nhân có thể được các bác sĩ thực hiện kỹ thuật dùng tay để đẩy phần bị thoát vị vào đúng vị trí, giúp họ đánh giá được nguy cơ mắc kẹt ruột.
Bên cạnh đó, chụp X-quang hay siêu âm đều có thể mang lại được sự đánh giá chuẩn xác nhất về vị trí và tình trạng bệnh. Bệnh nhân cũng có thể được thực hiện thêm xét nghiệm máu để kiểm tra được mức độ nhiễm trùng ở phần rốn, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra được phương án điều trị phù hợp, mang lại được hiệu quả điều trị cao nhất.
Phẫu thuật là phương pháp chỉ được chỉ định ở người lớn, khi mà khối thoát vị của người bệnh bị đau hoặc đã phát triển theo chiều hướng xấu. Còn ở trẻ em, phẫu thuật chỉ được thực hiện khi:
- Thoát vị rốn tồn tại và phát triển khi trẻ từ 1 – 2 tuổi.
- Khối thoát vị không trở lại vị trí ban đầu khi trẻ đã được 4 tuổi.
- Trẻ bị ảnh hưởng hoạt động do trong u thoát vị có một phần của ruột.
- Khối thoát vị phát triển và kẹt lại, không đẩy lại vị trí cũ được.
Phẫu thuật thoát vị rốn khá đơn giản, được thực hiện nhanh chóng. Phương pháp điều trị này được thực hiện nhằm mục đích đưa khối thoát vị về đúng vị trí bình thường, giúp ổ bụng trở nên chắc chắn và chống sự tái phát bệnh.
Phương pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh là điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh thừa cân hoặc các bệnh gây áp lực lớn lên thành bụng. Thay đổi chế độ lao động, sinh hoạt đối với những người phải gồng sức lâu và mang các đồ quá nặng.
Kết
Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là căn bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên cha mẹ cần phải giúp trẻ tăng cường bổ sung thức ăn có nhiều chất xơ tránh táo bón làm tăng hiện tượng thoát vị. Hạn chế hoạt động quá mức gây áp lực lớn đến ổ bụng khiến khối u bị phồng lên. Khi phát hiện thấy các biến chứng của bệnh như khối thoát vị to dần, cứng và đau thì hãy cho trẻ đến ngay các cơ quan y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời bố mẹ nhé.
Theo dõi Chek hàng ngày để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe bổ ích hơn nữa bạn nhé.